Yếu tố mùa vụ trong những tháng tới có thể tác động đến thanh khoản tiền đồng. HSBC Việt Nam dự báo lãi suất 3 tháng có thể vượt 5% vào tháng 12.

Vẫn giữ như quy định của Luật Quản lý nợ công 2009, Bộ Tài chính là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý về nợ công, nhưng nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính đã được quy định thêm những nội dung mới quan trọng, rõ ràng, cụ thể hơn, nhất là việc xây dựng trình cấp có thẩm quyền vay vốn ODA.
Thống nhất 1 đầu mối là Bộ Tài chính
Sáng 23/11, với 85,74% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Quản lý nợ công (sửa đổi). Luật có hiệu lực từ ngày 1/7/2018.
Một điểm đáng chú ý liên quan đến cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý nợ công. Nội dung này nhận được nhiều ý kiến trong quá trình thảo luận, trong đó nhiều ý kiến đề nghị cần quy định rõ 1 đầu mối quản lý là Bộ Tài chính thay vì 3 đầu mối như Luật Quản lý nợ công 2009 (gồm Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước).
Báo cáo giải trình trước khi các đại biểu biểu quyết thông qua, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết: Đa số ý kiến tán thành quy định Bộ Tài chính là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nợ công, quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính như dự thảo luật. Theo đó, Bộ Tài chính chủ trì đàm phán, ký kết các thỏa thuận vay nợ.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH): Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của đa số đại biểu, dự thảo luật đã được chỉnh lý, hoàn thiện theo hướng quy định rõ đầu mối quản lý nợ công.
Đó là Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nợ công; Bộ Tài chính là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nợ công. Trong đó quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính “chủ trì tổ chức thực hiện đàm phán, ký kết thỏa thuận vay thương mại, hiệp định khung, hiệp định cụ thể về vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài nhân danh Nhà nước và Chính phủ”. Đồng thời giao Chính phủ phân công cụ thể nhiệm vụ, cơ chế phối hợp của các bộ, ngành liên quan trong quản lý nhà nước về nợ công.
Theo ông Nguyễn Đức Hải: Quá trình tiếp thu, hoàn thiện dự thảo luật, nội dung này đã được UBTVQH, Đảng đoàn Quốc hội báo cáo xin ý kiến và được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền. Đồng thời, để tránh cách hiểu, cách áp dụng khác nhau, bảo đảm cụ thể, chặt chẽ, thống nhất về mặt pháp luật, tạo thuận lợi cho quá trình áp dụng Luật, UBTVQH đã bổ sung nội dung khoản 3 Điều 62 theo hướng quy định rõ “trong trường hợp có quy định khác nhau về cùng một vấn đề giữa Luật này và Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 thì áp dụng theo quy định của Luật này”.
“Quy định như trên là phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính, đúng tinh thần, chủ trương của Đảng và Nhà nước về cải cách bộ máy hành chính theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả trên nguyên tắc một tổ chức có thể làm nhiều việc, một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì và chịu trách nhiệm chính”- ông Nguyễn Đức Hải báo cáo.
Các bộ phối hợp với Bộ Tài chính
Theo luật vừa được Quốc hội thông quan, nhiệm vụ của Bộ Tài chính được quy định cụ thể với 15 nhiệm vụ. Bộ Tài chính là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nợ công.
Trong các nhiệm vụ, quyền hạn mới của Bộ Tài chính đáng chú ý là: Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ để báo cáo Chủ tịch nước quyết định đàm phán, ký kết, phê chuẩn và điều chỉnh thỏa thuận vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài nhân danh Nhà nước. Tổ chức huy động vốn, phát hành công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường vốn trong nước và quốc tế; chủ trì tổ chức thực hiện đàm phán, ký kết thỏa thuận vay thương mại, hiệp định khung, hiệp định cụ thể về vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài nhân danh Nhà nước và Chính phủ...
Một thay đổi đáng chú ý khác là Luật không quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước (như Luật Quản lý nợ công 2009), theo đó Luật sửa đổi lần này quy định các bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về nợ công theo phân công của Chính phủ.
15 nhiệm vụ cụ thể của Bộ Tài chính
15 nhiệm vụ cụ thể của Bộ Tài chính trong quản lý nợ công như sau:
a) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nợ công;
b) Xây dựng, trình Chính phủ để trình Quốc hội quyết định, điều chỉnh kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm; tổng mức vay và trả nợ của ngân sách nhà nước hằng năm;
c) Xây dựng, trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc phát hành công trái xây dựng Tổ quốc;
d) Xây dựng, trình Chính phủ quyết định hạn mức vay về cho vay lại và hạn mức bảo lãnh Chính phủ hằng năm; Đề án phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế;
đ) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chương trình quản lý nợ công 3 năm, kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm, phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế, sử dụng Quỹ Tích lũy trả nợ để xử lý rủi ro đối với cho vay lại và bảo lãnh Chính phủ, Đề án cơ cấu lại nợ, đàm phán, ký kết, phê duyệt và điều chỉnh thỏa thuận vay nước ngoài nhân danh Chính phủ, cho vay lại, cấp bảo lãnh Chính phủ đối với từng chương trình, dự án;
e) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ để báo cáo Chủ tịch nước quyết định đàm phán, ký kết, phê chuẩn và điều chỉnh thỏa thuận vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài nhân danh Nhà nước;
g) Tổ chức huy động vốn, phát hành công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường vốn trong nước và quốc tế; chủ trì tổ chức thực hiện đàm phán, ký kết thỏa thuận vay thương mại, hiệp định khung, hiệp định cụ thể về vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài nhân danh Nhà nước và Chính phủ;
h) Thực hiện cấp phát vốn cho các chương trình, dự án đầu tư từ vốn vay của Chính phủ theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
i) Cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
k) Thanh toán nợ gốc, lãi, phí và các chi phí liên quan đối với các khoản nợ của Chính phủ;
l) Thực hiện cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
m) Quản lý Quỹ Tích lũy trả nợ;
n) Quản lý danh mục nợ, thực hiện Đề án cơ cấu lại nợ, xử lý rủi ro theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
o) Tổ chức công tác hạch toán kế toán đối với nợ Chính phủ; thống kê, báo cáo và công bố thông tin về nợ công theo quy định của pháp luật;
p) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về quản lý nợ công.
Thái Bình
Theo Baohaiquan.vn
Yếu tố mùa vụ trong những tháng tới có thể tác động đến thanh khoản tiền đồng. HSBC Việt Nam dự báo lãi suất 3 tháng có thể vượt 5% vào tháng 12.
Ngân hàng đang dựng lên nhiều rào cản để hạn chế rủi ro từ các giao dịch tiền ảo.
Thời kỳ bùng nổ tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam có lẽ chỉ mới bắt đầu với động lực chính là xu hướng đô thị hóa ngày càng phát triển, thu nhập của người dân cải thiện và ngành tài chính chuyển trọng tâm sang phân khúc hộ gia đình.
Vào ngày 24 tháng 8, Họp báo “Ứng dụng sinh thái tín dụng phân quyền Việt Nam” và “Lễ ký kết hợp tác sinh thái tín dụng phân quyền Việt Nam DCC” sẽ được tổ chức tại Hà Nội.
Trung Quốc mặc dù chưa phải là nước đẩy mạnh M&A trên thế giới, tuy nhiên lượng vốn M&A vào Việt Nam đang tăng khá mạnh. Dự báo cho 3 năm tiếp theo, Trung Quốc sẽ đứng vị thứ 3 trong danh sách các nhà đầu tư chính vào Việt Nam, đi sau Nhật Bản và Hàn Quốc.
Thị trường tiêu dùng đang tăng trưởng và môi trường đầu tư cải thiện của Việt Nam khiến doanh nghiệp Singapore đẩy mạnh đầu tư.
Báo cáo tài chính kết thúc quý II/2018 cho thấy có sự phân hóa rõ rệt về tình hình nợ xấu giữa các nhà băng.
Lãi suất tiết kiệm tháng 7/2018 tại các ngân hàng thương mại có xu hướng giảm nhẹ ở một số kỳ hạn.
Hệ thống ngân hàng Việt đang và sẽ chứng kiến những đợt tăng vốn "khủng" của hàng loạt ngân hàng để ghi nhận thêm nhiều cái tên sở hữu mức vốn điều lệ trên 1 tỷ USD.
Sau nhiều đợt tăng khá mạnh, giá bán USD tại các ngân hàng đã hạ nhiệt vào cuối hôm nay, 7-6. Nhưng trước nhiều áp lực, liệu giá USD có tăng?
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự