Từ nay đến cuối năm 2030, nhà nước sẽ nắm giữ 75% Petrolimex và 100% vốn điều lệ của PVN.

Theo chứng khoán Rồng Việt, 6 tháng cuối năm kết quả kinh doanh các doanh nghiệp ô tô cũng như vật liệu xây dựng thường tốt hơn so với 6 tháng đầu năm.
Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) vừa công bố báo cáo Chiến lược đầu tư tháng 8/2015, cập nhật về doanh nghiệp vật liệu xây dựng và ô tô 6 tháng cuối năm.
Doanh nghiệp ô tô
Chứng khoán Rồng Việt nhận định xu hướng tăng giá của đồng USD so với các ngoại tệ mạnh khác là yếu tố có lợi cho một số doanh nghiệp nhập khẩu và bán lẻ xe ô tô. Thực tế, việc đồng JPY đã giảm 13,2% so với USD từ đầu năm 2015, giúp cho biên LNG của HTL, doanh nghiệp chuyên nhập khẩu linh kiện và phân phối dòng xe tải thương hiệu Hino (Nhật Bản), cải thiện từ 9,2% (quý 4/2014) lên 11,1% (quý 2/2015).
Khả năng đồng USD tăng giá so với JPY sau khi FED tiến hành tăng lãi suất sẽ tiếp tục là thuận lợi cho các doanh nghiệp ô tô sử dụng đồng yên Nhật cho nhập khẩu. Mặt khác, cam kết của NHNN giữ tỷ giá USD/VND ở mức ổn định trong biên độ 2% các doanh nghiệp nhập khẩu linh kiện (TMT) và xe nguyên chiếc (HHS và HAX) bằng đồng USD ổn định hoạt động trong bối cảnh tỷ giá tăng.
Sáu tháng cuối năm, KQKD của các doanh nghiệp trong ngành này thường có xu hướng tốt hơn so với 6 tháng đầu năm. Theo thống kê của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô (VAMA) thì tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường trong hai quý đầu năm 2015 tăng 58% so với cùng kỳ; riêng dòng xe chuyên dụng, thương mại và du lịch lần lượt có tốc độ tăng trưởng là 136%, 75% và 45% so với cùng kì. HHS và TMT được kỳ vọng sẽ đạt tăng trưởng doanh thu tốt trong quý 3 và quý 4 khi HHS mở rộng phân phối dòng xe đầu kéo cao cấp của thương hiệu International (Mỹ) trong khi TMT sẽ bắt đầu phân phối các loại xe du lịch giá rẻ của TATA (Ấn Độ).
Tuy nhiên, khả năng ban hành và áp dụng biểu thuế tiêu thụ đặc biệt mới cao hơn ở dòng xe hạng sang (dung tích trên 3 lít) có thể ảnh hưởng đến một số doanh nghiệp phân phối xe du lịch như SVC hay HAX.
Doanh nghiệp vật liệu xây dựng
VDSC đánh giá, kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm công bố của các doanh nghiệp VLXD nhìn chung cũng có sự cải thiện tích cực so với cùng kỳ năm trước. Với ngành xi măng, tổng sản lượng tiêu thụ 6 tháng đầu năm đạt 34,16 triệu tấn (+6%), trong đó, tiêu thụ nội địa đạt 25,97 và xuất khẩu 8,19 triệu tấn, đều tăng 5% so cùng kỳ năm 2014.
Trong đó, các doanh nghiệp đầu ngành như HT1, BCC, HOM, BTS ghi nhận KQKD quý 1 và quý 2 khả quan nhờ sản lượng tiêu thụ tăng tốt và biên LNST sự cải thiện nhờ (1) chi phí lãi vay giảm; (2) lãi chênh lệch tỷ giá VND/EUR.
Tăng trưởng KQKD của các doanh nghiệp nhựa xây dựng cũng không thua kém khi BMP ghi nhận sản lượng tiêu thụ ước tính tăng 16,2%, LNTT cũng ước tăng hơn 42% so với cùng kỳ. Về dài hạn, triển vọng của BMP còn đến từ việc nhà máy Long An đi vào hoạt động trong quý 3. NTP cũng báo cáo doanh thu thuần và LNST tăng 11,5% và 5% so với cùng kỳ sau hai quý đầu năm. BMP và NTP cũng là những cổ phiếu được kỳ vọng nhiều nhờ khả năng nới “room” cho NĐTNN trong thời gian tới.
Dù quý 3 là quý mùa mưa và hoạt động xây dựng thường không sôi động như quý 2, chúng tôi kỳ vọng KQKD của các doanh nghiệp trong ngành vẫn khả quan hơn so với cùng kỳ 2014. Quý 4 là mùa cao điểm của ngành xây dựng nên doanh và lợi nhuận của ngành được dự báo sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ.
Tuy nhiên, đối với ngành xi măng, VDSC lưu ý rằng giá xuất khẩu xi măng giảm nhẹ do nhu cầu tại thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản giảm (do USD mạnh lên) trong khi nguồn cung của Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia đang tăng dần.
Từ nay đến cuối năm 2030, nhà nước sẽ nắm giữ 75% Petrolimex và 100% vốn điều lệ của PVN.
Theo Đề án tái cơ cấu ngành Dầu khí, sau năm 2015, Nhà nước sẽ giảm tỷ lệ sở hữu tại hàng loạt công ty thuộc ngành dầu khí như PVGas (xuống dưới 75%), Lọc hóa dầu Bình Sơn (từ 100% xuống 51%), PVCombank (xuống dưới 20%)...
Bên cạnh nút thắt nợ vay và tồn kho đang dần được nới lỏng nhờ quá trình tái cấu trúc, CTCP Tập Đoàn Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành (HOSE: TTF) cũng đang bước chân vào một lĩnh vực hoàn toàn mới.
Tập đoàn khoáng sản Vale của Brazil sẽ đầu tư 4 tỷ USD trong sáu tháng cuối năm cho hoạt động sản xuất, giảm 42% so cùng kỳ năm ngoái.
Nên miễn thuế nguyên liệu nhập để sản xuất hàng hóa xuất khẩu vì việc miễn thuế này phù hợp với công ước quốc tế, đáp ứng kịp thời nghị định 19 của Chính phủ.
Dệt may Việt Nam sẽ được miễn thuế xuất khẩu sang EU sau 7 năm. Ngược lại, các mặt hàng dệt may nhập khẩu từ EU vào Việt Nam sẽ được miễn thuế ngay sau khi hiệp định FTA được ký kết. Liệu rằng, lộ trình cắt giảm thuế quan này có lợi cho EU nhiều hơn?
Có 4 đường cao tốc sẽ nhượng quyền kinh doanh cho nhà đầu tư nước ngoài nhằm thu hồi vốn cho ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng các cầu đường mới.
Mỹ và Việt Nam đang trong giai đoạn đàm phán cuối cùng về quy định xuất xứ và tiếp cận thị trường đối với ngành dệt may của Việt Nam sau nhiều tháng đàm phán không có tiến triển.
Triển vọng ký kết Hiệp định Đối tác Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và áp lực cạnh tranh từ Việt Nam đang thúc đẩy doanh nghiệp dệt may của Trung Quốc chuyển nhà máy sang nước khác, thậm chí là Mỹ, do lo ngại mất lợi thế cạnh tranh.
Đó là nhận xét của Chủ tịch UB TW MTTQ VN Nguyễn Thiện Nhân tại lễ diễu hành chương trình "Tự hào thương hiệu Việt Nam" diễn ra sáng nay.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự