Mặc dù lượng chè xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chỉ chiếm 4,5% thị phần, nhưng lại có giá cao nhất, bình quân đạt 4.253,29 USD/tấn và tăng mạnh so với cùng kỳ 2018.

Năm 2018, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Lào đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 14% so năm 2017. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu của Lào qua Việt Nam đạt hơn 723 triệu USD và nhập hơn 552 triệu USD hàng hoá từ Việt Nam.
Sang năm 2019, 2 tháng đầu năm xuất khẩu sang Lào đạt 97,4 triệu USD, tăng 20,26% so với cùng kỳ. Tính riêng tháng 2/2019 kim ngạch đạt 40,6 triệu USD, giảm 28,77% so với tháng 1/2019 nhưng tăng 43,12% so với tháng 2/2018.
Ngược lại, Việt Nam cũng nhập khẩu từ Lào 30,73 triệu USD, giảm 29,58% so với tháng 1/2019 nhưng tăng 19,25% so với tháng 2/2018. Tính chung 2 tháng đạt 74,3 triệu USD, tăng 4,79% so với cùng kỳ.
Như vậy, hai tháng đầu năm 2019 Việt Nam đã xuất siêu sang Lào trên 2 triệu USD, tăng gấp 2,3 lần (tức tăng 128,17%) so với 2 tháng đầu năm 2018.
Trong năm 2018, những mặt hàng chính xuất khẩu qua Việt Nam là nước uống, nước khoáng, các sản phẩm gỗ, các sản phẩm nông nghiệp như cao su, cà phê, bắp, khoai mì, gạo và gia súc. Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ ba của Lào, sau Thái Lan và Trung Quốc. Lào là quốc gia các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất với 81,5%, chiếm 18,9% tổng vốn đầu tư. Việt Nam đã đầu tư vào 409 dự án tại Lào trị giá hơn 4 tỷ USD, chủ yếu là thủy điện, khai thác, vận chuyển, trồng cây công nghiệp và dịch vụ, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của cả hai nước.
Hai tháng đầu năm 2019 , Việt Nam xuất khẩu sang Lào chủ yếu mặt hàng xăng dầu, sắt thép, phương tiện vận tải, sản phẩm từ sắt thép – đây là những mặt hàng đều đạt kim ngạch cao, và tổng cộng chiếm 40,84% tỷ trọng, trong đó xăng dầu đạt cao nhất 12,8 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ giảm 7,19%, mặc dù lượng xuất tăng 2,57% đạt 22 nghìn tấn. Giá xuất bình quân giảm 9,51%, tương ứng với 583,61 USD/tấn.
Đáng chú ý, trong 2 tháng đầu năm nay Lào tăng mạnh nhập khẩu nhóm hàng dệt may từ Việt Nam, tuy chỉ đạt trên 1 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ tăng gấp 2,4 lần (tức tăng 143,76%). Ở chiều ngược lại, Lào giảm mạnh nhập khẩu sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ, giảm 70,88% tương ứng với 68,8 nghìn USD.
Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang Lào 2 tháng đầu năm 2019
Mặt hàng | 2T/2019 | +/- so với cùng kỳ 2018 (%)* | ||
Lượng (Tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Tổng |
| 97.484.099 |
| 20,26 |
Xăng dầu các loại | 22.047 | 12.866.741 | 2,57 | -7,19 |
Sắt thép các loại | 18.536 | 12.632.210 | -7,03 | -9,93 |
Phương tiện vận tải và phụ tùng |
| 9.139.405 |
| 11,77 |
Sản phẩm từ sắt thép |
| 5.180.782 |
| 7,35 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác |
| 4.825.001 |
| -10,66 |
Hàng rau quả |
| 2.620.557 |
| 47,13 |
Phân bón các loại | 5.394 | 2.024.655 | 0,54 | 6,41 |
Clanhke và xi măng | 27.587 | 2.004.688 | 30,35 | 42,75 |
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc |
| 1.799.859 |
| 29,88 |
Sản phẩm gốm, sứ |
| 1.219.457 |
| 13,61 |
Sản phẩm từ chất dẻo |
| 1.112.991 |
| -37,93 |
Hàng dệt, may |
| 1.083.411 |
| 143,76 |
Dây điện và dây cáp điện |
| 751.450 |
| -14,4 |
Kim loại thường khác và sản phẩm |
| 509.596 |
| 76,08 |
Giấy và các sản phẩm từ giấy |
| 494.022 |
| -24,54 |
Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ |
| 68.864 |
| -70,88 |
(* Vinane tính toán số liệu từ TCHQ)
Việc chính phủ Lào đang bỏ dần các quy định, thủ tục hành chính rườm rà, giảm thời gian thành lập doanh nghiệp, giảm thuế và tăng cường cơ sở hạ tầng. Đây là một trong những thông tin quan trọng về hoạt động cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, trong đó có dòng vốn đầu tư từ Việt Nam.
Theo ông Somxay Sanamoune, Tổng Lãnh sự Lào tại TPHCM cho biết, Chính phủ Lào ủng hộ và ưu tiên các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư và kinh doanh tại Lào. Bởi Việt Nam và Lào gần gũi về địa lý, do đó hoạt động trao đổi về kinh tế cũng như đi lại, xuất nhập khẩu hàng hóa, lao động giữa hai nước rất thuận lợi. Đây chính là những lợi thế giúp cánh cửa hợp tác đầu tư giữa cộng đồng doanh nghiệp hai bên ngày càng “rộng mở”.
Không chỉ nhà đầu tư, doanh nghiệp Việt Nam, mà các doanh nghiệp nhà đầu tư khác khi đến đầu tư tại Lào cũng nhận được nhiều chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư, xuất khẩu sang Lào. Ngoài ra, theo nghị định sửa đổi về các đặc khu kinh tế và khu kinh tế chuyên biệt (SEZs), Vientiane Saysettha Development Zone, được Chính phủ Lào ban hành mới đây, các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài được hưởng một loạt các ưu đãi về hoãn thuế.
Theo Vinanet.vn
Mặc dù lượng chè xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chỉ chiếm 4,5% thị phần, nhưng lại có giá cao nhất, bình quân đạt 4.253,29 USD/tấn và tăng mạnh so với cùng kỳ 2018.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo ra thị trường nước ngoài trong 2 tháng đầu năm 2019 đạt 711.759 tấn, thu về 311,59 triệu USD, giảm 14,4% về lượng và giảm 23,6% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018.
Theo thống kê sơ sộ của Tổng cục Hải quan, thủy sản nhập khẩu về Việt Nam 2 tháng đầu năm 2019 giảm nhẹ 2,8% so với cùng kỳ năm 2018, đạt 264,14 triệu USD. Riêng tháng 2/2019 giảm 31,3% so với tháng 1/2019 nhưng tăng 8,9% so với tháng 2/2018, đạt 107,48 triệu USD.
2 tháng đầu năm 2019 xuất khẩu sắt thép tăng mạnh 33,7% về lượng và tăng 18,1% về kim ngạch so với cùng kỳ, đạt 1,23 triệu tấn, tương đương 773,68 triệu USD.
Cao su của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Trung Quốc – đây là thị trường có vị trí và khoảng cách địa lý thuận lợi, chiếm 64,61% thị phần.
Với vị trí và khoảng cách địa lý thuận lợi, từ lâu Trung Quốc đã trở thành thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là luôn đạt kim ngạch trên tỷ USD. Trung Quốc cũng là một trong những thị trường nhập khẩu hàng nông sản lớn trên thế giới.
Hai tháng đầu năm 2019, lượng xăng dầu nhập khẩu vào Việt Nam giảm 47,7% và kim ngạch giảm 53,1% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 30 đối tác nhập khẩu lớn vào Thụy Điển, Việt Nam đứng vị trí thứ 24, xếp trên cả Hàn Quốc, Ấn Độ, Hồng Kông, Thái Lan và các nước ASEAN khác. Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Thụy Điển hiện đang duy trì đà tăng trưởng khá cao và ổn định.
Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu (TĂCN & NL) trong tháng 2/2019 đạt 242 triệu USD, giảm 34,48% so với tháng trước đó nhưng tăng 0,2% so với cùng tháng năm ngoái.
Nhập khẩu thức ăn chăn nuôiNhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
Israel là một thị trường nhỏ với hơn 8,5 triệu dân, song với trình độ và mức thu nhập đầu người cao (lên đến 42.000 USD thu nhập bình quân đầu người một năm). Việt Nam và Israel có rất nhiều tiềm năng để thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư song phương. Israel là thị trường nhập khẩu lớn thứ 44 trên thế giới, có nền kinh tế thị trường tự do, coi hoạt động ngoại thương là động lực phát triển và là cốt lõi của nền kinh tế.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự