tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh 28-08-2016

  • Cập nhật : 28/08/2016

Việt Nam thành 'vùng trũng' tiêu thụ hàng hoá Đông Nam Á

Việc Thái Lan trở thành quán quân xuất khẩu ôtô vào Việt Nam, dù thuế nhập khẩu phải đến năm 2018 mới về 0% chỉ là một trong nhiều ví dụ cho thấy nguy cơ hàng hóa Việt có thể thua trên sân nhà khi gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN.

Nguy cơ nêu trên được Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh khi làm việc với Ban chỉ đạo liên ngành Hội nhập quốc tế về kinh tế cuối tuần này. Cụ thể trong lĩnh vực ôtô, thuế chưa giảm về 0% theo cam kết gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), nhưng Thái Lan đã trở thành nhà xuất khẩu lớn nhất vào Việt Nam.Trước đó, số liệu được cập nhật tới tháng 7/2016 từ phía Tổng cục Thống kê cho thấy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước ASEAN là 22,8 tỷ USD, giảm 8,3% so với cùng kỳ năm trước. Riêngxuất khẩu sang các nước đạt gần 9,6 tỷ USD, giảm 12,3%, trong khi nhập khẩu từ ASEAN vào Việt Nam hơn 13,2 tỷ USD, giảm 5,1%.

pho thu tuong vuong dinh hue lo lang truoc viec doanh nghiep, hang hoa viet yeu the trong aec.

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ lo lắng trước việc doanh nghiệp, hàng hóa Việt yếu thế trong AEC.

“AEC là thỏa thuận về một thị trường thống nhất, nhưng mới 7 tháng gia nhập, Việt Nam đang trở thành vùng trũng tiêu thụ hàng hoá của khu vực. Thái Lan đã kịp soán ngôi Trung Quốc, Hàn Quốc là nhà xuất khẩu ôtô nhiều nhất vào Việt Nam. Ấn Độ đang là đối thủ tiềm năng”, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nói.

Số liệu của cơ quan quản lý cho thấy trong số 3,6 tỷ USD thâm hụt thương mại nội khối ASEAN của Việt Nam thì nhập siêu lớn nhất là từ Malaysia, Singapore và Thái Lan. Việt Nam chỉ thặng dư với Lào, Campuchia, Myanmar khoảng vài chục triệu USD.

Phó thủ tướng đặt câu hỏi hướng về phía thành viên Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế: “Liệu rủi ro này có tiếp tục kéo dài hay không. Việt Nam phải làm gì để ứng phó với tình hình này để không trở thành vùng trũng tiêu thụ hàng hoá từ các nước ASEAN?”. Ông cũngyêu cầu các thành viên Ban chỉ đạo tập trung nghiên cứu, phân tích rủi ro và lên phương án ứng phó, tránh rủi ro kéo dài.

Trước đó, đánh giá về tác động của các hiệp định thương mại tự do (FTA), Thứ trưởng Công Thương - Trần Quốc Khánh cho biết các thị trường ASEAN hay ASEAN+ không mang lại lợi ích rõ rệt cho Việt Nam vì phần lớn các đối tác có cơ cấu kinh tế trùng lặp, cạnh tranh với Việt Nam.

Trong khi đó, dù đã có nhiều Hiệp định thương mại được ký kết nhưng khả năng nắm bắt cơ hội của doanh nghiệp trong nước chưa rõ ràng. Lâu nay doanh nghiệp vẫn quen với tập quán làm ăn “ngồi nhà chờ đối tác tới mua hàng”, không quan tâm tới việc cắt giảm, ưu đãi thuế ở thị trường nước ngoài do phó mặc cho thương nhân làm trung gian. Ngược lại, trong khi doanh nghiệp nội vẫn “lơ ngơ” với các cơ hội mà FTA mở ra thì khối doanh nghiệp FDI đã tận dụng rất tốt.

“Doanh nghiệp nội vẫn quen nhờ “quan hệ để có hợp đồng” nên ít tiến ra thị trường nước ngoài tìm kiếm đối tác. Vì thế, khả năng nắm bắt, tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại đem lại không rõ rệt”, Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ về thương mại quốc tế thẳng thắn.

Thứ trưởng Bộ Công Thương cũng cho rằng Chính phủ cần khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mạnh, làm ăn bài bản đầu tư ra nước ngoài như các doanh nghiệp Vinamilk, TH True Milk, Minh Phú, Vĩnh Hoàn…

Góp thêm ý kiến, ông Nguyễn Thế Phương - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho rằng phải chú trọng năng lực cạnh tranh từng sản phẩm, từng ngành nghề thì Việt Nam mới đủ sức tham gia cuộc chơi hội nhập. "Không nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm thì chúng ta sẽ thua ngay trên sân chơi ASEAN, chưa nói khi Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương - TPP có hiệu lực", Thứ trưởng Phương bày tỏ.

Ngoài ra, theo ông Trần Quốc Khánh, trong tương lai, nếu có đàm phán thêm các hiệp định tự do thương mại thì phải lấy lợi ích quốc gia, dân tộc làm mục tiêu cao nhất để đàm phán và nguyên tắc là Việt Nam cần được “ứng xử” đặc biệt trong thực thi hiệp định vì là nước kém phát triển; lựa chọn các thị trường có cơ cấu kinh tế bổ sung cho ta.

Thực tế, một số thị trường đã ký kết như Nhật, Hàn Quốc có cơ cấu kinh tế bổ sung cho Việt Nam đã góp phần cân bằng lại hoặc thu hẹp cán cân thương mại với các quốc gia này.(Vnexpress)


Hàng trăm người Trung Quốc làm việc “chui” tại nhà máy giấy

Hàng trăm lao động Trung Quốc đến làm việc tại Nhà máy giấy Lee & Man (KCN Sông Hậu, H Châu Thành, Hậu Giang) nhưng không hề xin phép cơ quan chức năng.
Ngày 26-8, lãnh đạo Ban quản lý các khu công nghiệp (BQLKCN) tỉnh Hậu Giang cho biết, qua kiểm tra, đơn vị này đã phát hiện hàng trăm lao động Trung Quốc đến làm việc tại Nhà máy giấy Lee & Man (KCN Sông Hậu, H Châu Thành, Hậu Giang) nhưng không hề xin phép cơ quan chức năng.

Cụ thể, chủ đầu tư sử dụng 168 lao động nước ngoài, chủ yếu là người Trung Quốc, nhưng chỉ có 98 người có xin phép cơ quan chức năng địa phương.

Có 14 nhà thầu làm việc tại dự án nhà máy giấy Lee & Man thuê 210 lao động (hầu hết là người Trung Quốc), nhưng chỉ có 3 người được cấp phép lao động, còn 207 người là lao động “chui”.

Một lãnh đạo của BQLKHC Hậu Giang cho biết, những người này dùng hộ chiếu phổ thông vào Việt Nam với lý do đi du lịch hoặc thăm thân… họ thuê nhà ở khắp nơi ở Hậu Giang, Cần Thơ và vào công trình Nhà máy giấy Lee & Man làm việc trong thời gian ngắn ngày.

Theo quy định, các đối tượng này phải đến cơ quan chức năng địa phương đăng ký lao động. Nhưng họ đã phớt lờ thủ tục này. “Chúng tôi đã nhiều lần nhắc nhở, nhưng họ phớt lờ. BQLKCN chỉ có chức năng cấp phép, chứ không có chức năng thanh tra, kiểm tra hay xử lý những lao động nước ngoài làm việc không phép”, ông Nguyễn Ngọc Điện, phó trưởng BQLKCN Hậu Giang nói.

Tuy nhiên, theo lãnh đạo phòng Lao động- thương binh và xã hội (Sở Lao động- thương binh và xã hội tỉnh Hậu Giang) cho biết, UBND tỉnh và sở này có văn bản ủy quyền cho Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh Hậu Giang thực hiện theo thông tư 32 của Bộ Lao động- thương binh và xã hội.

Phóng viên Tuổi Trẻliên hệ với UBND tỉnh Hậu Giang để hỏi về hướng xử lý các lao động không phép tại Nhà máy giấy Lee & Man, người phát ngôn của UBND tỉnh Hậu Giang cho biết vụ việc này lãnh đạo tỉnh đã biết. Nhưng ông này nói “chưa được phép trả lời”.(Tuoitre.vn)


Thu hồi dự án du lịch ngàn tỉ "giậm chân tại chỗ"

Một dự án du lịch ngàn tỉ vừa bị UBND tỉnh Quảng Bình ra quyết định thu hồi khi "giậm chân tại chỗ" suốt 8 năm.
suoi nuoc nong tu nhien bang voi nhiet do 105 do c sau nhieu nam bi cong ty tnhh tap doan dong duong bo hoang nay da thanh suoi hoang - anh: quoc nam

Suối nước nóng tự nhiên Bang với nhiệt độ 105 độ C sau nhiều năm bị Công ty TNHH Tập đoàn Đông Dương bỏ hoang nay đã thành suối hoang - ảnh: QUỐC NAM

Ngày 26-8, thông tin từ UBND tỉnh Quảng Bình cho biếtcơ quan này đã chính thức ra quyết định thu hồi dự án khu du lịch nghỉ dưỡng suối nước khoáng nóng Bang,xã Kim Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình.Lý do thu hồi là bởi nhà đầu tư đã chậm tiến độ thi công dự án quá nhiều năm.

Theo quyết định này, Công ty TNHH Tập đoàn Đông Dương (có trụ sở tại Tp Hồ Chí Minh - là chủ đầu tư dự án) có trách nhiệm bàn giao bản gốc các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất trên thực địa cho các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình trước ngày 30-9. Tổng diện tích đất của dự án bị thu hồi là hơn 22ha.

Trước đó, vào năm 2008, công ty này được UBND tỉnh Quảng Bình chấp thuận cho đầu tư dự án khu du lịch nghỉ dưỡng suối nước khoáng nóng Bang với vốn đầu tư giai đoạn 1 là 200 tỉ đồng. Tổng vốn đầu tư cả dự án là gần 1000 tỉ đồng.

UBND tỉnh Quảng Bình cũng cấp 22ha đất tại khu vực suối nước nóng Bang để công ty này thực hiện dự án. Thời điểm đó, phía công ty cam kết sẽ xây dựng suối nước nóng Bang thành một khu nghỉ dưỡng hiện đại với nhiều hạng mục khách sạn, khu vui chơi, khu spa…

Tuy nhiên, sau khi được cấp phép đầu tư, công ty này chỉ chỉ mới thực hiện được một số hạng mục nhỏ lẻ và “giậm chân tại chỗ” từ đó đến nay. Hiện khu vực suối Bang đã bị công ty này phá hỏng nhiều cảnh quan tự nhiên và gây ô nhiễm môi trường.

Tỉnh Quảng Bình đã nhiều lần cảnh báo thu hồi nhưng phía công ty không có hướng khắc phục.


Hà Nội lọt nhóm 20 thành phố hấp dẫn toàn cầu về gia công phần mềm

Ngành công nghiệp công nghệ thông tin Hà Nội đã và đang từng bước tạo lập được thương hiệu trên bản đồ công nghệ thông tin thế giới với vị trí trong nhóm 20 thành phố hấp dẫn toàn cầu về gia công phần mềm.
Ngày 26/8, tại Lễ kỉ niệm 71 năm ngày truyền thống ngành Thông tin và Truyền thông (28/8/1945 – 28/8/2016), Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Phan Lan Tú cho biết như vậy và khẳng định Hà Nội tiếp tục phấn đấu vào tốp 10 thành phố hấp dẫn toàn cầu về gia công phần mềm.

 


Giai đoạn 2016 - 2020, những mục tiêu quan trọng mà ngành công nghệ thông tin thành phố hướng tới là tập trung vào phát triển công nghiệp phần mềm, dịch vụ công nghệ thông tin, Hà Nội cũng tăng cường hơn nữa việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Từ đầu năm 2016 đến nay, Hà Nội đã triển khai phần mềm trực tuyến tuyển sinh đầu cấp phục vụ cho 600.000 học sinh và 1997 trường học trên địa bàn; hoàn thành và khai trương hệ thống dịch vụ công mức độ 3 lĩnh vực tư pháp cấp phường tại 168 phường thuộc 12 quận và đang tiếp tục triển khai tại các xã thuộc 18, huyện trên địa bàn thành phố.

Ngoài ra, nhiều lĩnh vực phục vụ cho công tác quản lý nhà nước, phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô cũng được đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin như quản lý người có công, hộ nghèo, cận nghèo, người nghiện ma túy... kết nối với cơ sở dữ liệu dân cư; quản lý doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể; quản lý cấp phép đầu tư trên hệ thống mạng và khai thác cơ sở dữ liệu dân cư...

Theo báo cáo về kết quả xếp hạng chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng Công nghệ thông tin - Truyền thông (Vietnam ICT Index) được Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Tin học Việt Nam công bố, năm 2015 Hà Nội duy trì vị trí thứ 3 trong 63 tỉnh thành trên cả nước. Từ năm 2011 đến nay, ngành công nghiệp công nghệ thông tin Hà Nội tiếp tục tăng trưởng, chiếm khoảng 19% tổng doanh thu công nghiệp công nghệ thông tin cả nước, đóng góp vào tăng trưởng GDP của Thủ đô và đất nước.(TTXVN)

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục