tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 01-10-2015

  • Cập nhật : 01/10/2015

Quốc hội Nga trao quyền cho ông Putin được triển khai quân ở Syria

Quốc hội Nga ngày 30.9 đã bỏ phiếu chấp thuận, cho phép Tổng thống Vladimir Putin có quyền triển khai lực lượng quân sự Nga ở Syria.
tong thong nga vladimir putin phat bieu trong mot cuoc hop bao tai dai hoi dong lien hiep quoc o thanh pho new york hom 28.9.2015 - anh: reuters

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trong một cuộc họp báo tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở thành phố New York hôm 28.9.2015 - Ảnh: Reuters

Nga thời gian gần đây tăng cường hiện diện quân sự ở Syria và hỗ trợ chính phủ Tổng thống Bashar al-Assad chống lại tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) và phe nổi dậy được phương Tây hậu thuẫn, theo Reuters.
Sau cuộc bỏ phiếu ở Hội đồng Liên bang (tức Thượng viện Nga), ông Sergei Ivanov, Chánh văn phòng Tổng thống Nga cho biết: “Hội đồng nhất trí ủng hộ đề nghị của Tổng thống”.
Dù vậy, ông Ivanov nói việc bỏ phiếu này không đồng nghĩa với việc lực lượng bộ binh Nga sẽ tham chiến ở Syria, và động thái này chỉ giới hạn cho phép triển khai lực lượng không quân. Ông Ivanov cho biết thêm: “Tổng thống Syria đã đề nghị nước chúng tôi viện trợ quân sự”.
Reuters cho hay một số hãng tin ở Trung Đông đưa tin các máy bay quân sự Nga đã bắt đầu tiến hành những cuộc không kích ở Syria. Điện Kremlin từ chối xác nhận thông tin này. Những cuộc biểu tình chống chính quyền Assad bùng nổ ở Syria vào tháng 3.2011, dẫn đến cuộc nội chiến kéo dài đến nay, khiến trên 240.000 người thiệt mạng.
Quốc hội Nga từng bỏ phiếu cho phép ông Putin có quyền triển khai binh lính ra nước ngoài vào năm 2014, khi đó Crimea bỏ phiếu ly khai Ukraine, sáp nhập vào Nga.

Ả Rập Xê Út phản đối kế hoạch liên minh của Tổng thống Putin

Ả Rập Xê Út phản đối kế hoạch xây dựng liên minh của Tổng thống Nga Vladimir Putin với Syria, cho rằng Tổng thống Bashar al-Assad phải ra đi hoặc bị lật đổ.
luc luong noi day tai syria do my huan luyen - anh minh hoa: afp

Lực lượng nổi dậy tại Syria do Mỹ huấn luyện - Ảnh minh họa: AFP

Ngoại trưởng Ả Rập Xê Út, Adel al-Jubeir kiên quyết với quan điểm chống Tổng thống Syria, Bashar al-Assad và chỉ trích đề nghị của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc lập liên minh bảo vệ chế độ Assad trước sự trỗi dậy của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS).
Ả Rập Xê Út là một trong những nước ủng hộ phe nổi dậy chống chính phủ của ông Assad. Ông Jubeir cảnh cáo những nước khác sẽ nhảy vào ủng hộ lực lượng nổi dậy ở Syria và sẽ đẩy ông Assad đến đường cùng là từ chức hoặc chứng kiến một “lựa chọn chính trị”.
“Với tất cả tôn trọng dành cho người Nga và bất kỳ ai khác, tôi khẳng định không có tương lai cho ông Assad ở Syria”, Ngoại trưởng Jubeir nói với các nhà báo sau cuộc họp với liên minh của Ả Rập Xê Út, theo AFP hôm 30.9. Ông Jubeir thẳng thắn tuyên bố chính phủ Ả Rập Xê Út sẵn sàng tiếp tục ủng hộ lực lượng nổi dậy chống lại ông Assad nếu ông này không chọn giải pháp hòa bình để ra đi.
Ngoại trưởng Ả Rập Xê Út cũng chỉ trích sự tham gia của Iran trong liên minh với Nga, gọi Tehran là “kẻ cơ hội quyền lực” ở Syria, cáo buộc Iran đã xúi giục những kẻ khủng bố và chủ nghĩa cực đoan phát triển ở khu vực.
Nga luôn phản bác việc lật đổ hay đề nghị của cả Mỹ và phương Tây buộc ông Assad ra đi. Thay vào đó, Moscow đẩy chiến sự ở Syria theo hướng khác, đó là chống khủng bố và thành lập liên minh với sự tham gia của quân đội chính phủ Assad chống lực lượng IS ở Iraq và Syria.

LHQ chuẩn bị phương án trừng phạt nếu Triều Tiên phóng tên lửa

Liên Hiệp Quốc đã chuẩn bị sẵn phương án trừng phạt cả về kinh tế và ngoại giao nặng nề hơn nếu Triều Tiên tiến hành phóng tên lửa như tuyên bố.
hoi dong bao an lhq chuan bi san phuong an trung phat neu trieu tien phong ten lua - anh: afp

Hội đồng bảo an LHQ chuẩn bị sẵn phương án trừng phạt nếu Triều Tiên phóng tên lửa - Ảnh: AFP

Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-se nói với các nhà báo sau cuộc họp của ông với 2 ngoại trưởng Mỹ và Nhật với nhiều quan ngại về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, hãng Yonhap cho hay hôm nay 30.9. Cuộc họp của 3 ngoại trưởng diễn ra bên lề cuộc họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tổ chức ở thành phố New York, Mỹ.
“Hội đồng bảo an đã bắt đầu xem xét lệnh trừng phạt nặng nề hơn và sẽ đau đớn đối với Triều Tiên”, Ngoại trưởng Yun nói với các nhà báo. “Chúng ta sẽ thấy lệnh trừng phạt đó, Triều Tiên sẽ bị cô lập hơn không chỉ về kinh tế mà cả ngoại giao”, ông Yun nói tiếp.
Ngoại trưởng Hàn Quốc không đề cập cụ thể lệnh trừng phạt, nhưng theo ông đó là sự cảnh cáo ý nghĩa nhất dành cho Bình Nhưỡng trước các hành động khiêu khích của mình. Triều Tiên tuyên bố hồi đầu tháng 9.2015 sẽ tiến hành phóng tên lửa vào quỹ đạo hoặc tên lửa đạn đạo tầm xa.
Vụ phóng lần thứ 4 này dự đoán được tiến hành trong khoảng thời gian gần ngày 10.10, ngày kỷ niệm thành lập đảng Lao động Triều Tiên. Giới quan sát cho rằng Triều Tiên sẽ phóng tên lửa đạn đạo tầm xa hơn là đưa vệ tinh vào quỹ đạo. Bình Nhưỡng gọi những vụ phóng tên lửa "nhằm phục vụ nhu cầu hòa bình”. Tuy nhiên, nghị quyết của Liên Hiệp Quốc không cho phép Bình Nhưỡng thực hiện bất kỳ vụ phóng nào.
Mọi chú ý của thế giới đang tập trung về Bình Nhưỡng. Trong cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tuần trước, cả 2 nhà lãnh đạo đều thể hiện sự quan ngại đối với kế hoạch phóng tên lửa của Bình Nhưỡng. Tổng thống Obama nói: “Triều Tiên không được chấp nhận là một quốc gia có vũ khí hạt nhân”, trong khi Chủ tích Tập phản ứng mạnh mẽ khi cho rằng vụ thử sẽ gây căng thẳng trên báo đảo Triều Tiên.

Ông Putin úp mở chuyện tiếp tục... làm Tổng thống

Trong buổi trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Mỹ CBS, Tổng thống Nga Putin cho rằng “tâm trạng cá nhân” sẽ quyết định việc liệu ông có tiếp tục nắm chức vụ Tổng thống Nga nhiệm kỳ thứ 4 hay không.

 

Trong buổi trả lời phỏng vấn trên, ông Putin đã đề cập đến khả năng sẽ tiếp tục nắm giữ chức vụ Tổng thống Nga nhiệm kỳ thứ 4 và di sản để lại cho nước Nga sau khi rời chức vụ này.

Đối với khả năng tiếp tục tại vị Tổng thống Nga nhiệm kỳ 4, ông Putin cho rằng thời hạn nắm quyền Tổng thống của ông phụ thuộc vào 2 yếu tố là quy định của Hiến pháp và cả tâm trạng cá nhân.

“Chắc chắn sẽ có những luật lệ do Hiến pháp quy định và tôi sẽ không vi phạm các luật lệ này. Tuy nhiên, tôi cũng không tin rằng mình cần tận dụng triệt để các điều luật này của Hiến pháp. Điều này sẽ phụ thuộc vào tình hình cụ thể của nước Nga, tình hình quốc tế và tâm trạng cá nhân của tôi”- ông Putin nhấn mạnh.

Đối với câu hỏi muốn thấy một nước Nga như thế nào sau khi thôi nắm quyền Tổng thống, ông Putin khẳng định: “Nga phải trở thành một nước hùng mạnh, có khả năng cạnh tranh với một nền kinh tế vững chắc, hệ thống chính trị-xã hội phát triển, linh hoạt trước những thay đổi tình hình bên trong và bên ngoài nước Nga”.

Khi nhà báo Charlie Rose gợi ý “Và Nga sẽ đóng vai trò chính trên thế giới?”, ông Putin đã nhắc lại: “Nga phải có khả năng cạnh tranh, như tôi đã nói, phải sẵn sàng bảo vệ các lợi ích của mình và gây ảnh hưởng lên các quá trình có ý nghĩa quan trọng đối với Nga”.


Mỹ rút các điệp viên ở Trung Quốc về do sợ lộ

Quyết định được đưa ra sau khi Bắc Kinh bị cho là thực hiện cuộc tấn công mạng, thu thập dữ liệu của 21,5 triệu nhân viên chính phủ Mỹ. 
dai su quan my tai bac kinh. anh: afp

Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh. Ảnh: AFP

Một quan chức Washington giấu tên hôm qua cho biết những kẻ tấn công mạng của Trung Quốc đứng sau cuộc đột nhập vào Văn phòng Quản lý dữ liệu cá nhân Mỹ (OPM), theo CNN.

Dấu vân tay của khoảng 5,6 triệu nhân viên chính phủ bị lộ, do đó các nhân viên của Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA), Cơ quan an ninh quốc gia (NSA) và Cơ quan tình báo quốc phòng Mỹ tại Trung Quốc có nguy cơ bị phát giác. Tờ Washington Post hôm qua cho hay CIA đã rút một số sĩ quan từ sứ quán về nước.

Những dữ liệu bị mất còn bao gồm hồ sơ của các nhân viên Bộ Ngoại giao, do đó nhân viên của Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh, những người thực chất là điệp vụ, cũng có thể bị nhận dạng. 

Cuộc tấn công dự kiến sẽ tác động lớn tới an ninh quốc gia Mỹ. Các dữ liệu nói trên còn có bộ câu hỏi SF86. Mẫu này chứa đựng thông tin cá nhân nhạy cảm của các nhân viên, cựu nhân viên hoặc những ứng viên tiềm năng của chính phủ Mỹ, về các thành viên trong gia đình và các mối liên hệ khác của họ.

Mối quan ngại hiện nay là tình báo Bắc Kinh có thể dùng dữ liệu này để xác định danh tính các nhân viên tình báo tương lai có thể xâm nhập vào Trung Quốc. 

Trước các cáo buộc của Washington, Bắc Kinh luôn phủ nhận liên quan đến tấn công mạng và thường cho rằng mình mới là nạn nhân của các hoạt động từ Mỹ.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục