tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh trưa 01-10-2015

  • Cập nhật : 01/10/2015

Lầu Năm Góc muốn đối thoại với Nga để tránh đụng độ

Ngày 29-9, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cho biết Lầu Năm Góc sẽ trao đổi với Nga về hoạt động của liên quân tại Syria để tránh tai nạn đụng độ với quân đội Nga.

my va nga dang bat dong quan diem trong nhieu van de lien quan giua hai nuoc. trong anh: tong thong my barack obama (trai) va tong thong nga vladimir putin - anh: reuters

Mỹ và Nga đang bất đồng quan điểm trong nhiều vấn đề liên quan giữa hai nước. Trong ảnh: Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin - Ảnh: Reuters

Theo AFP, Lầu Năm Góc cho biết trong những tuần qua Nga đã đưa máy bay ném bom, máy bay chiến đấu cùng ít nhất 500 binh sĩ và một loạt vũ khí, khí tài quân sự tới vùng Latakia ở tây bắc Syria.

Các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh nhu cầu “tránh đụng độ” giữa lực lượng liên quân và quân đội Nga. Như thế có nghĩa hai bên sẽ phải trao đổi với nhau thông tin về vị trí hoạt động của các máy bay để giảm nguy cơ xảy ra tai nạn.

Thư ký báo chí Lầu Năm Góc Peter Cook nói: “Sáng nay (29-9), Bộ trưởng Carter đã chỉ đạo các nhân viên mở các đường dây đối thoại với Nga về vấn đề tránh đụng độ. Sự an toàn với các phi công của liên quân là điều hết sức hệ trọng với chúng tôi. Chúng tôi không muốn đánh giá sai và tính toán sai”.

Nga và Mỹ đang có quan điểm khác nhau trong vấn đề đối phó với lực lượng Nhà nước Hồi giáo tại Syria.

Mỹ cầm đầu liên quân tiến hành các đợt không kích thường xuyên tấn công IS tại Iraq và Syria. Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng phản đối bất cứ động thái nào hỗ trợ Tổng thống Syria Bashar al-Assad, một đồng minh lâu dài của Matxcơva.

Tuy nhiên Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 28-9 đã kêu gọi hoạt động của một liên minh mở rộng hơn chống IS, trong đó bao gồm cả quân đội Syria. Giới quan sát cho rằng các hành động của quân đội Nga tại Syria còn là để hỗ trợ ông Assad.

Cuộc chiến tranh kéo dài bốn năm rưỡi đã làm hơn 240.000 người thiệt mạng và buộc hàng triệu người phải lìa bỏ nhà cửa, gây ra cuộc khủng hoảng di cư lớn nhất từ sau Thế chiến thứ hai tới nay.


Iran kiện Saudi Arabia vụ giẫm đạp 1.100 người chết ở Mecca

Iran sẽ khởi kiện Chính phủ Saudi Arabia vì những sai sót trong quản lý để xảy ra vụ giẫm đạp tại thánh địa Mecca, Mina khiến hàng người Iran hành hương bị thiệt mạng.

cac nhan vien y te dang cham soc nguoi bi thuong trong vu giam dap tai mina, gan mecca ngay 24-9-2015 - anh: xinhuanet

Các nhân viên y tế đang chăm sóc người bị thương trong vụ giẫm đạp tại Mina, gần Mecca ngày 24-9-2015 - Ảnh: Xinhuanet

Theo Xinhuanet, thông tin do phát ngôn viên Mohammad Baqer Nobakht của Chính phủ Iran công bố ngày 29-9. Vụ giẫm đạp ở Saudi Arabia nâng tổng số người thiệt mạng lên hơn 1.100 người.

Hãng thông tấn Tasnim dẫn lời Phó tổng thống Iran Nobakht cho biết Iran sẽ khởi kiện Chính phủ Saudi Arabia thông qua các cơ chế và thủ tục pháp lý liên quan tới những vấn đề quốc tế.

Ông Nobakht khẳng định Iran sẽ nỗ lực hết sức để có thể bảo vệ quyền lợi của những người hành hương Iran đã chết, những người đang mất tích và những người bị thương trong vụ giẫm đạp.

Cũng trong ngày 29-9, Tổng thống Iran Hassan Rouhani lên tiếng chỉ trích gay gắt và cho rằng chính sự quản lý thiếu hiệu quả của Saudi Arabia là nguyên nhân dẫn tới vụ giẫm đạp tại Mina, khiến ít nhất 239 người hành hương Iran thiệt mạng và 28 người khác bị thương.

Trong một diễn biến khác, ngày 29-9 phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran, bà Marzie Afjam, cho rằng Saudi Arabia phải chịu trách nhiệm về vụ giẫm đạp tại Mina và phải xin lỗi chính phủ và nhân dân Iran về sự việc.

Ngày 29-9, Bộ trưởng y tế Iran cũng đã tới Mecca để theo dõi sát tình hình của những công dân Iran bị thương đang điều trị tại đây. Theo Hãng thông tấn IRNA, hiện vẫn còn 248 người hành hương Iran khác mất tích sau vụ việc.

Một quốc gia khác cũng có số người thiệt mạng lớn trong lễ hành hương Haji là Nigeria.

Ngày 29-9, Ủy ban tổ chức lễ hành hương Haji quốc gia của Nigeria cho biết đã xác định thêm 10 thi thể trong số những người thiệt mạng tại Mina là người Nigeria, nâng tổng số người Nigeria thiệt mạng lên 64 trường hợp. 


Singapore bắt 2 người muốn tham gia IS

Singapore đã tống giam 2 công dân lên kế hoạch đến Syria tham gia tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS), theo AFP dẫn nguồn tin chính phủ nước này vào ngày 30.9.
dong nam a da xay ra mot so truong hop cong dan om mong gia nhap is - anh: afp

Đông Nam Á đã xảy ra một số trường hợp công dân ôm mộng gia nhập IS - Ảnh: AFP

Mohamed Shamin bin Mohamed Sidek, 29 tuổi, và Muhammad Harith Jailani, 18 tuổi, đã bị bắt vào tháng 8 theo luật an ninh nội địa, cho phép bắt giữ nghi can mà không thông qua xét xử, theo Bộ Nội an Singapore ngày 30.9.
Hai nghi phạm này đã thể hiện tình trạng quá khích trên mạng thông qua việc truy cập tài liệu tuyên truyền của IS.
Trước đó, Shamin đã bị giam 3 tháng từ tháng 5 do hành vi “kích động bạo lực tôn giáo” bằng cách đăng tải hình ảnh và thông điệp ủng hộ IS trên mạng xã hội.
Người này tiếp tục bị bắt giữ theo Luật An ninh Nội địa của Singapore sau khi tiếp tục bày tỏ sự ủng hộ IS trong lúc ngồi tù, và kết quả điều tra cho thấy Shamin đã lên kế hoạch đến Syria một khi kiếm được đủ số tiền cần thiết.
“Phòng ngừa trường hợp không thể gia nhập IS, y cũng quyết định sẽ tham gia một tổ chức nào đó trong khu vực có liên hệ với IS”, theo Bộ Nội an.
Trong khi đó, một nghi can khác tên Harith, “đã chuẩn bị tinh thần được IS huấn luyện để chiến đấu và giết kẻ thù, và sẵn sàng cống hiến mạng sống của mình”.
Harith đã thu thập thông tin để đến được Syria và cố gắng dụ dỗ những người khác đi theo.

Peru ban bố tình trạng khẩn cấp vì biểu tình chống dự án của Trung Quốc

Chính phủ Peru hôm 29.9 ban bố tình trạng khẩn cấp tại 6 tỉnh sau khi cuộc biểu tình phản đối dự án của một tập đoàn Trung Quốc leo thang thành bạo động.

nguoi dan peru bieu tinh phan doi du an xay nha may xu ly dong cua trung quoc ngay 28.9 - anh: afp

Người dân Peru biểu tình phản đối dự án xây nhà máy xử lý đồng của Trung Quốc ngày 28.9 - Ảnh: AFP

Động thái này này đồng nghĩa với việc quyền tự do tụ họp sẽ bị cấm và cảnh sát có quyền khám xét nhà mà không cần trát tòa trong vòng 30 ngày tới, theo AFP.

Cư dân địa phương đã đổ xuống đường biểu tình ngày 28.9 để phản đối công trình xây dựng nhà máy xử lý khoáng sản vì cho rằng nhà máy sẽ gây ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng xấu đến mùa màng. Đã có 4 người chết trong các cuộc biểu tình này.

Lực lượng vũ trang Peru đã được lệnh canh gác hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu như đường cao tốc và cầu nhằm duy trì hoạt động của khối dịch vụ công.

Dự án xây dựng nhà máy xử lý khoáng sản tọa lạc giữa 2 tỉnh Cotabambas và Grau. Chủ dự án là tập đoàn xây dựng MMG (Trung Quốc). Ông Pedro Cateriano, thủ tướng Peru, nói với AFP rằng dự án trên được kỳ vọng sẽ giúp GDP của nước này tăng thêm 1,4% khi nhà máy đi vào hoạt động trong năm 2016 tới.

“Chúng tôi không thể để cho một nhóm có động cơ chính trị cản trở dự án đã được tiến hành bình thường trong nhiều năm liền”, ông Cateriano cho hay.

Người biểu tình cho biết nhà máy Trung Quốc ban đầu được hoạch định xây ở nơi khác, nhưng chủ dự án đã chỉnh sửa lại báo cáo về tác hại môi trường nhằm được cấp phép xây.

“Công ty của chúng tôi luôn tuân thủ pháp luật và luôn sẵn sàng đàm phán”, theo một thông báo từ chủ dự án kể trên.

Nhà máy này đang được xây tại vị trí có độ cao hơn 4.000 m. Việc xây dựng đã bắt đầu vào ngày 10.8 và dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào đầu năm 2016.


Luật sư tiết lộ thân chủ thừa nhận đánh bom ở Bangkok

Một nghi phạm người nước ngoài đã thú nhận đặt bom tại đền thờ Erawan ở trung tâm thủ đô Bangkok (Thái Lan), luật sư bào chữa của người này cho biết ngày 30.9.
canh sat thai cong bo nhung buc phac hoa khac nhau cua nghi pham danh bom bilal mohammed hoac adem karadag (ten nay xuat hien tren ho chieu tho nhi ky) trong buoi hop bao ngay 28.9.2015 - anh: reuters

Cảnh sát Thái công bố những bức phác họa khác nhau của nghi phạm đánh bom Bilal Mohammed hoặc Adem Karadag (tên này xuất hiện trên hộ chiếu Thổ Nhĩ Kỳ) trong buổi họp báo ngày 28.9.2015 - Ảnh: Reuters

Cảnh sát Thái Lan đã công bố hai danh tính đối với nghi phạm đánh bom người nước ngoài này là Bilal Mohammed hoặc Adem Karadag (tên này xuất hiện trên hộ chiếu Thổ Nhĩ Kỳ), theo AFP.
Ông Schoochart Kanpai, luật sư bào chữa cho nghi phạm Mohammed, cho hay thân chủ của ông trước đó khẳng định không có ở Thái Lan vào ngày 17.8. Tuy nhiên, sau cuộc gặp gỡ với thân chủ vào ngày 30.9, ông Schoochart cho hay: “Tôi đã gặp Mohammed sáng nay trong vòng một giờ và anh ta nói anh ta đã tự thú việc đặt bom ở đền thờ”.
Hiện vẫn chưa rõ đại diện chính quyền Thái Lan có giám sát cuộc gặp giữa luật sư Schoochart và thân chủ của ông hay không.
Trước đó, cảnh sát Thái Lan cho hay họ có đầy đủ chứng cứ cho thấy Mohammed, nghi phạm người nước ngoài đầu tiên bị bắt, chính là người đàn ông mặc áo thun vàng xuất hiện trong video camera an ninh đã đặt balô chứa bom trên băng ghế ở đền Erawan ngay trước khi bom phát nổ.
Luật sư Schoochart cho hay Mohammed nói anh ta đã nhận lệnh tiến hành vụ đánh bom từ Abdulah Abdullahman. Abdullahman là một trong số hàng chục người nước ngoài và người Thái bị cảnh sát truy nã liên quan đến vụ đánh bom.
Chỉ có hai người nước ngoài là Mohammed và một người đàn ông khác tên Yusuf Mieraili đang bị tạm giam. Nhưng chính quyền Thái Lan không xác nhận quốc tịch hai người nước ngoài này.
Theo luật sư Schoochart, Mohammed là người Duy Ngô Nhĩ (từ khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc) đã định cư ở Thổ Nhĩ Kỳ, và Mieraili là người mang quốc tịch Trung Quốc gốc Duy Ngô Nhĩ.
Cảnh sát Thái Lan hôm 15.9 cho biết những kẻ chủ mưu vụ đánh bom Bangkok là những phần tử của một mạng lưới tội phạm chuyên buôn người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, và mạng lưới này đã tiến hành vụ đánh bom nhằm trả đũa chiến dịch chống buôn người của Thái Lan.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục