Xuất khẩu nguyên liệu nhựa tăng mạnh nhất trong tất cả các nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm.

2 tháng đầu năm 2019 xuất khẩu sắt thép tăng mạnh 33,7% về lượng và tăng 18,1% về kim ngạch so với cùng kỳ, đạt 1,23 triệu tấn, tương đương 773,68 triệu USD.
Theo tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sắt thép sau khi tăng mạnh trong tháng 1/2019 thì sang tháng 2/2019 giảm mạnh 40,5% về lượng và giảm 39,9% về kim ngạch, đạt 458.867 tấn, tương đương 290,95 triệu USD. So với cùng tháng năm 2018 cũng giảm 3,7% về lượng và giảm 13,5% về kim ngạch. Giá xuất khẩu sắt thép trong tháng 2 tăng nhẹ 1,1 % so với tháng 1/2019 nhưng giảm 10,3% so với tháng 2/2018, đạt 634,1 USD/tấn.
Tính chung cả 2 tháng đầu năm 2019 xuất khẩu sắt thép tăng mạnh 33,7% về lượng và tăng 18,1% về kim ngạch so với cùng kỳ, đạt 1,23 triệu tấn, tương đương 773,68 triệu USD. Giá xuất khẩu trung bình sụt giảm 11,7% so với cùng kỳ, đạt 629,4 USD/tấn.
Campuchia đứng đầu thị trường tiêu thụ các loại sắt thép của Việt Nam, chiếm 23,7% trong tổng lượng sắt thép xuất khẩu của cả nước và chiếm 22,1% trong tổng kim ngạch, đạt 290.811 tấn, tương đương 171,02 triệu USD, tăng 73,1% về lượng và tăng 62,5% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Xuất khẩu sang Indonesia – thị trường lớn thứ 2 đạt 160.295 tấn, tương đương 105,95 triệu USD, tăng 19,3% về lượng và tăng 5,6% về kim ngạch, chiếm gần 14% trong tổng lượng và tổng kim ngạch.
Tiếp sau đó là thị trường EU chiếm trên 9% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu sắt thép của cả nước, đạt 117.594 tấn, tương đương 70,53 triệu USD, tăng 24,4% về lượng và nhưng giảm 0,7% về kim ngạch
Xuất khẩu sang Malaysia tăng 1,7% về lượng nhưng giảm 4,4% về kim ngạch so với cùng kỳ, đạt 116.355 tấn, tương đương 70,63 triệu USD, chiếm trên 9% trong tổng lượng và tổng kim ngạch.
Nhìn chung, trong 2 tháng đầu năm nay xuất khẩu sắt thép sang đa số các thị trường tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước; trong đó đáng chú ý một số thị trường mặc dù lượng xuất khẩu và kim ngạch không lớn nhưng tăng đột biến so với cùng kỳ như: Saudi Arabia tăng gấp 170 lần về lượng và tăng gấp 95,7 lần về kim ngạch, đạt 3.742 tấn, tương đương 2,47 triệu USD; Pakistan tăng gấp 20,4 lần về lượng và tăng gấp 15,8 lần về kim ngạch, đạt 22.257 tấn, tương đương 10,47 triệu USD; Ai Cập tăng gấp 10,5 lần về lượng và tăng gấp 14,4 lần về kim ngạch, đạt 1.292 tấn, tương đương 0,86 triệu USD.
Ngược lại, xuất khẩu sắt thép sụt giảm mạnh ở một số thị trường như: Tây Ban Nha giảm 85% về lượng và giảm 81,3% về kim ngạch so với cùng kỳ, đạt 1.518 tấn, tương đương 1,45 triệu USD; U.A.E giảm 1,7% về lượng và giảm 63,5% về kim ngạch, đạt 2.597 tấn, tương đương 1,69 triệu USD; Myanmar giảm 38,5% về lượng và giảm 32,8% về kim ngạch, đạt 8.048 tấn, tương đương 5,89 triệu USD.
Xuất khẩu sắt thép 2 tháng đầu năm 2019
Thị trường | 2T/2019 | +/- so với cùng kỳ (%)* | ||
Lượng (tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Tổng cộng | 1.229.271 | 773.678.076 | 33,65 | 18,07 |
Campuchia | 290.811 | 171.015.402 | 73,06 | 62,51 |
Indonesia | 160.295 | 105.951.130 | 19,34 | 5,57 |
Malaysia | 116.355 | 70.629.798 | 1,74 | -4,36 |
Mỹ | 106.169 | 84.506.342 | -14,77 | -18,93 |
Thái Lan | 87.414 | 47.674.246 | 94,83 | 53,42 |
Philippines | 68.731 | 32.977.166 | 161,09 | 113,68 |
Italia | 61.608 | 31.758.582 | 259,9 | 142,54 |
Hàn Quốc | 54.034 | 34.936.873 | 37,05 | 43,05 |
Bỉ | 50.474 | 33.923.641 | -20,3 | -26,58 |
Đài Loan (TQ) | 29.500 | 17.289.763 | -37,44 | -26,17 |
Nhật Bản | 28.295 | 16.558.831 | 9,5 | -2,57 |
Pakistan | 22.257 | 10.465.898 | 1.943,8 | 1.478,62 |
Lào | 18.536 | 12.632.210 | -7,03 | -9,93 |
Ấn Độ | 17.072 | 9.798.662 | 18,95 | -25,11 |
Australia | 11.491 | 8.818.771 | 25,43 | 32,21 |
Trung Quốc đại lục | 8.240 | 4.799.176 | 228,03 | 42,91 |
Myanmar | 8.048 | 5.885.188 | -38,51 | -32,76 |
Singapore | 4.039 | 2.743.421 | 292,52 | 209,34 |
Anh | 3.994 | 3.406.226 | 18,34 | 24,65 |
Saudi Arabia | 3.742 | 2.472.001 | 16.909,09 | 9.462,87 |
U.A.E | 2.597 | 1.685.177 | -1,7 | -63,46 |
Tây Ban Nha | 1.518 | 1.446.497 | -85,01 | -81,26 |
Nga | 1.432 | 1.297.153 | 87,43 | 43,69 |
Ai Cập | 1.292 | 862.358 | 1.950,79 | 1.337,45 |
Thổ Nhĩ Kỳ | 500 | 722.672 | 62,34 | 61,79 |
Bangladesh | 216 | 136.583 |
|
|
Hồng Kông (TQ) | 37 | 73.853 | -17,78 | 7,2 |
(*Tính toán từ số liệu của TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Xuất khẩu nguyên liệu nhựa tăng mạnh nhất trong tất cả các nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng giày dép của Việt Nam trong tháng 7/2018 đạt 1,44 tỷ USD, giảm 1,4% so với tháng liền kề trước đó nhưng tăng 10% so với cùng tháng năm ngoái.
Nhật Bản là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại than xuất khẩu của nước ta. Trong 7 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu sang Nhật 538.465 tấn than đá, thu về 70,3 triệu USD.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 7/2018, xuất khẩu rau quả của cả nước ước đạt 345,31 triệu USD, tăng 5,9% so với tháng 6/2018 nhưng giảm 3,9% so với tháng 7/2017. Tính chung cả 7 tháng đầu năm, kim ngạch ước đạt 2,33 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm 2017.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu chè của Việt Nam trong tháng 7/2018 đạt 11.671 tấn, thu về 20,03 triệu USD, giảm 0,06% về lượng và giảm 1,9% về kim ngạch so với tháng 6/2018. So với tháng 7/2017 cũng giảm 13,6% về lượng và giảm 12,8% về kim ngạch.
Theo số liệu từ TCHQ, 7 tháng đầu năm 2018 nhóm hàng thủ công mỹ nghệ đã góp vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước 5,67 tỷ USD, chiếm 4,22% tỷ trọng.
Tháng 7/2018 kim ngạch xuất khẩu giấy và vản phẩm giảm 14,8% so với tháng 6/2018 xuống còn 85,4 triệu USD, nhưng nếu tính chung từ đầu năm đến hết tháng 7/2018 đạt 591,5 triệu USD, tăng 59,1% so với cùng kỳ 2017.
Cà phê của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường các nước EU, đạt 453.988 tấn, tương đương 838,31 triệu USD.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá từ Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm nay tăng khá mạnh trên 13% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 35,73 tỷ USD, trong đó có nhiều mặt hàng là nguyên liệu sản xuất và hàng thương mại, tiêu dùng.
Trong nhóm hàng nhiên liệu nhập khẩu, thì khí đốt hóa lỏng nhập khẩu chiếm thị phần thấp nhất 0,3% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước, so với cùng kỳ tăng cả lượng và trị giá. Trong đó, Trung Quốc là thị trường chủ lực chiếm 36,1% tổng lượng nhóm hàng.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự