tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin trong nước đọc nhanh trưa 19-10-2015

  • Cập nhật : 19/10/2015

Đầu tư 2.000 tỷ đồng xây dựng bệnh viện Vinmec Hải Phòng

dau tu 2.000 ty dong xay dung benh vien vinmec hai phong

Đầu tư 2.000 tỷ đồng xây dựng bệnh viện Vinmec Hải Phòng

Ngày 18/10, Tập đoàn Vingroup đã chính thức khởi công bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng tại quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng.
Với tổng vốn đầu tư khoảng 2.000 tỷ đồng cùng 14 chuyên khoa sâu và đội ngũ bác sỹ giỏi, bệnh viện Vinmec Hải Phòng sẽ mang tới cho người dân và du khách một địa chỉ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao.

Vinmec Hải Phòng là bệnh viện thứ 6 trong hệ thống y tế Vinmec trên toàn quốc, sau các bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec tại Hà Nội, Hạ Long, Phú Quốc, Nha Trang và Thành phố Hồ Chí Minh, cùng chuỗi 2 phòng khám đa khoa quốc tế.

Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Hải Phòng có tổng diện tích 40.000m2 được đầu tư bài bản, đồng bộ về cơ sở vật chất, hệ thống máy móc hiện đại.

Bệnh viện có quy mô 400 giường bệnh với khả năng đáp ứng 200.000 lượt khám ngoại trú mỗi năm. Dự kiến trong giai đoạn 1, bệnh viện này sẽ đưa 200 giường vào hoạt động trong năm 2017.

Hà Tĩnh có tân Bí thư Tỉnh ủy 55 tuổi

Ông Lê Đình Sơn, 55 tuổi, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, đã được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2015 -2020.

ong le dinh son duoc bau giu chuc bi thu tinh uy ha tinh. anh: bao ha tinh

Ông Lê Đình Sơn được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh. Ảnh: Báo Hà Tĩnh

Sáng 18-10, Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII nhiệm kỳ 2015 - 2020bước vào ngày làm việc thứ ba với nội dung công bố kết quả bầu cử Hội nghị lần thứ nhất của Ban chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh khóa mới. Ông Hà Văn Thạch thay mặt Đoàn chủ tịch báo cáo kết quả phiên họp thứ nhất BCH Đảng bộ tỉnh khóa XVIII.

Theo đó, BCH Đảng bộ tỉnh đã bầu 15 người vào Ban Thường vụ Tỉnh ủy; bầu ông Lê Đình Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh, giữ chức Bí thư Tỉnh ủy.

Ông Trần Nam Hồng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy khóa XVII, tái đắc cửchức danh Phó Bí thư Tỉnh ủy khóa XVIII.

Hội nghị cũng đã bầu Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020 gồm 11 người, trong đó bà Nguyễn Thị Gái tái đắc cử Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy khóa XVIII nhiệm kỳ 2015 – 2020

Danh sách Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh khóa XVIII nhiệm kỳ 2015 - 2020: 1. Lê Đình Sơn; 2. Trần Nam Hồng; 3 Từ Văn Diên; 4. Hà Văn Thạch; 5. Nguyễn Thị Gái; 6. Đặng Quang Vinh; 7. Phan Cao Thanh; 8. Nguyễn Văn Huyên; 9. Trần Văn Sơn; 10. Lê Văn Sao; 11. Hoàng Trung Dũng; 12. Nguyễn Thị Nữ Y; 13. Đặng Quốc Khánh; 14. Nguyễn Hồng Lĩnh; 15. Dương Tất Thắng.

Ông Lê Đình Sơn sinh năm 1960, quê xã Thạch Long (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh), trình độ kỹ sư nông nghiệp, thạc sĩ khoa học chính trị.

Trước khi trở thành Bí thư Tỉnh ủy, ông Sơn từng kinh qua nhiều chức vụ như Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh, Phó chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh, Phó bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh.


Việt Nam-Campuchia bàn cách đẩy nhanh công tác cắm mốc biên giới

Công tác cắm mốc và quản lý biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Campuchia là một trong những chủ đề được quan tâm tại phiên thảo luận của các quan chức cấp cao hai nước diễn ra hôm nay.
pho thu tuong, bo truong ngoai giao viet nam pham binh minh (trai) ky va trao doi bien ban thoa thuan cua ky hop thu 13 uy ban hon hop viet nam - campuchia ve hop tac kinh te, van hoa, khoa hoc ky thuat, voi pho thu tuong, bo truong ngoai giao va hop tac quoc te campuchia hor namhong. anh: ttxvn

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh (trái) ký và trao đổi biên bản thỏa thuận của kỳ họp thứ 13 Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam - Campuchia về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Campuchia Hor Namhong. Ảnh: TTXVN

Để chuẩn bị cho phiên họp toàn thể của kỳ họp lần thứ 14 Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam - Campuchia về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, nhóm quan chức cấp cao (SOM) hai nước hôm nay tổ chức một phiên thảo luận trước thềm sự kiện. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, trưởng đoàn SOM Việt Nam cùng Quốc Vụ khanh Bộ Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Campuchia Ung Sean, trưởng đoàn SOM Campuchia, đồng chủ trì.

Bên cạnh thảo luận các nội dung liên quan đến việc tăng cường kết nối kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch nhằm phục vụ phát triển kinh tế hai nước, đôi bên cũng bàn bạc các biện pháp nhằm đẩy nhanh công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền, công tác quản lý biên giới và việc đảm bảo các quyền chính đáng của kiều dân hai nước được làm ăn, sinh sống ổn định tại mỗi nước.

Kỳ họp lần thứ 14 Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam - Campuchia về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật do Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Campuchia Hor Namhong đồng chủ trì sẽ diễn ra vào ngày mai tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Vấn đề biên giới hai nước gây chú ý khi một số nghị sĩ đảng đối lập Campuchia là đảng Cứu nguy Dân tộc (CNRP) cuối tháng 6 vừa qua cùng hơn 200 người Campuchia tiến sâu vào khu vực mốc 203 tại tỉnh Long An do Việt Nam quản lý. Khi lực lượng chức năng Việt Nam và người dân địa phương ngăn chặn và giải thích thì các phần tử quá khích tấn công khiến 7 người Việt Nam bị thương.

Một số nghị sĩ CNRP xuyên tạc các tài liệu liên quan đến biên giới Việt Nam - Campuchia đã bị tòa án Campuchia xét xử.

Trong 9 năm qua, Việt Nam và Campuchia đã phân giới được 920 km trong tổng số chiều dài đường biên giới 1.137 km, xác định được 260 vị trí mốc, xây dựng được 305 cột mốc. Hiện nay còn 7 đoạn trên biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia hai nước chưa thống nhất được cách giải quyết. 

Sau khi đối chiếu với bản đồ lưu tại Liên Hợp Quốc, chính phủ hai nước đều khẳng định cơ sở để tiến hành phân giới cắm mốc là phù hợp với luật pháp quốc tế. Mới đây Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã yêu cầu phổ biến rộng rãi bản đồ phân giới của nước này với Việt Nam để người dân Campuchia được biết.


Cần tạo chỗ đứng vững chắc cho hàng Việt ngay trên sân nhà

can tao cho dung vung chac cho hang viet ngay tren san nha

Cần tạo chỗ đứng vững chắc cho hàng Việt ngay trên sân nhà

Thông qua Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam ”, có thể nhận thấy người tiêu dùng đã có chuyển biến rõ rệt trong hành vi tiêu dùng, dành sự quan tâm và ưu tiên lựa chọn hàng hóa sản xuất trong nước. Tuy nhiên, trên thực tế, để hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao, thương hiệu doanh nghiệp trong nước uy tín ăn sâu vào tiềm thức và thói quen mua sắm của người tiêu dùng lại không dễ dàng chút nào. 
Theo bà Lê Việt Nga, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, sau 6 năm triển khai cuộc vận động, có tới 90% người tiêu dùng rất quan tâm đến cuộc vận động và 70% người tiêu dùng ưu tiên trong việc sử dụng. Tuy nhiên, bà Nga cũng thừa nhận, vẫn còn số lượng không nhỏ người tiêu dùng thiếu nhiều thông tin về các hàng Việt Nam có uy tín và các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất ra được các sản phẩm đạt chất lượng quốc gia, chất lượng quốc tế vượt qua rào cản kỹ thuật của các quốc gia khó tính của EU, Mỹ... 

Tại hội chợ, triển lãm Tuần nhận diện hàng Việt Nam, anh Tạ Hoàng Long, ở tại Kim Mã Thượng (Hà Nội) cho biết, thông qua hội chợ, anh đã biết được nhiều hơn thông tin và sản phẩm của doanh nghiệp. Nhưng anh Long cũng lo ngại về việc gặp nhiều khó khăn khi lựa chọn hàng hóa trên thị trường. Bởi những thương hiệu uy tín của Việt Nam hiện cũng bị làm giả, làm nhái, trà trộn hàng kém chất lượng khá nhiều. 

Tuần nhận diện hàng Việt Nam – Tự hào hàng Việt Nam được Bộ Công Thương triển khai mới đây đã gặt hái được nhiều thành công. Đây là kênh quan trọng để kết nối thông tin giữa người tiêu dùng với doanh nghiệp, sản xuất ra hàng hóa, sản phẩm uy tín, chất lượng. Qua đây, người tiêu dùng cũng biết đến Việt Nam có hàng chục doanh nghiệp sản xuất ra hàng hóa có chất lượng toàn cầu; hàng nghìn doanh nghiệp Việt Nam đã nhận được giải thưởng lớn của Nhà nước như thương hiệu quốc gia, chất lượng quốc gia, sản phẩm dịch vụ tiêu biểu. 

Dẫn chứng về vấn đề này, ông Nguyễn Thành Nhân, Phó Tổng giám đốc SaiGon Coop Mart cho hay, thông thường trước cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, có khoảng 200.000 lượt khách/ngày tham gia mua hàng trên hệ thống, nhưng sau cuộc vận động thì năm nay đã có hơn 400.000 lượt khách. 

Ngay từ những ngày đầu tổ chức chương trình người tiêu dùng và hàng hóa chất lượng cao thì lúc đó chỉ có 28 nhà cung cấp tham gia hệ thống Coop Mart. Trước chương trình Tuần nhận diện hàng Việt Nam và thực hiện cuộc vận động thì có 150 nhà cung cấp tham gia nhưng tới tới nay, Coop Mart đã có 600 nhà cung cấp tham gia cùng. Điều đó cho thấy, không chỉ người tiêu dùng, mà cả các doanh nghiệp cũng đã quan tâm hơn tới thương hiệu và hình ảnh hàng Việt trên thị trường. 

“Nhà bán lẻ là cầu nối giữa doanh nghiệp sản xuất với người tiêu dùng. Một sản phẩm có thương hiệu, chất lượng được đưa vào chuỗi cửa hàng bán lẻ, siêu thị trước hết sẽ giúp người tiêu dùng nhận biết và tin tưởng khi sử dụng, đưa hàng Việt đến tay người tiêu dùng tốt nhất. Ngược lại, sản phẩm tốt sẽ giúp thương hiệu, hình ảnh của doanh nghiệp được nâng cao, chiếm được lòng tin của người tiêu dùng,” ông Nhân nói. 

Nhiều doanh nghiệp và các chuyên gia cho hay, xây dựng thị phần và thương hiệu phải xuất phát tại quốc gia làm ra sản phẩm. Trong đó đòi hỏi thị phần của thương hiệu đó; xây dựng thương hiệu, nhận thức của người tiêu dùng, ưu tiên sử dụng hàng hóa đó; sau đó là xây dựng được tâm phần trong người tiêu dùng, để khi người tiêu dùng có nhu cầu sử dụng sản phẩm là nghĩ đến dùng hàng trong nước. 

Theo ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam , để hàng Việt có thể ăn sâu vào tiềm thức và hành vi mua sắm của người tiêu dùng là vấn đề hết sức khó khăn. Doanh nghiệp Việt muốn xây dựng được thương hiệu thì trước hết phải xây dựng thương hiệu sản phẩm trên đất Việt Nam và có người Việt Nam ủng hộ. Qua 6 năm thực hiện cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" , các doanh nghiệp ngành may mặc đã có bước tiến quan trọng trong việc thay đổi nhận thức của người tiêu dùng về hàng Việt. 

Ông Lê Tiến Trường cũng cho rằng, khó khăn nhất hiện nay, để hàng hóa đến với người tiêu dùng và chiếm lĩnh lòng tin của người tiêu dùng, mấu chốt phải giải quyết được hàng giả, hàng nhái và sự cạnh tranh không bình đẳng. 

Trong hội nhập, hàng hóa sẽ có nhiều nguồn hàng cạnh tranh, áp lực khiến các doanh nghiệp phải có sản phẩm thực sự tốt, chất lượng và giá cả hợp lý. Nhưng đó là trách nhiệm của doanh nghiệp. Điều doanh nghiệp mong muốn là các sản phẩm trên thị trường phải được cạnh tranh bình đẳng, loại bỏ hàng lậu, trốn thuế... để không làm ảnh hưởng đến niềm tin người tiêu dùng và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, hệ thống chính sách phải tạo ra sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong - ngoài trong nước. 
 
Về vấn đề này, bà Lê Việt Nga cho biết, Bộ Công Thương đã tổ chức và mời nhiều nhà phân phối như Sài gon Coop Mart, Fivi Mart, Big C, Lotte Mart, Aeon... để tạo cầu kết nối cung ứng hàng hóa. Qua theo dõi, những đơn vị bán hàng Việt đều phát triển tốt. Chẳng hạn như Công ty Saigon Co.op, vươn lên là 1 trong 200 nhà bán lẻ hàng đầu của châu Á Thái Bình Dương. Đây là những việc mà Bộ có thể hỗ trợ các nhà bán lẻ và doanh nghiệp sản xuất đưa hàng đến người tiêu dùng tốt nhất, để cả 3 bên cùng có lợi: Đơn vị bán hàng, nhà sản xuất và người tiêu dùng. 

Ngoài ra, để đảm bảo sản xuất kinh doanh và cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương đã phối hợp với các đơn vị quản lý cạnh tranh, quản lý thị trường... tích cực triển khai các biện pháp phòng vệ thương mại, chống hàng giả, hàng nhái, trên thị trường. 

Với các giải pháp mạnh mẽ từ Bộ trong thời gian tới, các doanh nghiệp làm ăn chân chính sẽ tạo được chỗ đứng ngay trên sân nhà và người tiêu dùng Việt Nam cũng được đón nhận những sản phẩm chất lượng cao, uy tín.

Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni sắp sang thăm Việt Nam

quoc vuong campuchia norodom sihamoni sap sang tham viet nam

Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni sắp sang thăm Việt Nam

Tân hoa xã đưa tin, theo thông điệp hoàng gia của Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đưa ra ngày 18/10, Quốc vương sẽ thực hiện chuyến thăm Việt Nam trong thời gian 4 ngày, bắt đầu từ 19/10 tới.
Quốc vương Norodom Sihamoni cho biết chuyến thăm sắp tới được thực hiện theo lời mời của Chính phủ Việt Nam. Trong khuôn khổ chuyến thăm này, Quốc vương sẽ thăm các thành phố Huế và Đà Lạt.

Trong thời gian Quốc vương sang thăm Việt Nam, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Say Chhum sẽ tạm thời thay ông đảm nhiệm cương vị là người đứng đầu nhà nước.

Chuyến thăm Việt Nam gần đây nhất của Quốc vương Norodom Sihamoni là vào tháng 9/2012.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục