tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh sáng 04-08-2016

  • Cập nhật : 04/08/2016

Petrolimex “phản pháo” kết luận thanh tra

Trong văn bản vừa gửi tới Thanh tra Chính phủ liên quan kết luận thanh tra về Tập đoàn Xăng dầu VN (Petrolimex), tập đoàn này đã đưa ra 10 điểm “chưa hợp lý”.

Đồng thời đề nghị Thanh tra Chính phủ phải đưa ra chỉ dẫn pháp lý dẫn đến kết luận thanh tra “bất lợi” cho tập đoàn này.

Chẳng hạn, Petrolimex cho rằng việc tập đoàn này tự quyết giá bán lẻ cho vùng 2 (vùng sâu, vùng xa) là đúng quy định, nên “hoàn toàn không thống nhất” với yêu cầu hạch toán tăng doanh thu trên 2.790 tỉ đồng của Thanh tra Chính phủ.

Theo Petrolimex, giám đốc các công ty xăng dầu thành viên tập đoàn này được tự quyết giá dựa trên chi phí vận chuyển thực tế và cả “điều kiện thị trường, nhưng không quá 2% giá bán vùng 1 (các khu vực bình thường khác).

Do đó, Petrolimex đề nghị Thanh tra Chính phủ không giả định mà phải đảm bảo chính xác tuyệt đối.

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, Petrolimex đã hạch toán hao hụt theo định mức và tính luôn vào giá vốn tại công ty mẹ mà không hạch toán trên hao hụt thực tế, tạo khoản chênh lệch lên hơn 310 tỉ đồng giữa hao hụt được tính vào chi phí và hao hụt thực tế. Điều này cũng tạo thu nhập bất hợp lý cho các doanh nghiệp thành viên.

Tuy nhiên, theo Petrolimex, việc khoán hao hụt xăng dầu để gắn hiệu quả quản lý hao hụt với kết quả kinh doanh của công ty thành viên, một cách... nâng cao hiệu quả kinh doanh xăng dầu, gắn trách nhiệm và quyền của các công ty có kho xăng dầu. Bởi theo Petrolimex, nếu tính hao hụt theo thực tế sẽ giảm động lực quản lý tại các đơn vị.

Đối với việc cho đơn vị thành viên vay dài hạn 646 tỉ để đầu tư như kết luận tại kết quả thanh tra, Petrolimex cho rằng không có quy định nào cấm tập đoàn này dùng vốn kinh doanh để đầu tư vào DN khác hoặc tài trợ vốn cho đơn vị thành viên do Petrolimex sở hữu 100% vốn điều lệ.

“Trong chế độ tài chính hiện hành, DN được quyền huy động tất cả các nguồn vốn để phục vụ mục đích kinh doanh, phát triển DN mà không phụ thuộc vào nguồn vốn đó là dài hạn hay ngắn hạn”, Petrolimex khẳng định.

Petrolimex cũng không đồng tình với kết luận thanh tra cho rằng một số khoản đầu tư tại công ty mẹ hiệu quả còn thấp. Dẫn trường hợp đầu tư 178 tỉ vào Công ty CP Nhiên liệu bay, tập đoàn này cho rằng việc thanh tra tại thời điểm công ty này vừa thành lập, nhưng sau đó kết quả kinh doanh tốt, chẳng hạn công ty lãi 196 tỉ đồng trong năm 2015.

Với khoản đầu tư vào Công ty CP Thương mại Tuyên Quang, tập đoàn này cho rằng đây là khoản đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu xăng dầu cho vùng miền núi, có ý nghĩa chính trị xã hội và an sinh chứ không thuần túy là vấn đề kinh tế!

Cũng theo kết luận thanh tra, lượng xăng dầu xuất bán của một số đơn vị thành viên Petrolimex tăng từ 2-7 lần trước những đợt tăng giá và “đây là dấu hiệu sơ hở trong quản lý, dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng nhưng tập đoàn chưa có biện pháp quản lý, khắc phục”.

Tuy nhiên, theo Petrolimex, nhiều khách hàng không lấy hóa đơn ngay thời điểm mua, nên thời điểm trước tăng giá, các đơn vị thường phải đối chiếu để làm hóa đơn cho khách.

Ngoài ra, Petrolimex cũng đổ lỗi rằng các tổng đại lý và đại lý thường tranh thủ nhập hàng trước mỗi khi có thông tin tăng giá, đồng thời tập đoàn này cũng gặp khó vì không có cơ sở từ chối khách hàng…(Tuoitre)

Petrolimex còn trên 81.000m2 đất chưa sử dụng

Liên quan đến việc cho thuê và góp vốn hợp tác 
kinh doanh tới trên 49.000m2 đất, Petrolimex cho rằng việc lấy đất được giao để góp vốn và cho thuê lại cũng nhằm khai thác tối đa mặt bằng hiện có, giảm chi phí...

Trong khi đó, với hơn 81.000m2 đất chưa đưa vào sử dụng, Petrolimex cho rằng các công ty thành viên phải chuẩn bị trước quỹ đất để phát triển mới cửa hàng bán lẻ xăng dầu, chưa kể một số đơn vị thành viên tạm dừng các dự án đầu tư văn phòng, trụ sở... theo nghị quyết về “kiềm chế lạm phát”.

Tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2016

Báo cáo về tình hình kinh tế xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định.

Chiều 2/8, trước thềm cuộc Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7/2016, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có báo cáo thông báo về tình hình kinh tế xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2016.

Về phát triển các ngành lĩnh vực

Sản xuất nông nghiệp trong tháng tập trung chủ yếu vào gieo trồng lúa mùa, chăm sóc lúa hè thu và hoa màu. Do ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng kéo dài, thiếu nước tưới ở các tỉnh phía Nam nên diện tích lúa mùa cả nước năm nay chỉ bằng 91,5% cùng kỳ năm trước; diện tích lúa hè thu ước tăng 0,1%, diện tích lúa thu đông vùng đồng bằng sông Cửu Long tăng 10,4%. Chăn nuôi gia súc, gia cầm trong kỳ không biến động nhiều. Sản lượng thủy sản 7 tháng đầu năm ước tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước. Diện tích rừng bị thiệt hại trong tháng giảm 68,4% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số sản xuất công nghiệp 7 tháng đầu năm tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Trừ ngành khai khoáng giảm, chỉ số sản xuất công nghiệp các ngành công nghiệp còn lại đều tương đương hoặc tăng so với cùng kỳ năm trước.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 7 tháng tăng 9,4%. Khách quốc tế đến nước ta ước đạt 5,55 triệu lượt khách, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ giảm 9,4%).

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 tăng 0,13% so với tháng trước, tăng 2,48% so với tháng 12/2015 và tăng 2,39% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân 7 tháng tăng 1,82%.

Xuất nhập khẩu: Tổng kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm ước đạt 96,83 tỷ USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ; tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 95,03 tỷ USD, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm trước; xuất siêu gần 1,8 tỷ USD, bằng 1,86% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Về tiền tệ, tín dụng, thị trường cổ phiếu và trái phiếu: Đến ngày 20/7/2016, tổng phương tiện thanh toán tăng 9,84% so với tháng 12/2015, huy động vốn tăng 10,17%, tín dụng đối với nền kinh tế ước tăng 8,02%.

Về thu chi ngân sách nhà nước: Tổng thu NSNN đến 15/7/2016 đạt khoảng 500,8 nghìn tỷ đồng, bằng 49,4% dự toán. Tổng chi NSNN đến ngày 15/7/2016 ước đạt 47,6% dự toán.

Về đầu tư phát triển: Tổng vốn FDI thực hiện 7 tháng ước đạt 8,55 tỷ USD, tăng 15,5%, gần gấp đôi mức tăng 8% của cùng kỳ năm trước. Tổng vốn FDI đăng ký ước đạt 12,94 tỷ USD, tăng 46,9% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ giảm 7,6%). Vốn ODA và vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài giải ngân trong 7 tháng đầu năm ước đạt khoảng 2,3 tỷ USD.

Về lao động, việc làm: trong 7 tháng đầu năm, ước tạo việc làm cho khoảng 843.000 lao động trong nước, đạt 56,2% so với kế hoạch và giảm 2,2% so với cùng kỳ năm 2015. Tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 65.776 lao động đạt 65,78% kế hoạch và bằng 95,99% cùng kỳ năm ngoái. Các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp tiếp tục được triển khai.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định. Hầu hết các ngành công nghiệp đều đạt mức tăng trưởng khá, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến chế tạo vẫn đạt mức tăng trưởng tương đương cùng kỳ năm trước. Lạm phát được kiểm soát ở mức thấp. Thanh khoản của hệ thong ngân hàng dồi dào, mặt bằng lãi suất tiếp tục duy trì được sự ổn định; lãi suất cho vay có xu hướng giảm, tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại hối tăng. Thị trường chứng khoán có sự chuyển biến tích cực. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng cao...

Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng chỉ ra rằng, tình hình kinh tế - xã hội trong 7 tháng đầu năm còn nhiều khó khăn, thách thức. Sản xuất nông nghiệp còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng bởi thiên tai. Tiến độ thu NSNN thấp hơn so với cùng kỳ. Xuất khẩu chưa có nhiều cải thiện. Tiêu dùng trong nước thấp hơn cùng kỳ năm frước. Quản lý đầu tư, khai thác, thu phí của các dự án BOT còn chưa hợp lý. Buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng chưa được xử lý triệt để. Quản lý các công ty lữ hành và hướng dẫn viên du lịch còn nhiều bất cập. Công tác phòng cháy, chữa cháy ở khu dân cư và nhiều doanh nghiệp sản xuất còn bị coi nhẹ. Công tác nắm tình hình, phát hiện, xử lỷ vi phạm về môi trường chưa kịp thời. An ninh thông tin mạng còn chưa được kiểm soát chặt chẽ. Đời sống nhân dân ở các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng bị thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn, vừng bị ô nhiêm môi trường, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn.(BĐT)

Hàng loạt thỏa thuận được ký kết giữa Việt Nam - Lào - Myanmar - Campuchia

Rất nhiều thỏa thuận hợp tác, biên bản ghi nhớ đã được ký kết giữa các ngân hàng, doanh nghiệp lữ hành, hãng hàng không... tại Diễn đàn Kết nối không gian “Bốn quốc gia – một điểm đến” vừa được tổ chức tại Myanmar cuối tuần qua. Các nước khối CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam) đang nỗ lực bắt tay nhau nhằm khai thác triệt để thế mạnh của nhau, giúp ngành du lịch, ngân hàng khối CLMV dần đuổi kịp các nước trong khu vực.
lanh dao cap cao 4 quoc gia cam ket hop tac phat trien trong linh vuc du lich, ngan hang

Lãnh đạo cấp cao 4 quốc gia cam kết hợp tác phát triển trong lĩnh vực du lịch, ngân hàng

Du lịch khối CLMV cần tăng năng lực cạnh tranh 

Ngày 31/07/2016 tại thành phố Yangon, Myanmar, Bộ Khách sạn và Du lịch Myanmar, Ngân hàng Trung ương Myanmar phối hợp Hiệp hội các nhà đầu tưViệt Nam sang Myanmar (AVIM), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đồng tổ chức Diễn đàn Kết nối không gian du lịch “Bốn Quốc gia - Một Điểm đến” và mở rộng hợp tác trong lĩnh vực ngân hàng của 4 nước Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam. Phó Thủ tướng của bốn quốc gia cùng nhiều lãnh đạo cấp cao khác đã tham dự.

Ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam vào Myanmar cho biết, thời gian qua, bốn nước CLMV đã có những tiến bộ rõ rệt trong chính sách hợp tác phát triển du lịch, nhất là trong vấn đề thị thực.

Trong 5 năm qua, khách du lịch quốc tế đến 4 nước CLMV đạt khoảng 70 triệu lượt, tăng trưởng bình quân 13%/năm, trong đó khách nội khối đạt 10,5 triệu lượt, chiếm 15%. Riêng năm 2015, lượng khách du lịch quốc tế đến 4 nước đạt hơn 22 triệu lượt, gấp 1,8 lần so với năm 2011 (12,3 triệu lượt); trong đó trao đổi khách giữa 4 nước đạt gần 3 triệu lượt, chiếm hơn 13% tổng lượng khách tới 4 nước và tăng 43% so với năm 2011 (khoảng2,1 triệu lượt).

Tuy nhiên,  ngành du lịch của khối CLMV phát triển không đồng đều. Chỉ tính riêng trong 4 nước CLMV, trong giai đoạn 2011-2015, ngành du lịch Việt Nam tăng trưởng chỉ 7%/năm thì Campuchia tăng trưởng 13,5%/năm, Lào 15%/năm và Myanmar là 51%/năm.

Đặc biệt, năng lực cạnh tranh còn thấp so với mặt bằng chung của khu vực. Cụ thể, năm 2015, tổng lượt khách quốc tế đến 4 nước CLMV đạt 22 triệu lượt, mới chỉ bằng 75,3% của Thái Lan và 86,4% của Malaysia.

Thời gian qua, các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệpcủa 4 nước đã triển khai nhiều hoạt động tăng cường hợp tác phát triển du lịch song hiệu quả liên kết phát triển du lịch hiệu quả chưa cao, mục tiêu “Bốn quốc gia - Một điểm đến” cơ bản chưa đạt được. Việc liên kết phát triển các sản phẩm du lịch mang tính liên kếtcòn yếu, chưa hình thành được các tour, tuyến du lịch liên vùng, xuyên quốc gia. Vệc áp dụng thị thực chung của 4 nước CLMV cho khách du lịch từ nước thứ 3 vẫn đang trong quá trình nghiên cứu.

Theo ông Hà Văn Siêu, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam, các quốc gia CLMV có rất nhiều tiềm năng và lợi thế để đẩy mạnh liên kết khu vực, phát triển sản phẩm và quảng bá chung song thời gian qua lại chưa được triển khai hiệu quả là do phần lớn các hoạt động này đều tổ chức riêng lẻ, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, hạn chế về nguồn nhân lực và kinh phí, cơ chế hợp tác du lịch CLMV còn đang lỏng lẻo, thiếu sự điều phối…

“Với nhu cầu phát triển du lịch ngày càng cao, bốn nước CLMV cần xem xét các biện pháp củng cố cơ chế hợp tác, thu hút đầu tư, tăng cường hoạt động quảng bá, xúc tiến chung để phổ biến hơn nữa hình ảnh “Bốn quốc gia-Một điểm đến” và các sản phẩm du lịch đa dạng, hấp dẫn tới du khách”, ông Siêu nhấn mạnh.

Trong lĩnh vực ngân hàng, sự hợp tác cũng còn lỏng lẻo.

Bắt tay nhau, CLMV sẽ đạt 35 triệu lượt khách du lịch quốc tế

Tại Diễn đàn “Bốn quốc gia – một điểm đến” cuối tuần qua, đã có nhiều lễ ký kết thỏa thuận hợp tác được diễn ra. Cụ tể là: Ký kết hợp tác Biên bản ghi nhớ (MOU) trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính giữa định chế tài chính bốn quốc gia CLMV: Lao-Viet Bank, BCEL, Canadia Bank, BIDV, Vatanac Bank, KBZ, CB Bank, AYA Bank, BIDV; Ký kết biên bản thỏa thuận ghi nhớ về đẩy mạnh hệ thống thanh toán giữa Myanmar Paynmet Union Public Company Limited MPU, với công ty cổ phần FPT tại Myanmar và Hiệp hội thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas); Ký kết hợp tác giữa các hãng Hàng không 4 nước CLMV: Angkor Air, Lao Airline, Myanmar Airline, VNA; Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) giữa các hãng du lịch lữ hành Christianair Tour- Asia Reveal Laos- Myanmar Tourism Service - Suntravel…

Với triển vọng và quyết tâm hợp tác cùng phát triển của 4 nước CLMV, Diễn đàn sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy hơn nữa hợp tác toàn diện giữa 4 nước CLMV, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch và ngân hàng.

Phát biểu tại Diễn đàn kết nối không gian du lịch “Bốn quốc gia – Một điểm đến”, đại diện Bộ Du lịch Lào thừa nhận, thời gian qua, 60% khách quốc tế đến với Lào, biết tới Lào là nhờ thông qua các nước trong khu vực như Việt Nam, Campuchia… Việc hợp tác trong khu vực CLMV là rất ý nghĩa, bởi rất nhiều khách quốc tế đến từ châu Âu, Mỹ…không muốn đến duy nhất một nước mà có thể trải nghiệm văn hóa của nhiều nước trong khu vực.

Về vấn đề này, ông Trần Bắc Hà cho rằng, các nước CLMV cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa để phấn đấu đến năm 2020, lượng khách du lịch quốc tế đến 4 nước đạt 35 triệu lượt, tăng trưởng bình quân đạt10%/năm, trong đó khách nội khối đạt 6,5 triệu lượt, tăng trưởngbình quân 15%/năm.

Tuy vậy, để bốn quốc gia CLMV kết nối mạnh mẽ hơn nữa, cần phải đầu tư kết nối hạ tầng khu vực, tập trung liên kết, phát triển sảnphẩm du lịch; xúc tiến& quảng bá du lịch. Đồng thời, đẩy mạnh phối hợp xây dựngcác sản phẩm, các tour, tuyến, hàng lang du lịch mang tính liên vùng, xuyên quốc gia, sớm triển khai áp dụng thị thực chung giữa 4 nước CLMV cho khách du lịch từ nước thứ 3,  xem xét mở rộng diện miễn thị thực đối với các thị trường khách trọngđiểm như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Trong bối cảnh nguồn vốn để thực hiện các hoạt động hợp tác, đầu tư du lịch còn hạn chế, ông Hà Văn Siêu khuyến nghị các nước nên tăng cường hợp tác công tư, đẩy mạnh liên kết giữa các cơ quan du lịch quốc gia, các hiệp hội, hàng không, doanh nghiệp lữ hành và khách sạn để tạo nguồn lực và điều kiện thuận lợi phát triển du lịch. Không chỉ tăng cường hợp tác giữa khối nhà nước, cơ quan du lịch quốc gia các nước nên tạo điều kiện cho các hiệp hội, doanh nghiệp lữ hành và khách sạn tham gia vào các sự kiện du lịch quốc tế, tạo cơ hội gặp gỡ, trao đổi thông tin, hợp tác làm ăn.(BĐT)  

VSIP Nghệ An khởi công Nhà máy xử lý nước thải

Sáng 2/8, Công ty TNHH VSIP Nghệ An tổ chức lễ khởi công giai đoạn 1 Nhà máy xử lý nước thải.

Đây là một phần quan trọng trong lộ trình thực hiện cam kết của VSIP nhằm đem lại một Khu liên hợp công nghiệp, đô thị và dịch vụ thân thiện với môi trường.

Giai đoạn 1 của nhà máy xử lý nước thải có công suất 6.000 m3/ngày đêm, sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng vào tháng 8/2017, đáp ứng đầy đủ yêu cầu xử lý nước thải cho giai đoạn phát triển ban đầu của VSIP Nghệ An.

..

C ác giai đoạn tiếp theo của nhà máy sẽ được phát triển khi nhu cầu của khách hàng tại VSIP Nghệ An tăng lên. Dự kiến khi hoàn chỉnh, tổng công suất thiết kế của nhà máy xử lý nước thải tại VSIP Nghệ An sẽ đạt 20.000 m3

Phát biểu tại buổi lễ, ông Edwin Chee, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH VSIP Nghệ An cho biết : “Việc xây dựng khu xử lý nước thải VSIP Nghệ An rất quan trọng không chỉ ở việc thể hiện cam kết của VSIP đối với tỉnh Nghệ An trong việc tạo ra môi trường phát triển sạch mà còn góp phần thúc đẩy thu hút đầu tư vào VSIP Nghệ An, vì vấn đề xử lý nước thải là một trong những mối quan tâm hàng đầu của khách hàng khi họ cân nhắc đầu tư vào tỉnh Nghệ An”.

..

Trước đó, vào tháng 7/2016, VSIP Nghệ An đã khởi công xây dựng Khu nhà xưởng xây sẵn với diện tích 5.000 m2 khai xây dựng một số công trình quan trọng tiếp theo của dự án như: tòa nhà điều hành, trạm bơm và trạm Phòng cháy chữa cháy nhằm phục vụ kịp thời các khách hàng đầu tiên sẽ đi vào hoạt động vào quý IV/2016. Hiện đã có hai khách hàng ký cam kết đầu tư tại khu công nghiệp, trong đó một khách hàng đã nhận bàn giao đất và đang triển khai xây dựng nhà máy.

VSIP được thành lập vào năm 1996, là đại diện cho tình hữu nghị và hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Singapore. Trong 20 năm hoạt động tại Việt Nam, VSIP không ngừng mở rộng lên đến 7 khu công nghiệp tại Bình Dương, Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ngãi, Hải Dương, và Nghệ An với tổng diện tích quỹ đất đang phát triển lên tới 6.153 ha.

Chuyển mình từ mô hình khu công nghiệp truyền thống trở thành khu liên hợp đô thị - công nghiệp hiện đại, VSIP đã thu hút 616 nhà đầu tư với tổng vốn đầu tư 8,5 tỷ đô-la Mỹ, tạo ra gần 160.000 việc làm cho người lao động. VSIP vinh dự được Tạp chí Euromoney (Anh) bình chọn là “Nhà phát triển công nghiệp hàng đầu tại Việt Nam” trong nhiều năm.(BĐT)

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục