tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 29-12-2015

  • Cập nhật : 29/12/2015

Nguy cơ khủng bố hàng loạt tại châu Âu

nuoc phap van canh giac cao do sau vu tan cong khung bo o paris - anh: afp

Nước Pháp vẫn cảnh giác cao độ sau vụ tấn công khủng bố ở Paris - Ảnh: AFP


AFP hôm qua 27.12 dẫn thông cáo của cảnh sát Áo cho biết: “An ninh tại thủ đô Vienna đã được tăng cường từ ngày 26.12. Cơ quan tình báo của một quốc gia đồng minh đã cảnh báo khả năng xảy ra đánh bom hoặc xả súng ở các khu vực đông đúc người qua lại tại thủ đô của nhiều nước châu Âu trong giai đoạn từ lễ Giáng sinh đến dịp đầu năm mới 2016”. Theo thông cáo, cơ quan tình báo nói trên còn cung cấp danh tính nhiều nghi phạm có thể tham gia kế hoạch.
Tuy vẫn chưa có kết luận từ các cuộc điều tra nhưng chính phủ Áo vẫn áp dụng nhiều biện pháp như tăng cường kiểm soát tại những địa điểm tập trung đông người, các phương tiện giao thông công cộng, những trục đường chính ở Vienna và nhiều tỉnh thành. Hiện các lễ hội mừng giao thừa và năm mới tại Áo vẫn chưa có gì thay đổi so với dự kiến.
Trong gần 1 tháng qua, cảnh sát nước này đã bắt giữ 3 nghi phạm bị cho là tham gia các tổ chức khủng bố. Trong đó, 2 người bị bắt vào ngày 16.12 tại một trại tị nạn ở TP.Salzburg (phía tây Áo) do bị nghi có liên quan đến vụ tấn công liên hoàn ở thủ đô Paris của Pháp hồi giữa tháng 11.
Cũng trong ngày 27.12, AFP dẫn lời công tố viên Dubravko Campara ở Bosnia-Herzegovina cho biết cảnh sát nước này vừa bắt giữ 11 thành viên của một nhóm Hồi giáo cực đoan. Nhóm này đã lên kế hoạch tấn công tại thủ đô Sarajevo để “giết hàng trăm người” trong dịp lễ cuối năm. Tại một phòng cầu nguyện mà các nghi phạm thuê và thường lui tới ở ngoại ô thủ đô Bosnia-Herzegovina có treo cờ của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS).
Ngoài ra, theo ông Campara, cảnh sát đã thu giữ nhiều chứng cứ cho thấy những người bị bắt giữ có thể liên quan đến IS. Hồi tháng 11, một tay súng Hồi giáo cực đoan đã xả súng giết chết 2 binh sĩ tại khu Rajlovac của Sarajevo, sau đó tự sát.

Nghị sĩ Đức khó chịu trước kế hoạch hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ của NATO

Các chính trị gia Đức tỏ thái độ khó chịu khi họ không được tham vấn về kế hoạch của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương điều động nhiều phi cơ hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát biên giới.
binh si duc thuoc luc luong ho tro an ninh quoc te (isaf) thuoc nato tai doanh trai duc o thanh pho mazar-e-sharif, afghanistan, thang 5/2013. anh: reuters.

Binh sĩ Đức thuộc Lực lượng Hỗ trợ An ninh Quốc tế (ISAF) thuộc NATO tại doanh trại Đức ở thành phố Mazar-e-Sharif, Afghanistan, tháng 5/2013. Ảnh: Reuters.

"Chính phủ phải lập tức thông báo cho quốc hội chi tiết về kế hoạch điều động, đặc biệt là các phi cơ sẽ thực hiện loại nhiệm vụ nào và dữ liệu chúng thu thập chuyển đến đâu", nhật báo Đức Bild hôm qua dẫn lời Tobias Linder, chuyên gia quốc phòng thuộc đảng Xanh, nói.

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) dự định điều động tạm thời phi cơ kiểm soát và cảnh báo sớm (AWACS) từ căn cứ Geilenkirchen, phía tây Đức, sang căn cứ Konya, miền trung Thổ Nhĩ Kỳ, Bộ Quốc phòng Đức cho biết trong bức thư viết ngày 18/12 cho ủy ban quốc phòng hạ viện.

Chính phủ thông báo không có kế hoạch tham vấn hạ viện dù nhiệm vụ có điều động binh sĩ Đức ra nước ngoài, theo hạ viện Đức. Bộ Quốc phòng Đức lưu ý đợt điều động chỉ để trinh sát trên không, không tham gia chiến dịch vũ trang.

Đức góp khoảng 30% số quân nhân NATO đang hoạt động cùng 17 phi cơ AWAC Boeing E-3A Sentry ở Geilenkirchen. Hiện chưa rõ NATO sẽ điều động bao nhiêu phi cơ để giúp Ankara "đảm bảo an ninh" trước cuộc xung đột tại hai nước láng giềng Iraq và Syria.

Một quan chức NATO tại trụ sở liên minh ở Brussel nói những biện pháp hỗ trợ bổ sung cho Thổ Nhĩ Kỳ bao gồm gia tăng sự hiện diện AWACS, tăng cường tuần tra trên không và sự hiện diện hải quân như ghé thăm các cảng, tổ chức diễn tập và tuần tra trên biển ở phía đông Địa Trung Hải.

NATO cũng đang "xem xét lại kế hoạch quốc phòng dài hạn cho Thổ Nhĩ Kỳ", quan chức trên cho biết thêm. "Tất cả những điều này thể hiện cam kết mạnh mẽ từ liên minh với khả năng phòng vệ của Thổ Nhĩ Kỳ và đóng góp cho sự ổn định trong khu vực".

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hồi đầu tháng thông báo liên minh đang nghiên cứu các biện pháp hỗ trợ mới cho Ankara nhưng nhấn mạnh cam kết đã có từ trước khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một máy bay Nga ngày 24/11 ở gần biên giới với Syria.


Kỷ lục: 12.000 người tranh cử vào Quốc hội Iran

Reuters hôm 26-12 dẫn tin tức từ đài truyền hình Iran cho hay có 12.000 người đã đăng ký ứng cử vào Quốc hội Iran, phá vỡ kỷ lục về số người tham gia tranh cử tại thời điểm bất ổn về chính trị của nước Cộng hòa Hồi giáo này.
Tổng thống Hassan Rouhani thuộc phe cải cách, ông đã đắc cử bằng vụ lở đất năm 2013 và việc ủng hộ thỏa thuận hạt nhân Iran hồi tháng 7 với các cường quốc trên thế giới. Tổng thống Rouhani hy vọng những người ủng hộ ông có thể giành được 290 ghế trong Quốc hội và kết thúc một năm thống lĩnh của phe bảo thủ.
Có một hội đồng thân tín phía sau, ông Rouhani sẽ có quyền lực hơn trong việc đưa ra những cải cách trong nước về tăng cường tự do chính trị và xã hội. Trong khi hiện nay, những nỗ lực của ông đều bị các lực lượng tư pháp và an ninh xét nét.

Tuy nhiên, nhiều người thuộc phe bảo thủ đã cảnh báo sẽ gây nên “hỗn loạn” tại cuộc bầu cử. Đây được xem là động thái thể hiện sự phản đối đối với những cải cách kể từ sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2009 - một cuộc bầu cử gây nên một làn sóng đàn áp và bắt bớ.

 tong thong iran hassan rouhani dang ky cuoc bau cu cua hoi dong chuyen gia tai bo noi vu o tehran thang 12-2015. (anh: reuters)

 Tổng thống Iran Hassan Rouhani đăng ký cuộc bầu cử của Hội đồng Chuyên gia tại Bộ Nội vụ ở Tehran tháng 12-2015. (Ảnh: Reuters)

Tổng thống Rouhani và người đồng minh quyền lực của mình là ông Akbar Hashemi Rafsanjani đang hy vọng sẽ nhận được sự tín nhiệm sau khi đã ký thỏa thuận kiềm chế chương trình hạt nhân Iran để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế.
Một số bộ trưởng từng là cựu tổng thống Iran như ông Mohammad Khatami phe cải cách và ông Mahmoud Ahmadinejad phe bảo thủ cũng tham gia tranh cử.
Để vượt qua các thủ tục kiểm tra, các ứng cử viên phải có trình độ thạc sĩ và phải ủng hộ các nguyên tắc của nước Cộng hòa Hồi giáo. Những người phủ nhận Hồi giáo hoặc có liên kết với các đảng chính trị bị cấm ở Iran đều sẽ bị tước quyền tranh cử.
Khoảng 5.200 người đã đăng ký tranh cử vào quốc hội vào năm 2012, tuy nhiên hơn 1/3 đã bị loại và chỉ còn 3.400 người tham gia trong ngày bỏ phiếu.
Sau khi bầu ra Hội đồng Chuyên gia, 88 người trong hội đồng này sẽ bầu ra vị lãnh đạo tối cao của Iran. Cuộc bầu cử này sẽ diễn ra trong cùng một ngày. 801 ứng cử viên, trong đó có tổng thống đương nhiệm Hassan Rouhani cùng một số đồng minh thân cận của ông đã đăng ký tranh cử.

Thái Lan khuyến cáo người dân không đến Myanmar

thai lan khuyen cao nguoi dan khong den myanmar - anh: afp

Thái Lan khuyến cáo người dân không đến Myanmar - Ảnh: AFP


Chính quyền Thái Lan đã khuyến cáo người dân ở khu vực biên giới không đến Myanmar, nơi đang có hàng ngàn người biểu tình phản đối tòa án Thái Lan tuyên tử hình 2 công dân nước này vì đã sát hại 2 du khách Anh.
Các cuộc biểu tình rầm rộ đã diễn ra tại 2 thị trấn của Myanmar giáp với Thái Lan, trong khi nhiều người vẫn tập trung phản đối bên ngoài Đại sứ quán Thái Lan ở Yangon (ảnh), theo tờ The Nation.
Trước đó, một tòa án ở Thái Lan ngày 24.12 kết án tử hình 2 lao động nhập cư người Myanmar là Zaw Lin và Win Zaw Tun về tội giết David Miller (24 tuổi), cưỡng bức và sát hại Hannah Witheridge (23 tuổi) tại đảo Koh Tao của Thái Lan vào tháng 9.2014.
Những người biểu tình đã gửi thư đến chính quyền Thái Lan ở khu vực biên giới để kêu gọi mở lại một phiên tòa công minh. Thái Lan phải tạm thời đóng cửa biên giới gần thị trấn Tachilek vào ngày 26.12 vì lý do an ninh. Còn chính quyền địa phương ở huyện Sangkhla Buri thuộc tỉnh Kanchanaburi kêu gọi du khách Thái ở Myanmar trở về ngay và khuyến cáo những người địa phương tạm thời không đến Myanmar

Ứng viên lãnh đạo Đài Loan tuyên bố 'không ràng buộc với Trung Quốc'

ba thai anh van - anh: afp

Bà Thái Anh Văn - Ảnh: AFP


Theo đài ABC News, tuyên bố của nữ lãnh đạo đối lập Thái Anh Văn đã để ngỏ những nghi vấn về việc Bắc Kinh sẽ phản ứng thế nào đối với chiến thắng khả dĩ của bà trong cuộc bầu cử vào ngày 16.1.2016.
Bà Thái, đang giữ vị thế dẫn đầu vững chắc trong các cuộc thăm dò, đã sử dụng diễn đàn của mình trong cuộc tranh luận đầu tiên nhằm cảnh báo chống lại sự hữu hảo về chính trị và quan hệ kinh tế sâu đậm với Trung Quốc do Quốc dân đảng (KMT) mang lại kể từ cuộc bầu cử năm 2008.
“Chúng ta chỉ đơn giản là không thể bị ràng buộc với Trung Quốc. Đó là điều khiến chúng ta lo ngại nhiều nhất trong 8 năm qua, cảm giác đó là sự lựa chọn duy nhất mà chúng ta có. Điều đó không tốt cho kinh tế hoặc an ninh của chúng ta”, bà Thái nhấn mạnh.
Trong bối cảnh một nền kinh tế phập phù và tâm lý chống đại lục đang có chiều hướng gia tăng, cuộc bầu cử sắp tới đã được cả KMT lẫn đảng Dân Tiến xem là một cuộc trưng cầu dân ý về chính sách đối với Trung Quốc của lãnh đạo sắp mãn nhiệm Mã Anh Cửu.
Ông Mã đã ủng hộ nhiều thỏa thuận thương mại với Trung Quốc trong 2 nhiệm kỳ cầm quyền, và đã có cuộc họp thượng đỉnh lịch sử với Chủ tịch Tập Cận Bình vào tháng 11. Đó là cuộc gặp đầu tiên kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc đánh bại KMT và thành lập nước CHND Trung Hoa vào năm 1949.
Cuộc bầu cử sắp tới ở Đài Loan đang thu hút sự chú ý sát sao của Mỹ lẫn Trung Quốc, nước luôn coi Đài Loan là một tỉnh ly khai và đã đe dọa thu hồi hòn đảo này bằng vũ lực nếu Đài Bắc tuyên bố độc lập. Ông Tập đã đưa ra những thông điệp cứng rắn với các lãnh đạo Đài Loan trong các cuộc gặp riêng, trong khi quân đội Trung Quốc đã tiến hành các cuộc tập trận gần Đài Loan đầu năm nay nhằm phô trương sức mạnh, theo AP.
Hôm 27.12, bà Thái và đối thủ chính, chủ tịch KMT Chu Lập Luân đã đưa ra những tầm nhìn trái ngược nhau về cách phục hưng Đài Loan, vốn đang ngày càng bị “ép sân” bởi nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới trên trường quốc tế. Mặc dù vậy, cả 2 đều giữ khoảng cách với lãnh đạo Mã.
Ông Chu, đương kim Thị trưởng Đài Bắc, đã xin lỗi về những gì mà KMT đã tạo ra, nhưng công kích bà Thái như một “thế lực gây bất ổn”, là người mà nếu thắng cử sẽ chỉ làm suy yếu nền kinh tế đã tụt giảm tăng trưởng trong quý 3. Ông này mô tả việc tăng cường quan hệ với Trung Quốc là một vấn đề của hiện thực kinh tế.
“Khi tôi trò chuyện với các nông dân trồng cây ăn quả, ngư dân, các doanh nghiệp nhỏ của chúng ta, họ nói rằng điều đầu tiên mà họ lo sợ là bà Thái Anh Văn”, ông Chu nói, trong khi liên tục chỉ trích lập trường của nữ đối thủ về vấn đề độc lập là “mơ hồ”.
“Một đòi hỏi cơ bản là mối quan hệ tốt và ổn định giữa 2 bờ eo biển Đài Loan. Đó không chỉ là về an ninh”, ông Chu lập luận.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục