2 tháng đầu năm 2019 xuất khẩu sắt thép tăng mạnh 33,7% về lượng và tăng 18,1% về kim ngạch so với cùng kỳ, đạt 1,23 triệu tấn, tương đương 773,68 triệu USD.

Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu (TĂCN & NL) trong tháng 2/2019 đạt 242 triệu USD, giảm 34,48% so với tháng trước đó nhưng tăng 0,2% so với cùng tháng năm ngoái.
Các thị trường chính cung cấp TĂCN & NL cho Việt Nam trong tháng 2/2019 vẫn là Argentina, Mỹ, Ấn Độ và Brazil,... Trong đó, Argentina trở thành thị trường cung cấp lớn nhất cho Việt Nam với 91 triệu USD, giảm 18,38% so với tháng trước đó và giảm 0,85% so với cùng tháng năm ngoái, nâng kim ngạch nhập khẩu TĂCN & NL trong 2 tháng đầu năm 2019 lên hơn 203 triệu USD, chiếm 33,2% thị phần.
Kế đến là thị trường Mỹ với kim ngạch nhập khẩu trong tháng 2/2019 đạt hơn 41 triệu USD, giảm 44,64% so với tháng 1/2019 nhưng tăng 35,61% so với tháng 2/2018. Tính chung, trong 2 tháng đầu năm 2019 Việt Nam đã nhập khẩu TĂCN & NL từ thị trường này đạt hơn 117 triệu USD, tăng 78,41% so với cùng kỳ năm 2018.
Đứng thứ ba là Ấn Độ, với kim ngạch nhập khẩu hơn 14 triệu USD, giảm 42,67% so với tháng 1/2019 và giảm 27,35% so với tháng 2/2018, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu trong 2 tháng đầu năm 2019 lên hơn 39 triệu USD, giảm 25,76% so với cùng kỳ năm 2018.
Tính chung, trong 2 tháng đầu năm 2019 Việt Nam đã chi hơn 613 triệu USD nhập khẩu TĂCN & NL, tăng 6,03% so với cùng kỳ năm 2018. Các thị trường có kim ngạch tăng trưởng mạnh trong thời gian này là: Chile với 2,1 triệu USD, tăng 241,82% so với cùng kỳ năm 2018, Tây Ban Nha với 3 triệu USD, tăng 212,96% so với cùng kỳ năm 2018, Australia với hơn 6 triệu USD, tăng 166,88% so với cùng kỳ năm 2018, sau cùng là Nhật Bản với hơn 496 nghìn USD, tăng 124,2% so với cùng kỳ.
Nhập khẩu TĂCN & NL 2 tháng đầu năm 2019 theo thị trường
ĐVT: nghìn USD
Thị trường | T2/2019 | +/- So với T2/2018 (%) | 2T/2019 | +/- So với 2T/2018 (%) |
Tổng KN | 242.969 | -34,5 | 613.757 | 6,0 |
Argentina | 91.613 | -18,4 | 203.855 | -7,6 |
Ấn Độ | 14.406 | -42, 7 | 39.536 | -25,8 |
Anh | 66 | -5 | 136 | -26,2 |
Áo | 175 | -70,4 | 765 | -32,2 |
Bỉ | 1.074 | -22,2 | 2.455 | -61,7 |
Brazil | 13.801 | -61,1 | 49.278 | 0,1 |
UAE | 2.087 | -1,1 | 4.198 | -67,4 |
Canada | 2.483 | 20,1 | 4.551 | 19,5 |
Chile | 1.487 | 117,1 | 2.173 | 241,8 |
Đài Loan (TQ) | 3.259 | -38,7 | 8.571 | -2,3 |
Đức | 605 | -47,6 | 1.759 | -11,3 |
Hà Lan | 1.823 | -15,8 | 3.989 | 33,3 |
Hàn Quốc | 2.669 | -26,9 | 6.320 | 10,7 |
Mỹ | 41.932 | -44,6 | 117.693 | 78,4 |
Indonesia | 7.031 | -8,1 | 14.686 | -29,1 |
Italia | 3.948 | -37,8 | 10.292 | 30,8 |
Malaysia | 2.221 | 23,8 | 4.015 | -25,3 |
Mexico | 117 | -75,2 | 590 | -41,7 |
Nhật Bản | 198 | -33,6 | 496 | 124,2 |
Australia | 2.631 | -24,5 | 6.118 | 166,9 |
Pháp | 2.284 | -36,9 | 5.906 | 27 |
Philippin | 714 | -40,3 | 1.909 | -31,8 |
Singapore | 831 | -64,9 | 3.195 | 27,0 |
Tây Ban Nha | 801 | -63,8 | 3.016 | 213 |
Thái Lan | 6.483 | -41,4 | 17.556 | 39,5 |
Trung Quốc | 7.477 | -68,6 | 31.249 | -15,6 |
Nguồn: Vinanet tính toán từ số liệu sơ bộ của TCHQ
Nhập khẩu nguyên liệu sản xuất TĂCN như lúa mì, ngô, đậu tương và dầu mỡ động thực vật trong 2 tháng đầu năm 2019.
Nhập khẩu các nguyên liệu sản xuất TĂCN 2 tháng đầu năm 2019
Mặt hàng | 2T/2019 | +/- So với 2T/2018 | ||
Lượng (nghìn tấn) | Trị giá (nghìn USD) | Lượng (%) | Trị giá (%) | |
Lúa mì | 368 | 103.727 | -52,9 | -44,0 |
Ngô | 1.614 | 340.944 | 8,5 | 20,8 |
Đậu tương | 326 | 128.873 | 18,3 | 10,2 |
Dầu mỡ động thực vật |
| 96.818 |
| -14,4 |
Nguồn: Vinanet tính toán từ số liệu sơ bộ của TCHQ
Lúa mì: Ước tính khối lượng nhập khẩu lúa mì trong tháng 2/2019 đạt 102 nghìn tấn với kim ngạch đạt 28 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu mặt hàng này trong 2 tháng đầu năm 2019 lên hơn 368 nghìn tấn, với trị giá hơn 103 triệu USD, giảm 52,85% về khối lượng và giảm 44,04% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Thị trường nhập khẩu lúa mì chính trong 2 tháng đầu năm 2019 là Nga chiếm 49% thị phần; Australia chiếm 37%, Canada chiếm 7%, Brazil chiếm 2% và Mỹ chiếm không đáng kể.
Hầu hết các thị trường nhập khẩu lúa mì đều giảm mạnh cả về khối lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2018 là Mỹ, Brazil và Canada. Trong 2 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu lúa mì Mỹ giảm 99,55% về lượng và giảm mạnh 99,47% về trị giá so với cùng kỳ. Tiếp theo là Brazil giảm 87,63% về lượng và giảm 84,58% về trị giá so với cùng kỳ. Sau cùng là Canada giảm 75,18% về lượng và giảm 75,62% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Đậu tương: Ước khối lượng đậu tương nhập khẩu trong tháng 2/2019 đạt 169 nghìn tấn với trị giá hơn 67 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị nhập khẩu đậu tương trong 2 tháng đầu năm 2019 lên hơn 326 nghìn tấn và 128 triệu USD, tăng 18,25% về khối lượng và tăng 10,23% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Ngô: Ước tính khối lượng ngô nhập khẩu trong tháng 2/2019 đạt hơn 697 nghìn tấn với trị giá đạt 148 triệu USD, nâng khối lượng và giá trị nhập khẩu ngô 2 tháng đầu năm 2019 lên hơn 1,6 triệu tấn, trị giá hơn 340 triệu USD, tăng 8,49% về khối lượng và 20,82% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Brazil và Argentina là hai thị trường nhập khẩu ngô chính, chiếm lần lượt là 78% và 19% thị phần. Tuy nhiên, trong 2 tháng đầu năm 2019 nhập khẩu ngô từ thị trường Argentina giảm mạnh 69,53% về lượng và 66,27% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Theo Vinanet.vn
2 tháng đầu năm 2019 xuất khẩu sắt thép tăng mạnh 33,7% về lượng và tăng 18,1% về kim ngạch so với cùng kỳ, đạt 1,23 triệu tấn, tương đương 773,68 triệu USD.
Cao su của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Trung Quốc – đây là thị trường có vị trí và khoảng cách địa lý thuận lợi, chiếm 64,61% thị phần.
Với vị trí và khoảng cách địa lý thuận lợi, từ lâu Trung Quốc đã trở thành thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là luôn đạt kim ngạch trên tỷ USD. Trung Quốc cũng là một trong những thị trường nhập khẩu hàng nông sản lớn trên thế giới.
Năm 2018, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Lào đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 14% so năm 2017. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu của Lào qua Việt Nam đạt hơn 723 triệu USD và nhập hơn 552 triệu USD hàng hoá từ Việt Nam.
Hai tháng đầu năm 2019, lượng xăng dầu nhập khẩu vào Việt Nam giảm 47,7% và kim ngạch giảm 53,1% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 30 đối tác nhập khẩu lớn vào Thụy Điển, Việt Nam đứng vị trí thứ 24, xếp trên cả Hàn Quốc, Ấn Độ, Hồng Kông, Thái Lan và các nước ASEAN khác. Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Thụy Điển hiện đang duy trì đà tăng trưởng khá cao và ổn định.
Israel là một thị trường nhỏ với hơn 8,5 triệu dân, song với trình độ và mức thu nhập đầu người cao (lên đến 42.000 USD thu nhập bình quân đầu người một năm). Việt Nam và Israel có rất nhiều tiềm năng để thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư song phương. Israel là thị trường nhập khẩu lớn thứ 44 trên thế giới, có nền kinh tế thị trường tự do, coi hoạt động ngoại thương là động lực phát triển và là cốt lõi của nền kinh tế.
Tính trung bình trong 2 tháng đầu năm nay giá nhập khẩu sắt thép đạt 675,6 USD/tấn, tăng 5,9% so với 2 tháng đầu năm 2018.
2 tháng đầu năm 2019, xuất siêu sang Myanmar đạt 49,36 triệu USD, giảm 48% so với cùng kỳ.
Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Áo ngày nay không ngừng phát triển trên nhiều lĩnh vực. Các mặt hàng Việt Nam xuất sang Áo gồm có: Sản phẩm mây, tre, cói và thảm; Gỗ và sản phẩm gỗ; Hàng dệt, may; Giày dép các loại; Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày; Điện thoại các loại và linh kiện; Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự