Nhiều nghiên cứu cho rằng, lợi ích mà Việt Nam được hưởng từ CPTPP với sự vắng mặt của Mỹ ít hơn nhiều so với TPP trước đó, vì Mỹ chiếm đến 60% GDP của khối và khoảng 22% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam...

Ông Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng là Tổ trưởng Tổ công tác; ông Nguyễn Hoàng Anh (cựu Bí thư Cao Bằng), Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN, Tổ phó thường trực.
Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định số 66, ngày 15-1-2018, thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (DN). Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15-1-2018.
Theo đó ông Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng là Tổ trưởng Tổ công tác; ông Nguyễn Hoàng Anh (cựu Bí thư Cao Bằng), Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN, Tổ phó thường trực.
Các tổ phó khác là: ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; ông Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Các thành viên tổ công tác gồm: Ông Nguyễn Duy Thăng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ; ông Lê Tiến Châu, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; ông Cao Quốc Hưng, Thứ trưởng Bộ Công Thương; ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước và bà Hoàng Thị Ngân, Vụ trưởng Vụ Tổ chức hành chính Nhà nước và Công vụ, Văn phòng Chính phủ, thư ký tổ công tác.
Tổ công tác có nhiệm vụ tham mưu giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo triển khai các công việc phục vụ việc thành lập Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN và kết thúc nhiệm vụ khi hình thành được bộ máy của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN.
Ông Nguyễn Hoàng Anh (cựu Bí thư Cao Bằng), Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN, Tổ phó thường trực.
"Siêu" Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN là mô hình được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra trong dự thảo nghị định về thực hiện các quyền và trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu Nhà nước.
Một trong những vai trò của “siêu ủy ban” này là giúp Chính phủ quản lý, giám sát có hiệu quả vốn và tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp; thực hiện các chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước về tái cơ cấu, thoái vốn, sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước,...
Đây là cơ quan chuyên trách quản lý DN Nhà nước với quy mô vốn và tài sản lên tới hơn 5 triệu tỉ đồng.
Trước đó, ngày 26-12, tại Tỉnh ủy Cao Bằng, ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, đã trao quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ cho ông Nguyễn Hoàng Anh. Theo đó, Bộ Chính trị quyết định ông Nguyễn Hoàng Anh thôi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng nhiệm kỳ 2015-2020 để phân công nhiệm vụ mới. Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lại Xuân Môn giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng thay ông Hoàng Anh.
Ông Nguyễn Hoàng Anh sinh năm 1963. Quê quán: Xã Trường Thọ, huyện An Lão, TP Hải Phòng.
Ông từng kinh qua các chức vụ: Ủy viên chuyên trách Ủy ban Về các vấn đề xã hội, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hải Phòng khóa XI; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng.
Dự kiến 30 DN chuyển giao về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN quản lý
1. Tập đoàn Dệt May Việt Nam
2. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
3. Tập đoàn Điện lực Việt Nam
4. Tập đoàn Hóa chất Việt Nam
5. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản
6. Tập đoàn Bưu chính -Viễn thông Việt Nam
7. Tập đoàn Công Nghiệp Cao su Việt Nam
8. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam
9. Tập đoàn Bảo Việt
10. Tổng Công ty Cà phê
11. Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước
12. Tổng Công ty Đường sắt
13. Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam
14. Tổng Công ty Hàng không Việt Nam
15. Tổng Công ty Lương thực miền Bắc
16. Tổng Công ty Lương thực miền Nam
17. Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam
18. Tổng Công ty Giấy Việt Nam
19. Tổng Công ty Thép Việt Nam
20. Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy
21. Tổng Công ty Sông Đà
22. Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD)
23. Tổng Công ty Truyền thông đa phương tiện
24. Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam
25. Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp
26. Tổng Công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp
27. Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam
28. Tổng công ty Dược Việt Nam
29. Tổng Công ty Rượu- Bia - Nước giải khát Sài Gòn
30. Tổng Công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Hà Nội
PV
Theo PLO.vn
Nhiều nghiên cứu cho rằng, lợi ích mà Việt Nam được hưởng từ CPTPP với sự vắng mặt của Mỹ ít hơn nhiều so với TPP trước đó, vì Mỹ chiếm đến 60% GDP của khối và khoảng 22% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam...
Nhiều chuyên gia cho rằng Chính phủ cần sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách phù hợp để doanh nghiệp Việt Nam phát huy thế mạnh, tăng khả năng cạnh tranh.
Tăng liền 14 bậc trong bảng xếp hạng Chỉ số thuận lợi kinh doanh là một kết quả rất đáng ghi nhận của nền kinh tế.
Nhà nước liên tục đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa hầu hết các doanh nghiệp nhà nước trước năm 2018
Nằm trong top 30 quốc gia có thị trường bán lẻ sôi động nhất thế giới, Việt Nam đang tiếp tục chứng minh sự hấp dẫn qua việc chào đón hai nhà đầu tư ngoại ngay trong những tháng đầu tiên của năm 2018.
Đã có một sự biến chuyển trong cơ cấu nền kinh tế khi khối doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm lượng đông đảo,
Việt Nam có năng suất lao động tăng nhanh hơn và quá trình "đuổi bắt" đang thực sự diễn ra so với hầu hết các nước Đông Nam Á.
Suốt thời gian qua, những bất ổn trong chiến lược, quy hoạch phát triển cũng như cơ chế khai thác, sử dụng đã khiến ngành năng lượng Việt Nam phải trả không ít giá đắt. Để tránh đi vào “vết xe đổ”, dựng xây một chiến lược phát triển năng lượng mới với cái nhìn toàn diện hơn đang là điều cấp bách đặt ra.
Triển khai nhiệm vụ tài chính – ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2018, ngành Tài chính đã đề ra 9 nhóm giải pháp trọng tâm để thực hiện nhiệm vụ.
Tốc độ tăng trưởng GDP lạc quan, đi kèm với sự tăng trưởng của dòng vốn đầu tư nước ngoài, thu nhập hộ gia đình và tỷ lệ thất nghiệp giảm cũng là những tín hiệu tích cực để giúp người Việt trở nên lạc quan và tự tin hơn.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự