Theo Đề án tái cơ cấu ngành Dầu khí, sau năm 2015, Nhà nước sẽ giảm tỷ lệ sở hữu tại hàng loạt công ty thuộc ngành dầu khí như PVGas (xuống dưới 75%), Lọc hóa dầu Bình Sơn (từ 100% xuống 51%), PVCombank (xuống dưới 20%)...

Có 4 đường cao tốc sẽ nhượng quyền kinh doanh cho nhà đầu tư nước ngoài nhằm thu hồi vốn cho ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng các cầu đường mới.
Đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, một trong những dự án hạ tầng quan trọng được đầu tư theo hình thức BOT - Ảnh: Thuận Thắng
Bộ Giao thông vận tải vừa phê duyệt đề án chương trình và chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành giao thông vận tải đến năm 2020.
Trong đó, bộ đã đưa ra danh mục 4 đường cao tốc sẽ nhượng quyền kinh doanh cho nhà đầu tư nước ngoài nhằm thu hồi vốn cho ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng các công trình cầu đường mới.
Gồm hai đường cao tốc đã đưa vào sử dụng là TP HCM - Long Thành - Dầu Giây (TP HCM, Đồng Nai) dài 55 km, Nội Bài-Lào Cai (Hà Nôi, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai) dài 245 km, và hai đường cao tốc đang xây dựng là Đà Nẵng - Quảng Ngãi (Đà Nẵng, Quảng Ngãi và Quảng Nam) dài 139,5 km và đường cao tốc Bến Lức - Long Thành (TP HCM, Long An, Đồng Nai) dài 57,8 km.
Theo ông Mai Tuấn Anh - tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc VN (VEC) -đơn vị quản lý 4 tuyến đường cao tốc trên, hiện có nhiều tập đoàn ở các nước Châu Âu đang quan tâm tìm hiểu mua lại quyền kinh doanh các đường cao tốc tại VN.
Đây là các dự án có vốn đầu tư lớn nên VEC đang làm các thủ tục về pháp lý như phương án tài chính, hợp đồng về quyền lợi và trách nhiệm của nhà khai thác…để trình các cơ quan thẩm quyền.
VEC dự kiến đến cuối năm nay sẽ hoàn thành các thủ tục trên để đưa ra đấu thầu nhượng quyền kinh doanh đường cao tốc công khai và minh bạch.
Liệu việc nhượng quyền kinh doanh đường cao tốc cho nước ngoài sẽ đẩy mức phí đường cao tốc tăng cao?
Trả lời câu hỏi này, ông Mai Tuấn Anh cho biết mức phí đường cao tốc do nhà nước qui định khi nhượng quyền kinh doanh đường cao tốc, thế nhưng trong phương án tài chính cũng sẽ tính đến điều chỉnh theo mức lạm phát để bảo đảm quyền lợi cho nhà đầu tư.
Được biết tổng mức đầu tư cho 4 đường cao tốc trên khoảng gần 5,8 tỷ USD, trong đó gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản, Ngân hàng phát triển Châu Á, Ngân hàng thế giới.
Theo Đề án tái cơ cấu ngành Dầu khí, sau năm 2015, Nhà nước sẽ giảm tỷ lệ sở hữu tại hàng loạt công ty thuộc ngành dầu khí như PVGas (xuống dưới 75%), Lọc hóa dầu Bình Sơn (từ 100% xuống 51%), PVCombank (xuống dưới 20%)...
Bên cạnh nút thắt nợ vay và tồn kho đang dần được nới lỏng nhờ quá trình tái cấu trúc, CTCP Tập Đoàn Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành (HOSE: TTF) cũng đang bước chân vào một lĩnh vực hoàn toàn mới.
Tập đoàn khoáng sản Vale của Brazil sẽ đầu tư 4 tỷ USD trong sáu tháng cuối năm cho hoạt động sản xuất, giảm 42% so cùng kỳ năm ngoái.
Nên miễn thuế nguyên liệu nhập để sản xuất hàng hóa xuất khẩu vì việc miễn thuế này phù hợp với công ước quốc tế, đáp ứng kịp thời nghị định 19 của Chính phủ.
Dệt may Việt Nam sẽ được miễn thuế xuất khẩu sang EU sau 7 năm. Ngược lại, các mặt hàng dệt may nhập khẩu từ EU vào Việt Nam sẽ được miễn thuế ngay sau khi hiệp định FTA được ký kết. Liệu rằng, lộ trình cắt giảm thuế quan này có lợi cho EU nhiều hơn?
Theo chứng khoán Rồng Việt, 6 tháng cuối năm kết quả kinh doanh các doanh nghiệp ô tô cũng như vật liệu xây dựng thường tốt hơn so với 6 tháng đầu năm.
Mỹ và Việt Nam đang trong giai đoạn đàm phán cuối cùng về quy định xuất xứ và tiếp cận thị trường đối với ngành dệt may của Việt Nam sau nhiều tháng đàm phán không có tiến triển.
Triển vọng ký kết Hiệp định Đối tác Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và áp lực cạnh tranh từ Việt Nam đang thúc đẩy doanh nghiệp dệt may của Trung Quốc chuyển nhà máy sang nước khác, thậm chí là Mỹ, do lo ngại mất lợi thế cạnh tranh.
Đó là nhận xét của Chủ tịch UB TW MTTQ VN Nguyễn Thiện Nhân tại lễ diễu hành chương trình "Tự hào thương hiệu Việt Nam" diễn ra sáng nay.
Mặc dù các cơ quan chức năng đã nghiêm cấm sử dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi, thế nhưng câu hỏi đặt ra là vì sao những chất này vẫn xuất hiện nhan nhản trên thị trường?
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự