Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến về việc độc quyền huy động vàng miếng, kinh doanh vàng trên tài khoản.

Theo ước tính của HSC, hiện vẫn còn khoảng 400 nghìn tỷ đồng nợ xấu chưa xử lý, tương đương 6,1% tổng dư nợ tại thời điểm cuối quý III/2017.
Tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 8,61%
Phát biểu tại phiên họp Quốc hội mới đây, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết, nếu đánh giá đầy đủ và thận trọng, một số khoản nợ tiềm ẩn thành nợ xấu, nợ xấu nội bảng và nợ đã bán cho VAMC thì nợ xấu và nợ tiềm ẩn của toàn hệ thống ngân hàng đến cuối tháng 9/2017 là 566 nghìn tỷ, tương đương 8,61%, giảm hơn 1% so với cuối năm 2016.
Có hai lý do khiến tỷ lệ nợ xấu trong thời gian quan giảm. Thứ nhất là do cơ sở so sánh lớn hơn, khi tổng tín dụng tăng với tăng trưởng tín dụng trong 9 tháng đầu năm đạt 12,16%, từ 5.861 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2016 lên 6.573 nghìn tỷ đồng.
Thứ hai, giá trị nợ xấu cũng giảm 34 nghìn tỷ đồng nhờ đẩy mạnh thanh lý và xử lý nhờ lợi nhuận toàn ngành trong năm nay đã được cải thiện cộng với áp lực từ Chính phủ yêu cầu xử lý vấn đề nợ xấu triệt để và toàn diện.
Theo đánh giá của các chuyên gia tại Công ty chứng khoán HSC, số liệu của NHNN có vẻ là thống kê toàn bộ nợ xấu hiện tại trên cả hệ thống thay vì chỉ bao gồm nợ xấu đã báo cáo và trái phiếu VAMC chưa được trích lập dự phòng. Con số báo cáo này có lẽ cũng bao gồm cả các khoản nợ xấu tiềm ẩn.
Khoảng 400 nghìn tỷ đồng nợ xấu chưa xử lý!
Về cơ cấu nợ xấu, HSC cho biết, tỷ lệ nợ xấu được các ngân hàng báo cáo là 2,34%, tương đương 153,82 nghìn tỷ đồng theo thông báo chính thức của NHNN vào cuối tháng 9 năm 2017.
Trong khi đó, mệnh giá trái phiếu VAMC hiện tại tương đương 4,05% tổng tín dụng. Theo thông tin truyền thông về cuộc gặp gần đây nhất với VAMC, mệnh giá trái phiếu VAMC tính hết tháng 8/2017 là 266,33 nghìn tỷ đồng.
Do đó, 2,22% giá trị nợ xấu còn lại có thể là nợ xấu tiềm ẩm hay nợ tái cấu trúc (tương đương 137 nghìn tỷ đồng nợ xấu).
Theo ước tính của HSC, hiện vẫn còn khoảng 400 nghìn tỷ đồng nợ xấu chưa xử lý, tương đương 6,1% tổng dư nợ tại thời điểm cuối quý III/2017.
Ước tính này dựa trên so sánh nợ xấu theo báo cáo của ngân hàng thương mại (NHTM) với hệ số trích lập dự phòng rủi ro LLR bình quân toàn ngành ngân hàng (không tính 3 ngân hàng 0 đồng) tại thời điểm cuối năm 2016 là 70,7%.
“Nếu giả định tỷ lệ này trong 9 tháng đầu năm 2017 vẫn như trên thì còn 30% nợ xấu chưa được trích lập dự phòng, tương đương 46 nghìn tỷ đồng nợ xấu”, HSC cho biết.
Nếu nhìn vào số dư trái phiếu VAMC, ước tính dự phòng lũy kế trích lập cho trái phiếu VAMC tại thời điểm cuối năm 2016 là 37 nghìn tỷ đồng; đến cuối tháng 9/2017 là 50 nghìn tỷ đồng. Theo đó phần trái phiếu VAMC còn chưa trích lập dự phòng là 216 nghìn tỷ đồng
Nếu trừ 2 phần trên ra khỏi số tổng, thì phần nợ xấu còn lại là 137 nghìn tỷ đồng. HSC cho rằng đây có lẽ là nợ xấu tiềm ẩn chưa được thể hiện trong nợ xấu cho vay khách hàng và trái phiếu VAMC được NHTM công bố.
“Có lẽ đây là số nợ tái cấu trúc ước tính được hạch toán một cách đặc biệt hoặc liên quan đến cho vay doanh nghiệp Nhà nước. Có thể là giả định dự phòng lũy kế cho các khoản nợ xấu tiềm ẩn cho đến nay là chưa nhiều”, HSC cho biết.
Nhiều ngân hàng đã sẵn sàng cho tăng trưởng
Các chuyên gia HSC cũng cho rằng, chi phí xử lý nợ xấu thực tế cuối cùng sẽ tùy thuộc vào giá trị thị trường của tài sản đảm bảo – nhưng sẽ thấp hơn nhiều con số nợ xấu tuyệt đối chưa được trích lập dự phòng. Do nợ xấu chưa được trích lập dự phòng chưa trừ giá trị tài sản đảm bảo hay phần nợ có khả năng thu hồi được trong tương lai.
Trong khi đó, gánh nặng nợ xấu ở mỗi ngân hàng là khác nhau. Nhiều NHTM lớn đã hầu như trích lập hết cho nợ xấu từ trước để lại và hiện có tình hình tài chính lành mạnh, sẵn sàng cho việc tăng trưởng mạnh vài năm tới như Vietcombank, MBB; HDBank và ACB.
Trong khi đó các NHTM niêm yết khác vẫn còn phải tiếp tục trích lập dự phòng là VPB, BIDV, Vietinbank.
Trái lại có những ngân hàng vẫn còn rất nhiều nợ xấu từ trước để lại phải trích lập. Chẳng hạn như trong số các NHTM có vốn nhà nước có Agribank còn NHTMCP hay NHTM 0 đồng có Sacombank, Eximbank; SCB, OJB, VNCB và GPB.
Cho dù vậy, do phần lớn nợ xấu từ trước để lại là cho vay dự án bất động sản nên các chuyên gia cho rằng, tỷ lệ thu hồi nợ xấu có thể còn cao hơn nhiều mức thông thường là 30-40%. Đặc biệt là khi giá trên thị trường bất động sản đang tăng. Trong khi đó, Chỉ thị 42/2017/ QH14 về xử lý nợ xấu trong ngành ngân hàng được Quốc hội thông qua vào ngày 21/6/2017 được kỳ vọng sẽ giúp hỗ trợ giải quyết vấn đề.
TRẦN THÚY
Theo Bizlive.vn
Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến về việc độc quyền huy động vàng miếng, kinh doanh vàng trên tài khoản.
Thị trường trái phiếu sơ cấp tiếp tục diễn ra ảm đạm, tuy vậy vẫn sôi động ở thị trường thứ cấp.
Xử lý tài chính ở thời điểm doanh nghiệp (DN) chính thức chuyển thành công ty cổ phần (CTCP) là một trong những quy định đáng chú ý tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ.
Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) vừa được thông qua tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV nêu rõ, ngoài Ngân hàng chính sách của Nhà nước là đối tượng được bảo lãnh Chính phủ còn có các doanh nghiệp có dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ
Vẫn giữ như quy định của Luật Quản lý nợ công 2009, Bộ Tài chính là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý về nợ công, nhưng nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính đã được quy định thêm những nội dung mới quan trọng, rõ ràng, cụ thể hơn, nhất là việc xây dựng trình cấp có thẩm quyền vay vốn ODA.
Hong Kong xếp thứ 6 trong các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Với hai hiệp định về đầu tư và thương mại với ASEAN, sắp tới hứa hẹn dòng vốn sẽ đến nhiều hơn.
Qua Hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Công ty CP Tập đoàn Thiên Long (TP. Hồ Chí Minh) đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn một số vướng mắc liên quan đến chính sách thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với khoản công tác phí, phụ cấp điện thoại.
Nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp về cơ chế, chính sách thuế, mới đây, Tổng cục Thuế đã có giải đáp cụ thể đối với những vướng mắc của Công ty TNHH Đầu tư - Xây dựng - Thương mại Hưng Phú (TP. Hồ Chí Minh) về những nội dung liên quan đến chính sách thuế đối với nhà thầu phụ.
Theo chương trình dự kiến, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng sẽ trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội kỳ họp này.
Thay vì tập trung vào các tập đoàn lớn thực hiện các thương vụ M&A ra nước ngoài, giờ đây Chính phủ Hàn Quốc đang dồn sức hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), với số vốn hàng ngàn tỷ USD.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự