tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 02-10-2015

  • Cập nhật : 02/10/2015

Mỹ tiếp tục đưa ra tuyên bố cứng rắn về Biển Đông

Phát biểu tại một cuộc họp trong khuôn khổ hội nghị với ngoại trưởng ASEAN, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nhắc lại cam kết ủng hộ các nước ASEAN duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông của Washington.

ngoai truong my john kerry - anh: reuters

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry - Ảnh: Reuters

“Để tôi nói rõ thế này nhé: Mỹ sẽ không chấp nhận các giới hạn đối với tự do lưu thông, các chuyến bay qua biển cũng như các hoạt động hợp pháp khác trên biển”, theo bản tin đăng tải trên trang web của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 30.9.

“Và bất kể đó là chiến hạm khổng lồ hay là một tàu đánh cá bé xíu. Nguyên tắc rất rõ ràng: đó là quyền lợi của tất cả các nước trên thế giới đều phải được tôn trọng”, Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố.

Ông Kerry cũng cho biết có thể thấy rõ rằng Mỹ và ASEAN đang phải đối mặt với nhiều thách thức, “nhưng chúng ta vẫn có thể làm được nhiều việc nếu hợp tác cùng nhau. Tôi đã thấy được điều đó trong mỗi cuộc họp trong suốt thời gian làm ngoại trưởng Mỹ”.

“Như chúng tôi đã từng tuyên bố nhiều lần và sẽ không ngừng lặp lại, Mỹ là một quốc gia thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong suốt chiều dài lịch sử của chúng tôi, chúng tôi đã luôn gắn kết với ASEAN và tôi nghĩ chúng tôi đang duy trì mạnh mẽ cam kết đó hơn bao giờ hết”, Ngoại trưởng Mỹ cho biết.

Ông Kerry còn khẳng định tương lai của Mỹ và ASEAN “đang bện chặt vào nhau”. Đánh giá về Đông Nam Á, Ngoại trưởng Mỹ cho cho rằng khu vực này đang phát triển nhờ dân số trẻ và năng đông, cũng như nhờ kỳ vọng cao vào tương lai.

“Cách tốt nhất để đáp ứng được các kỳ vọng này là kết hợp các thế mạnh của chúng ta và tăng cường tính hiệu quả của luật pháp, vốn là nền tảng cho tiến triển chung”, ông Kerry phát biểu.

AFP ngày 25.9 đưa tin mặc dù chào đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Nhà Trắng một cách rất long trọng, nhưng Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đưa ra những quan điểm cứng rắn về các bất đồng giữa 2 nước, trong đó có Biển Đông.

“Chúng tôi tin rằng các nước đang ngày một thành công hơn và thế giới đang ngày càng tiến triển khi các công ty của chúng ta được cạnh tranh với nhau trên một sân chơi ngang hàng, khi các tranh chấp được giải quyết một cách hòa bình và khi nhân quyền thế giới dành cho mọi người được giữ gìn”, Reuters dẫn lời ông Obama phát biểu khi có chủ tịch Trung Quốc đứng sát bên.
“Mặc dù hai quốc gia hợp tác với nhau, tôi tin và nhận biết ngài sẽ đồng ý rằng chúng ta cần phải giải quyết các bất đồng giữa đôi bên một cách thẳng thắn”, tổng thống Mỹ tuyên bố.
AFP bình luận ông Obama đã ngầm đề cập đến tham vọng của Trung Quốc tại Biển Đông khi nhắc “giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình” trong phần phát biểu.

Mỹ điều tàu sân bay tiên tiến tới Nhật

Một trong các tàu sân bay tân tiến nhất của hải quân Mỹ hôm nay cập cảng Nhật, bắt đầu được triển khai nhằm tăng cường năng lực Hạm đội 7 ở châu Á và thúc đẩy hợp tác giữa Mỹ với các đồng minh. 
thuy thu tau san bay uss ronald reagan hom nay doan tu voi nguoi than khi den can cu yokosuka cua hai quan my o yokosuka, phia nam tokyo. anh: ap 

Thủy thủ tàu sân bay USS Ronald Reagan hôm nay đoàn tụ với người thân khi đến căn cứ Yokosuka của hải quân Mỹ ở Yokosuka, phía nam Tokyo. Ảnh: AP 

 

Theo Reuters, với đội tàu gồm 5.000 thủy thủ và khoảng 80 máy bay, tàu USS Ronald Reagan được trang bị hệ thống radar phòng thủ, hệ thống vũ khí tích hợp và công nghệ chỉ huy, liên lạc mới nhất. 

Việc triển khai tàu USS Ronald Reagan đánh dấu sự nâng cấp, bởi tàu USS George Washington, con tàu nó thay thế ở Nhật, có ít công nghệ và hệ thống tân tiến hơn. 

"Cũng giống như một chiếc xe mới, chúng tôi có những thứ mới nhất, tuyệt vời nhất, chúng tôi có GPS, chúng tôi có gương chiếu hậu để chúng tôi có thể thấy đằng sau", thuyền trưởng Chris Bolt, chỉ huy tàu sân bay, nói tại một cuộc họp báo trên khoang tàu, neo tại căn cứ hải quân Yokosuka. "Chúng tôi có năng lực chỉ huy và điều khiển to lớn".

Với việc xoay trục sang châu Á, Mỹ đang tái cân bằng lực lượng, triển khai 60% hải quân tới khu vực, bao gồm cả các tàu hiện đại nhất. 

Các nhà lập pháp Nhật tháng trước thông qua luật có thể cho phép quân đội nước này tham chiến ở nước ngoài, lần đầu tiên kể từ Thế chiến II. Thủ tướng Shinzo Abe đang theo đuổi học thuyết phòng thủ tập thể với các đồng minh, nhằm giúp nước ông có vai trò lớn hơn trong an ninh khu vực, cân bằng sức mạnh quân sự với Trung Quốc. Thay đổi tháng trước dự kiến dẫn đến việc tăng cường hợp tác giữa hải quân Nhật và Mỹ.


Mỹ từng đề nghị đưa sáu máy bay B-52 đề phòng Triều Tiên

Hãng tin Yonhap (Hàn Quốc) ngày 1-10 cho biết chỉ huy lực lượng Thái Bình Dương (Mỹ) đã từng yêu cầu triển khai thêm sáu máy bay ném bom B-52 đến đảo Guam (Hawaii) hồi tháng 8 khi căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên leo thang dữ dội.
Tướng Robin Rand, chỉ huy Bộ Tư lệnh Không quân tấn công toàn cầu, đã tiết lộ yêu cầu trên trước Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ hôm 29-9. Ông giải thích vai trò của máy bay ném bom chiến lược Mỹ trong việc bảo vệ đất nước và các đồng minh của mình.

"Gần đây nhất là vụ căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên hồi tháng 8. Chúng tôi đã có sự hiện diện không ngừng của sáu máy bay B-52 tại đảo Guam trong thập niên qua và chúng cần được trao đổi. Sáu chiếc được yêu cầu đưa đến để thay thế sáu chiếc này" - Rand cho biết.

 may bay b-52 cua my. anh: afp

 Máy bay B-52 của Mỹ. Ảnh: AFP

"Người đứng đầu PACOM ngay lập tức đã liên lạc với Hội đồng Tham mưu Liên quân và Bộ Tư lệnh Không quân tấn công toàn cầu, nói: "Liệu chúng ta có thể để lại sáu chiếc B-52 đó lâu hơn không? Chúng tôi thực sự thích sự hiện diện"" - ông nói khi đề cập đến Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ (PACOM).

Rand không cho biết liệu yêu cầu đã được chấp nhận và  sáu "pháo đài bay" B-52 vẫn có ở đó hay không. Trong một ví dụ khác, ông cũng cho biết hồi năm 2013, máy bay B-52 và B-2 đã bay thẳng đến Hàn Quốc khi Triều Tiêu ngày càng đe dọa gây chiến với Hàn Quốc và Mỹ.
Cuộc xung đột giữa hai miền Triều Tiên hồi tháng 8 đã bắt đầu với việc Seoul cáo buộc Bình Nhưỡng gài mìn ở khu phi quân sự làm bị thương nặng hai binh sĩ Hàn Quốc. Tình trạng căng thẳng đã dịu lại sau khi hai nước đạt được một thỏa thuận hòa bình.

Pháp vận động hạn chế quyền phủ quyết của Hội đồng Bảo an

Tính đến hôm 30-9, đã có 75/193 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc ký vào đề xuất của Pháp về việc giới hạn quyền phủ quyết của năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Theo đó, năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp sẽ hạn chế thực hiện quyền phủ quyết trong trường hợp tội ác hàng loạt và diệt chủng.
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius chia sẻ với truyền thông: “Chúng tôi hy vọng sẽ có nhiều hơn nữa những cam kết để đảm bảo rằng những tình huống, như ở Syria, nơi có những hành động tàn bạo trong khi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) bị tê liệt chỉ bởi một quyền phủ quyết".
Ông cho biết Pháp, một trong năm thành viên thường trực có quyền phủ quyết, đã cam kết không sử dụng quyền phủ quyết của mình trong trường hợp liên quan đến tội ác hàng loạt và nạn diệt chủng tiềm tàng, đồng thời ông cũng hy vọng các quốc gia còn lại sẽ sớm cam kết tương tự.

Tuy nhiên, chưa có quốc gia nào trong bốn thành viên thường trực còn lại (Hoa Kỳ, Trung Quốc, Anh và Nga) chính thức ký sáng kiến này. Theo tờ Todaycủa Singapore, các nhà ngoại giao LHQ cho rằng nước Anh sẽ ủng hộ sáng kiến, trong khi Hoa Kỳ đang tích cực. Trong khi đó, cả Nga và Trung Quốc đã gợi ý rằng họ không thích ý tưởng này.

 ngoai truong phap laurent fabius phat bieu tai hoi dong bao an khi phap lam chu tich vao thang 3-2015. anh: reuters

 Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius phát biểu tại Hội đồng Bảo an khi Pháp làm chủ tịch vào tháng 3-2015. Ảnh: REUTERS

Thực tế đây không phải là lần đầu tiên, việc giới hạn quyền phủ quyết của năm thành viên Hội đồng Bảo an được đề cập. Các nhóm nhân quyền từ lâu đã kêu gọi giới hạn về việc sử dụng quyền phủ quyết. Bởi lẽ quyền phủ quyết cho phép năm cường quốc lợi dung để bảo vệ cho một số chính phủ có tội ác nghiêm trọng.

Kenneth Roth, người đứng đầu của Tổ chức Quan sát nhân quyền, một nhóm vận động tại New York, cho biết: “Quyền phủ quyết... không nên được sử dụng để bảo vệ đồng minh, vốn là những gì chúng ta đang nhìn thấy với chế độ Assad".
Theo đó, Nga với sự ủng hộ của Trung Quốc đã sử dụng quyền phủ quyết của mình để che chắn cho chính phủ Syria bất chấp những lời chỉ trích. Tương tự, Hoa Kỳ cũng đã nhiều lần ngăn chặn sự can thiệp của hội đồng vì Israel, đồng minh chính của Washington ở Trung Đông.

Cựu lãnh đạo Liên Xô Gorbachev bị kiện vì phát biểu 'vu khống' trong hồi ký

Lãnh đạo đảng Dân chủ tự do nước Nga đâm đơn kiện cựu lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev với cáo buộc ông vu khống mình, RT cho hay hôm 30.9.
chu tich dang dan chu tu do nuoc nga, ong vladimir zhirinovsky (trai) va ong mikhail gorbachev - anh: afp/tass

Chủ tịch đảng Dân chủ tự do nước Nga, ông Vladimir Zhirinovsky (trái) và ông Mikhail Gorbachev - Ảnh: AFP/TASS

Ông Vladimir Zhirinovsky, Chủ tịch đảng Dân chủ tự do nước Nga, nói trong đơn kiện rằng thông qua cuốn sách mới nhất của mình, ông Gorbachev đã xúc phạm danh dự, nhân phẩm và làm tổn hại uy tín làm ăn của ông Zhirinovsky.
Đơn kiện nhắm vào 2 đối tượng, đó là ông Gorbachev với tư cách là tác giả cuốn hồi ký After Kremlin (tạm dịch: Sau Điện Kremlin) phát hành hồi năm 2014 và nhà xuất bản là Ves Mir.
Chủ tịch đảng Dân chủ tự do nước Nga nói ông Gorbachev viết về “những khẩu hiệu cực đoan” của ông Zhirinovsky trong sự nghiệp chính trị của ông này. Tên của ông Zhirinovsky được đề cập nhiều lần như một kẻ khiêu khích và cực đoan trong Sau điện Kremlin, theo đài Radio Free Europe.
Chủ tịch đảng Dân chủ tự do nước Nga phủ nhận cáo buộc cho rằng ông “dính líu đến những vụ khiêu khích”, đài RT dẫn lời nhật báo Moskovsky Komsomolets ngày 30.9. Ông Zhirinovsky đòi 1 triệu rúp, tương đương 15.300 USD tiền bồi thường danh dự và yêu cầu tòa án buộc ông Gorbachev phải công khai bác bỏ những gì ông viết gây tổn hại cho ông Zhirinovsky.
Tòa án quận Timiryazev ở thủ đô Moscow cho biết sẽ bắt đầu buổi điều trần đối với vụ kiện vào ngày 15.10.
Cũng trong hồi ký Sau Điện Kremlin, cựu lãnh đạo Liên Xô nói rằng hầu hết những vấn đề hiện đại trong nền chính trị quốc tế, đặc biệt là cuộc khủng hoảng Ukraine, bắt nguồn từ cuộc đổ vỡ nhanh chóng và sự thiếu suy nghĩ của Liên Xô. Ông Gorbachev cho rằng một giải pháp hòa bình chỉ có thể đạt được nếu Nga và Mỹ chịu ngồi lại đàm phán với nhau..
Zhirinovsky là một trong những nhà chính trị có nhiều kinh nghiệm trên chính trường Nga. Dù vậy, sự nghiệp chính trị của ông cũng đi liền với nhiều tai tiếng, từ chuyện ném tiền vào chiến dịch bầu cử để mua phiếu bầu cho đến các cuộc tấn công đồng nghiệp và nhà báo, theo RT.
Trong một diễn biến khác, đại diện của phong trào Mặt trận bình dân thống nhất kêu gọi các công tố viên kỷ luật ông Zhirinovsky vì ông này gọi nghị sĩ là những kẻ trộm và cáo buộc họ xúi giục bạo động chống chính phủ.
Năm 2014, một ủy ban của Duma quốc gia Nga ra lệnh cho ông Zhirinovsky phải công khai xin lỗi sau khi nhà chính trị này xúc phạm một nhà báo có thai, còn xúi giục các trợ lý "quấy rối tình dục" nữ phóng viên này phía trước camera truyền hình.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục