Nhiều sản phẩm thép trong nước cung đã vượt cầu nhưng hàng nhập khẩu vẫn gia tăng, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc vẫn quyết tâm đầu tư nhà máy lớn tại VN.

Tại các tỉnh phía Nam thị trường vật liệu xây dựng sôi động cùng với cơn sốt đất, mặc dù mùa mưa sắp bắt đầu nhưng nhu cầu các nhóm mặt hàng này vẫn không ngừng gia tăng.
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia bất động sản ngoài nhóm các nhà đầu tư kiếm lời, còn có một lượng lớn khách hàng là người có nhu cầu thật sự về nhà ở, đặc biệt là phân khúc đất nền giá rẻ ở các địa phương lân cận Tp.Hồ Chí Minh cũng khiến nhu cầu xây dựng nhà gia tăng mạnh mẽ khiến thị trường vật liệu xây dựng phát triển với tốc độ cao trong thời gian qua.
Cụ thể, tạ tỉnh Bình Dương, giá cát vàng, gạch đều tăng so với thời điểm trước Tết Nguyên đán, hiện giá cát vàng ở mức 390.000 đồng/m3, tăng 5% so với cách đây 3 tháng. Ngoài ra, gạch đỏ có giá 840 – 900 đồng/viên, tăng 5 - 6% và sản phẩm này hiện thường xuyên ở tình trạng cung không đủ cầu. Với mặt hàng xi măng, giá dao động trong khoảng 80 - 90 nghìn đồng/bao.
Tại Long An, lượng khách hàng mua cát, đá sỏi, xi măng tăng đột biến, sản lượng bán ra mỗi tuần tăng đến 20% so với cùng kỳ năm trước, giá tăng cao nhất là gạch đỏ lên tới 6 – 7%.
Trong số các sản phẩm phục vụ xây dựng, tôn thép là mặt hàng biến động cao nhất. Nếu như trước Tết, giá thép hộp ở mức trên 16 triệu đồng/tấn thì hiện nay đã lên đến 18,6 triệu đồng/tấn, tăng 16% thậm chí có thời điểm giá thép lên sát 19 triệu đồng/tấn. Giá tôn Hoa Sen, Đông Á…. cũng tăng trên 10% do giá nguyên liệu thế giới tăng, ảnh hưởng của các biện pháp phòng vệ thương mại đối với mặt hàng thép mà còn nhờ sức mua tăng mạnh trong thời gian qua.
Tại Tp.Hồ Chí Minh, mặc dù sức mua không tăng nhanh như các vùng lân cận do đặc thù cấp phép xây dựng nghiêm ngặt, song thị trường vật liệu xây dựng tại đây vẫn duy trì đà phát triển. Giá các loại gạch ốp lát hầu như không biến động nhiều. Đặc biệt, dù giá cao song gạch ốp lát Việt Nam vẫn được phần lớn khách hàng lựa chọn nhờ chất lượng cao, độ bóng, cứng và độ bền tốt. Hiện giá gạch ốp lát hàng Việt Nam khổ 60 x 60 dao động khoảng 210 – 220 nghìn đồng/m2; Khổ 80 x 80 khoảng 620 nghìn đồng/m2.
Cùng với giá biến động tăng, thì tình hình sản xuất của các doạnh nghiệp ngành thép trong 4 tháng đầu năm cũng có những tín hiệu tích cực. Cụ thể, các doanh nghiệp là thành viên của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) đã sản xuất được 3.691.672 tấn thép thô. Trong đó, tiêu thụ đạt 3.858.953 tấn.
Đối với thép thành phẩm các loại sản xuất đạt 7.594.534 tấn, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2017, tăng 41,7% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, tiêu thụ đạt 6.698.893 tấn, tăng 35,2% so với cùng kỳ năm 2017 và tăng 38,8% so với 4 tháng năm 2016, trong đó xuất khẩu đạt 1.568.826 tấn, tăng 47,7% so với cùng kỳ năm 2017.
Nếu tính riêng mảng thép xây dựng, 4 tháng đầu năm 2018 tiêu thụ nằm trong top 5 doanh nghiệp mạnh nhất phải kể tới Thép Hòa Phát, chiếm tới 23,29%; Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSTEEL) chiếm 18,57%; thép Posco SS vina chiếm 9,85%; thép Việt (Pomina) đạt 9,62%; thép Vinakyoei chiếm 7,32%.
Đối với mảng ống thép hàn, 4 tháng đầu năm sản xuất đạt 742.405 tấn, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2017. Và, tiêu thụ đạt 735.192 tấn, tăng 16,8% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu đạt 107.951 tấn, tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ năm trước. Con số tiêu thụ tăng trưởng đó dẫn đầu vẫn là ống thép Hòa Phát với 27,37%; tiếp đó là ống thép Hoa Sen với 17,20%...
Ngoài ra, đối với mảng tôn mạ kẽm và sơn phủ màu, 4 tháng đầu năm 2018 các doanh nghiệp sản xuất đạt 1.476.366 tấn, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, tiêu thụ đạt 1.191.852 tấn, tăng 20,1% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó xuất khẩu 608.268 tấn, tăng 27,7% so với cùng kỳ năm 2017.
Nói về tiêu thụ tôn, nằm trong Top đầu vẫn phải kể tới tôn Hoa Sen, tiêu thụ chiếm tới 35% thị phần; tiếp đó là tôn thép Nam Kim với 15%; tôn Đông Á với 13%...
Nguồn: VITIC/Báo Công thương điện tử
Nhiều sản phẩm thép trong nước cung đã vượt cầu nhưng hàng nhập khẩu vẫn gia tăng, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc vẫn quyết tâm đầu tư nhà máy lớn tại VN.
Sau khi tăng nóng hơn 20%, giá các loại giấy (giấy in, giấy viết, giấy bao bì) tiếp tục tăng thêm từ 500.000 - 1 triệu đồng/tấn kể từ đầu tháng 6-2018 do nguồn cung nguyên liệu và thành phẩm giấy nhập khẩu tiếp tục leo thang.
Theo quy định, bột xương và bột thịt xương dùng làm thức ăn chăn nuôi (TACN) không được có khuẩn E.Coli (trong 1g mẫu) và Salmonella (trong 25g mẫu). Tuy nhiên, bằng nhiều con đường khác nhau...
Từ đỉnh 175.000 đồng một chục (12 trái), giá dừa rớt xuống còn 70.000 đồng cách đây hai tháng và hiện giờ chỉ còn 40.000 đồng vì Trung Quốc ngưng mua.
Một số thương lái Trung Quốc đã xuống tận vùng nguyên liệu cá tra ở ĐBSCL để thu mua số lượng lớn và xuất khẩu cá tra về nước họ qua đường tiểu ngạch.
Việc ngăn chặn các loại sản phẩm không bảo đảm an toàn sẽ tạo điều kiện cho thực phẩm tốt và đạt chuẩn xuất khẩu tiếp cận người tiêu dùng trong nước
Sản lượng sữa trong nước tăng nhanh đã khiến kim ngạch nhập khẩu giảm và tạo nên một tín hiệu đáng mừng
Lâm Đồng lên kế hoạch xây dựng thương hiệu khoai tây Đà Lạt để chống lại nạn khoai tây Trung Quốc tuồn vào và hô biến thành thương hiệu nổi tiếng này.
Ngay khi có mặt trên thị trường, đường bắp đã tác động mạnh đến nhu cầu tiêu thụ đường trắng.
Trong số 5 tỷ gói mì được tiêu thụ mỗi năm, nhãn hiệu mì được ưa chuộng nhất hiện chiếm được gần 30% thị trường...
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự