tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh 05-08-2016

  • Cập nhật : 05/08/2016

Nhật giúp Việt Nam tăng cường an ninh hàng hải

Nhật Bản sẽ hỗ trợ Việt Nam tăng cường khả năng thực thi pháp luật trên biển bằng 3 yếu tố cụ thể: hạ tầng, nhân lực và hoàn thiện cơ sở pháp lý. 

ong motonari adachi - truong phong cac van de quoc te, csb nhat ban (trai) - trao doi voi phong vien bao tuoi tre - anh: tsuyoshi nguyen

Ông Motonari Adachi - trưởng phòng các vấn đề quốc tế, CSB Nhật Bản (trái) - trao đổi với phóng viên báo Tuổi Trẻ - Ảnh: Tsuyoshi Nguyen

Đó là chia sẻ của trưởng phòng các vấn đề quốc tế, Cảnh sát biển (CSB) Nhật Bản Motonari Adachi.

Hỗ trợ hết mình

Làm việc với Tuổi Trẻ tại trụ sở của CSB Nhật Bản ở Tokyo ngày 2-8, ông Motonari Adachi cho rằng mối quan hệ giữa CSB Việt Nam và CSB Nhật Bản là mối quan hệ tốt đẹp và sâu sắc nhất tại ASEAN.

Hai nước cùng có đường bờ biển dài, nhiều đảo và cùng đang giải quyết các vấn đề phức tạp trên biển.

Tuy nhiên theo ông Motonari Adachi, Nhật Bản có lợi thế hơn so với Việt Nam vì có lực lượng chấp pháp rất mạnh. Nhật Bản hiện có 452 tàu, trong đó 128 tàu tuần tra, với 13.522 nhân viên và ngân sách mỗi năm lên đến hơn 187 triệu yen.

Đó là chưa kể 74 máy bay bao gồm nhiều máy bay trực thăng rất hiện đại. Cũng giống như Việt Nam, nhiệm vụ chính của CSB Nhật Bản là phòng chống tội phạm, chống buôn lậu, cướp biển, khủng bố, đánh cá trộm trong vùng đặc quyền 
kinh tế của mình.

“Chúng tôi ngày nào cũng dồn rất nhiều tàu vào vùng Senkaku/Điếu Ngư vì ngày nào Trung Quốc cũng cử tàu đến nên phải quản lý chặt. Đây là vùng biển chúng tôi tuần tra và giám sát đặc biệt nên càng tập trung lực lượng” - ông Motonari Adachi nói.

"CSB Nhật Bản luôn dành cho Việt Nam sự chú ý đặc biệt. Và Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở ASEAN mà CSB Nhật Bản chọn làm đối tác

Ông 
Motonari Adachi

Ông Motonari Adachi khẳng định rằng sự hiện diện của các lực lượng chấp pháp trên biển rất quan trọng. Đặc biệt là lực lượng phải tương đồng với lực lượng của Trung Quốc cử đến thì mới thực thi được thế mạnh của mình.

“Tôi nhấn mạnh rằng chúng tôi không phải là quân đội nên không phải đối lập, đương đầu. Nhưng rất cần thiết phải đối diện một cách đĩnh đạc, bình tĩnh và đường hoàng trong các tình huống đối diện với tàu Trung Quốc trên cơ sở luật pháp của Nhật Bản và luật pháp quốc tế” - ông Motonari Adachi khẳng định.

Về những hỗ trợ của CSB Nhật Bản đối với Việt Nam, ông Motonari Adachi cho hay: “Vấn đề quan trọng là cần giúp CSB Việt Nam phát triển nguồn nhân lực.

Thứ hai là cơ sở hạ tầng, có thể thông qua viện trợ ODA. Và thứ ba là chúng tôi sẽ giúp các bạn xây dựng một khung pháp lý để áp dụng nó trên biển trong luật của mình”.

Mỹ - Nhật và hòa bình Biển Đông

Về vai trò của liên minh Mỹ - Nhật đối với an ninh trên Biển Đông, giáo sư Tetsuo Kotani, nghiên cứu viên cao cấp của Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế Nhật Bản, cho biết Biển Đông có vai trò đặc biệt quan trọng với Nhật Bản không những về 
kinh tế mà cả an ninh quốc phòng.

Từ năm 2015 chính sách an ninh, quốc phòng của Nhật Bản và chính sách an ninh Nhật - Mỹ đã có một số thay đổi. Theo đó, nếu xung đột xảy ra trên Biển Đông thì Nhật Bản có thể hoàn toàn cung cấp hậu cần cho Mỹ và các đồng minh của Mỹ như Philippines.

Theo giáo sư Tetsuo Kotani, liên minh Mỹ - Nhật có vai trò rất quan trọng cho hòa bình khu vực, đặc biệt là Biển Đông.

“Các tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc hoạt động ở Biển Đông và tây Thái Bình Dương uy hiếp nghiêm trọng hòa bình, ổn định và an toàn của các quốc gia, trong đó có Nhật Bản. Và sự tồn tại liên minh Mỹ - Nhật đã đem lại sự hiện diện của hải quân Mỹ trên Biển Đông một cách chính thống.

Đó là ý nghĩa rất lớn của liên minh này. Cụ thể, mỗi ngày các tàu hải quân Mỹ tuần tra trên Biển Đông đều xuất phát từ các căn cứ ở Nhật Bản” - ông Tetsuo Kotani nói.(Tuoitre)

Điều gì xảy ra nếu “cởi trói” nhập khẩu ô tô nguyên chiếc?

Việc mở rộng cạnh tranh luôn mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Cạnh tranh sẽ khiến các doanh nghiệp buộc phải giảm giá, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ đi kèm bán hàng.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ liên quan đến Quy định vềnhập khẩuô tôi tại Thông tư 20/2011/TT-BCT, VCCI cho rằng việc bãi bỏ Thông tư 20 có ý nghĩa rất lớn đối với việc phát triển cộng đồng doanh nghiệp tư nhân trong nước.

Tại văn bản gửi Thủ tướng, VCCI đưa ra 4 tác động nếu bãi bỏ Thông tư 20 đối với nhập siêu; đảm bảo an toàn, chất lượng xe, quyền lợi người tiêu dùng; tác động đến mục tiêu phát triển sản xuất trong nước và tác động đối với việc nhập khẩu xe ô tô giá rẻ từ một số nước trong khu vực.

Cụ thể, về tác động đối với nhập siêu, VCCI dẫn báo cáo tình trạng chi tiêu ngoại tệ cho nhập khẩu xe dưới 9 chỗ năm 2011 là 1,02 tỷ USD, sang 2015 đạt 2,98 tỷ USD, tỷ trọng của ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ trong tổng kim ngạch nhập khẩu toàn quốc năm 2011 là 0,94%, nhưng đến năm 2015 là 1,81% (tăng gần gấp đôi). Như vậy, không có căn cứ cho thấy việc duy trì Thông tư 20 có tác dụng hạn chế nhập siêu.

Về tác động đối với đảm bảo an toàn, chất lượng xe và quyền lợi người tiêu dùng, theo VCCI, nhà nước chỉ nên quan tâm đến chất lượng tối thiểu còn chất lượng cao hơn phân biệt giữa nhập khẩu có uỷ quyền hay không có uỷ quyền nên để người tiêu dùng lựa chọn.

“Có ý kiến cho rằng các doanh nghiệp nhập khẩu có ủy quyền thường có chế độ chăm sóc khách hàng tốt hơn, các dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng cũng tốt hơn so với các doanh nghiệp không có ủy quyền. Tuy nhiên, đi kèm với đó thường là giá cả dịch vụ cao hơn. Việc bãi bỏ Thông tư 20 sẽ làm tăng cơ hội lựa chọn của người tiêu dùng”, văn bản của VCCI nêu rõ.

Cũng theo văn bản này, sự ra đời của Thông tư 20 thậm chí đã kéo theo nhiều cách thức để lách luật như cho biếu tặng xe, xe Việt kiều, xe mới làm thủ thuật để thành xe cũ… Những hành vi kinh doanh không lành mạnh này là hệ quả tất yếu khi mà nhu cầu thị trường không được đáp ứng một cách hợp pháp.

Về tác động đến mục tiêu phát triển sản xuất trong nước, theo VCCI, Thông tư 20 có thể tạo ra động lực ngược đối với sản xuất ô tô trong nước.

“Do các nhà sản xuất xe ô tô trong nước chủ yếu là liên doanh với các hãng ô tô lớn của nước ngoài nên các liên doanh này sẽ luôn là đơn vị được ủy quyền. Khi đó, do lợi nhuận từ việc nhập khẩu xe ô tô tăng cao nên có thể sẽ tạo động lực khiến các liên doanh tập trung vào nhập khẩu thay vì nỗ lực sản xuất và nội địa hóa”, văn bản do Chủ tịch VCCI ông Vũ Tiến Lộc ký cho hay.

Về ý kiến cho rằng việc bãi bỏ Thông tư 20 sẽ khiến xe ô tô từ một số nước trong khu vực sẽ tràn vào Việt Nam như xe Trung Quốc hay các nước ASEAN, VCCI cho rằng vấn đề này không đáng lo ngại.

“Theo lộ trình, năm 2018, ô tô nhập khẩu nội khối ASEAN sẽ có thuế suất nhập khẩu 0%, với điều kiện xuất xứ phải đạt 40% giá trị nội khối. Với điều kiện này, chỉ có xe ô tô sản xuất từ Thái Lan mới có cơ hội được hưởng thuế thấp và ảnh hưởng đến thị trường Việt Nam.

Tuy nhiên, Thái Lan là nước sản xuất xe tay lái nghịch, nên muốn nhập khẩu xe từ Thái Lan buộc phải đặt hàng nhà máy sản xuất riêng và phải có đơn hàng lớn. Do đó, việc tồn tại hay không tồn tại Thông tư 20 không có tác động lớn đến việc nhập khẩu xe ô tô từ các nước ASEAN sau năm 2018”, VCCI phân tích.(Bizlive)

32 người Việt cư trú bất hợp pháp bị tạm giữ tại Campuchia

Cảnh sát di trú Campuchia đã bố ráp quận Toul Kork ở Phnom Penh và bắt giữ 32 người Việt Nam vào sáng 2-8 vì không có giấy tờ hợp lệ.

Theo Phnom Penh Post, phát ngôn viên Bộ trưởng Nội vụ Campuchia Keo Vanthorn cho hay sáng 2-8, 32 công dân Việt Nam đã bị tạm giữ vì sinh sống và làm việc bất hợp pháp tại đây.

“Họ sinh sống ở đây bất hợp pháp có nghĩa là họ không có hộ chiếu. Trường hợp của họ phải bị chuyển qua Cục Di trú” ông Vanthorn nói.

nhung nguoi viet nam lao dong chui tai campuchia tai don canh sat phnom penh hom 2-8. anh: phnom penh post

Những người Việt Nam lao động chui tại Campuchia tại đồn cảnh sát Phnom Penh hôm 2-8. Ảnh: PHNOM PENH POST

Thiếu tướng Uk Hai Seila, Trưởng điều tra của Cục Di trú thuộc Bộ Nội vụ Campuchia, nói với tờ Khmer Times rằng 32 người Việt Nam trên đã được đưa đi thẩm vấn.

“Sau thẩm vấn, 30 trong số 32 người Việt Nam này thừa nhận làm việc bất hợp pháp tại các quán cà phê và các tiệm cắt tóc tại xã Phsar Deum Kor. Những người này sẽ bị trục xuất và bị đưa vào danh sách cấm nhập cảnh vĩnh viễn” - Thiếu tướng Uk Hai Seila nói.

Theo tờ Khmer Times, năm ngoái, số liệu thống kê cho thấy 4.424 người đến từ 49 quốc gia đã bị trục xuất và cấm nhập cảnh trở lại Campuchia. Trong số đó có 3.978 người Việt Nam.

Chính phủ Campuchia bắt đầu càn quét những người nước ngoài xâm phạm Luật Di trú vào năm 2014.(PLO)

Đầu tư dự án Đường 991B

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Đường 991B từ Quốc lộ 51 đến hạ lưu cảng Cái Mép, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Dự án).

anh minh hoa

Ảnh minh họa

Theo đó, Dự án được thực hiện từ năm 2016 - 2021 với tổng mức đầu tư hơn 4 nghìn tỷ đồng.

Về quy mô đầu tư, tổng chiều dài tuyến là 9,727 km; điểm đầu tuyến giao với đường Hội Bài - Tóc Tiên; điểm cuối tuyến giao với đường liên cảng Cái Mép - Thị Vải.

Mặt cắt ngang: Đoạn từ Km0+000 - Km1+083 và từ Km2+033 - Km9+727: 35 m; đoạn từ Km1+083 - Km2+033: 44,5 m.

Hạng mục cầu: Cầu Rạch Tre, mặt cắt ngang 20 m, dài 73,62 m; cầu Mỏ Nhát, mặt cắt ngang 20 m, dài 760 m; cầu Rạch Ông, mặt cắt ngang 20 m, dài 387 m; cầu vượt Quốc lộ 51, mặt cắt ngang 18,5 m, dài 735 m.

Mục tiêu đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ tuyến đường giao thông 991B từ Quốc lộ 51 đến hạ lưu cảng Cái Mép để vận chuyển hàng hóa cho cụm cảng biển cửa ngõ quốc tế Cái Mép - Thị Vải, trung tâm dịch vụ logistics, các khu công nghiệp hai bên, khu công nghiệp Long Sơn ra Quốc lộ 51 và ra tuyến đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu; phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng như của cả nước.(TBNH)

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục