Các dự án về nhà máy nhiệt điện chiếm phần lớn trong số những dự án đầu tư nước ngoài lớn vào Việt Nam trong năm 2017.

Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến về việc độc quyền huy động vàng miếng, kinh doanh vàng trên tài khoản.
Ngân hàng Nhà nước sẽ độc quyền huy động vàng miếng, kinh doanh vàng trên tài khoản. Trong ảnh là giao dịch vàng tại Công ty SJC - Ảnh: THUẬN THẮNG.
Độc quyền huy động vàng miếng, kinh doanh vàng trên tài khoản là hai nội dung sửa đổi quan trọng nhất trong dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung nghị định số 24 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng đang được Ngân hàng Nhà nước lấy ý kiến.
Hoạt động huy động vàng từ tổ chức, cá nhân và kinh doanh vàng trên tài khoản với các tổ chức khác là không được phép.
Tại nghị định 24 hiện hành, Ngân hàng Nhà nước chỉ độc quyền trong việc sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng.
Trước đó, hoạt động huy động vàng từ các ngân hàng đã chấm dứt từ ngày 25-11-2012 theo quy định tại Thông tư số 12 của Ngân hàng Nhà nước.
Từ ngày 26-11 đến nay, các ngân hàng chỉ "giữ hộ vàng có thu phí" với mức khoảng 0,05%/năm.
Từ sau thời điểm đó đến nay có nhiều kiến nghị về việc làm sao huy động 500 tấn vàng đang lưu giữ trong dân.
Vào năm 2016, Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam từng kiến nghị thành lập Sở giao dịch vàng quốc gia và thông qua đó Nhà nước có thể phát hành chứng chỉ vàng hoặc trái phiếu vàng để huy động vàng trong dân. Tuy nhiên đến nay ý tưởng đó vẫn chưa thành hiện thực.
Lộ trình chấm dứt huy động vàng
* Ngày 29-4-2011, Ngân hàng Nhà nước ban hành thông tư yêu cầu các ngân hàng phải ngưng huy động và cho vay vàng. Các ngân hàng có một năm để tất toán các hợp đồng đã ký. Đến ngày 1-5-2012, toàn bộ hoạt động cho vay và huy động vàng phải dừng hẳn.
* 27-4-2012, Ngân hàng Nhà nước gia hạn huy động vàng thêm bảy tháng, đến ngày 25-11-2012.
* Ngày 25-6, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu các ngân hàng chỉ phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng với khối lượng cần thiết để đáp ứng nhu cầu chi trả theo yêu cầu của khách hàng. Việc phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng chấm dứt ngày 25-11.
A.HỒNG
Theo Tuoitre.vn
Các dự án về nhà máy nhiệt điện chiếm phần lớn trong số những dự án đầu tư nước ngoài lớn vào Việt Nam trong năm 2017.
Tổng vốn FDI đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào 12 tháng qua 35,88 tỷ USD, tăng 44,4% so 2016.
Gia tăng số lượng thẻ ngân hàng đem lại nguồn thu lớn cho các ngân hàng, vì thế cuộc đua giành thị phần ngày càng diễn ra gay gắt.
Năm 2017, thị trường bảo hiểm tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khả quan với tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 105.611 tỷ đồng. Trong đó, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 40.561 tỷ đồng, tăng 10,61% so với năm trước, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 38.270 tỷ đồng, tăng 27% so với năm trước.
Bản lĩnh Nhà đầu tư - Cuộc thi thường niên về Kinh tế - Tài chính và chuyên sâu về Chứng khoán duy nhất tại Học viện Ngân hàng, dành cho tất cả các bạn sinh viên đam mê lĩnh vực Tài chính, đặc biệt là Chứng khoán của các trường Đại học, Cao đẳng trên toàn thành phố Hà Nội do Câu lạc bộ Chứng khoán HVNH - SEC tổ chức.
Riêng tiền gửi ở 3 ngân hàng BIDV, Vietcombank, Vietinbank đã chiếm tới 34% tiền gửi khách hàng của toàn bộ hệ thống...
Thị trường trái phiếu sơ cấp tiếp tục diễn ra ảm đạm, tuy vậy vẫn sôi động ở thị trường thứ cấp.
Xử lý tài chính ở thời điểm doanh nghiệp (DN) chính thức chuyển thành công ty cổ phần (CTCP) là một trong những quy định đáng chú ý tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ.
Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) vừa được thông qua tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV nêu rõ, ngoài Ngân hàng chính sách của Nhà nước là đối tượng được bảo lãnh Chính phủ còn có các doanh nghiệp có dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ
Vẫn giữ như quy định của Luật Quản lý nợ công 2009, Bộ Tài chính là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý về nợ công, nhưng nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính đã được quy định thêm những nội dung mới quan trọng, rõ ràng, cụ thể hơn, nhất là việc xây dựng trình cấp có thẩm quyền vay vốn ODA.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự