Trong bảy tháng qua, Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩn Mỹ (FDA) đã có 32 lệnh cảnh báo đối với doanh nghiệp Việt Nam có hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ.

Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu (TĂCN & NL) trong tháng 3/2019 đạt 345 triệu USD, tăng 42% so với tháng trước đó và tăng 1,01% so với cùng tháng năm ngoái.
Các thị trường chính cung cấp TĂCN & NL cho Việt Nam trong tháng 3/2019 vẫn là Argentina, Mỹ, Brazil và Trung Quốc... Trong đó, Argentina trở thành thị trường cung cấp lớn nhất cho Việt Nam với 124 triệu USD, tăng 35,41% so với tháng trước đó và tăng 21,76% so với cùng tháng năm ngoái, nâng kim ngạch nhập khẩu TĂCN & NL trong 3 tháng đầu năm 2019 lên hơn 327 triệu USD, chiếm 33,8% thị phần.
Kế đến là thị trường Mỹ với kim ngạch nhập khẩu trong tháng 3/2019 đạt hơn 46 triệu USD, tăng 9,88% so với tháng 2/2019 nhưng giảm 43,2% so với tháng 3/2018. Tính chung, trong 3 tháng đầu năm 2019 Việt Nam đã nhập khẩu TĂCN & NL từ thị trường này đạt hơn 175 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2018.
Đứng thứ ba là Brazil với kim ngạch nhập khẩu hơn 32 triệu USD, tăng 131,93% so với tháng 2/2019 và tăng 3,87% so với tháng 3/2018, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu trong 3 tháng đầu năm 2019 lên hơn 81 triệu USD, tăng 1,51% so với cùng kỳ năm 2018.
Tính chung, trong 3 tháng đầu năm 2019 Việt Nam đã chi hơn 969 triệu USD nhập khẩu TĂCN & NL, tăng 5,38% so với cùng kỳ năm 2018. Các thị trường có kim ngạch tăng trưởng mạnh trong thời gian này là: Chile với 3,1 triệu USD, tăng 251,55% so với cùng kỳ năm 2018, Tây Ban Nha với 3,9 triệu USD, tăng 184,2% so với cùng kỳ năm 2018, Australia với hơn 8,4 triệu USD, tăng 182,18% so với cùng kỳ năm 2018, sau cùng là Italia với hơn 16 triệu USD, tăng 46,26% so với cùng kỳ.
Nhập khẩu TĂCN & NL 3 tháng đầu năm 2019 theo thị trường
ĐVT: nghìn USD
Thị trường | T3/2019 | +/- So với T3/2018 (%) | 3T/2019 | +/- So với 3T/2018 (%) |
Tổng KN | 345.024 | 1,01 | 969.898 | 5,38 |
Argentina | 124.049 | 21,76 | 327.904 | 1,66 |
Ấn Độ | 16.365 | 9,99 | 55.934 | -17,93 |
Anh | 41 | -74,31 | 178 | -48,46 |
Áo | 25 | -96,21 | 791 | -55,97 |
Bỉ | 959 | -73,19 | 3.415 | -65,80 |
Brazil | 32.011 | 3,87 | 81.311 | 1,51 |
UAE | 1.856 | -80,35 | 6.054 | -72,89 |
Canada | 4.965 | 70,54 | 9.517 | 41,60 |
Chile | 951 | 276,02 | 3.124 | 251,55 |
Đài Loan (TQ) | 6.159 | -27,09 | 14.730 | -14,48 |
Đức | 1.041 | 27,96 | 2.729 | -2,40 |
Hà Lan | 1.598 | 0,20 | 5.587 | 21,78 |
Hàn Quốc | 5.359 | 14,84 | 11.680 | 13,49 |
Mỹ | 46.075 | -43,20 | 175.129 | 19,00 |
Indonesia | 6.312 | -16,90 | 20.998 | -25,79 |
Italia | 6.610 | 79,25 | 16.903 | 46,26 |
Malaysia | 2.840 | 4,79 | 6.856 | -15,19 |
Mexico | 127 | -64,39 | 717 | -47,66 |
Nhật Bản | 92 | -68,52 | 589 | 14,35 |
Australia | 2.367 | 231,28 | 8.485 | 182,18 |
Pháp | 3.625 | 14,82 | 9.531 | 22,06 |
Philippin | 2.770 | 30,33 | 4.680 | -4,96 |
Singapore | 1.050 | -40,38 | 4.246 | -0,73 |
Tây Ban Nha | 943 | 119,62 | 3.959 | 184,20 |
Thái Lan | 12.161 | -12,28 | 29.531 | 11,64 |
Trung Quốc | 17.965 | 7,98 | 49.173 | -8,42 |
Nguồn: Vinanet tính toán từ số liệu sơ bộ của TCHQ
Nhập khẩu nguyên liệu sản xuất TĂCN như lúa mì, ngô, đậu tương và dầu mỡ động thực vật trong 3 tháng đầu năm 2019.
Nhập khẩu các nguyên liệu sản xuất TĂCN 3 tháng đầu năm 2019
Mặt hàng | 3T/2019 | +/- So với 3T/2018 | ||
Lượng (nghìn tấn) | Trị giá (nghìn USD) | Lượng (%) | Trị giá (%) | |
Lúa mì | 506 | 141.513 | -57,6 | -51,1 |
Ngô | 2.048 | 433.797 | 5,9 | 16,9 |
Đậu tương | 437 | 173.592 | 11,9 | 4,1 |
Dầu mỡ động thực vật |
| 162.250 |
| -10,6 |
Nguồn: Vinanet tính toán từ số liệu sơ bộ của TCHQ
Lúa mì: Ước tính khối lượng nhập khẩu lúa mì trong tháng 3/2019 đạt 138 nghìn tấn với kim ngạch đạt 37 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu mặt hàng này trong 3 tháng đầu năm 2019 lên hơn 506 nghìn tấn, với trị giá hơn 141 triệu USD, giảm 57,55% về khối lượng và giảm 51,08% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Thị trường nhập khẩu lúa mì chính trong 3 tháng đầu năm 2019 là Nga chiếm 36% thị phần; Australia chiếm 31%, Canada chiếm 10%, Brazil chiếm 16% và Mỹ chiếm không đáng kể.
Hầu hết các thị trường nhập khẩu lúa mì đều giảm mạnh cả về khối lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2018 là Mỹ, Australia, Nga và Canada. Trong 3 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu lúa mì Mỹ giảm 99,1% về lượng và giảm mạnh 98,93% về trị giá so với cùng kỳ. Tiếp theo là Australia giảm 67,01% về lượng và giảm 61,72% về trị giá so với cùng kỳ. Nga giảm 60,15% về lượng và giảm 48,64% về trị giá so với cùng kỳ. Sau cùng là Canada giảm 56,68% về lượng và giảm 56,97% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Duy nhất chỉ có Brazil tăng mạnh 48,12% về lượng và 89,71% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Đậu tương: Ước khối lượng đậu tương nhập khẩu trong tháng 3/2019 đạt 112 nghìn tấn với trị giá hơn 45 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị nhập khẩu đậu tương trong 3 tháng đầu năm 2019 lên hơn 437 nghìn tấn và 173 triệu USD, tăng 11,92% về khối lượng và tăng 4,06% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Ngô: Ước tính khối lượng ngô nhập khẩu trong tháng 3/2019 đạt hơn 435 nghìn tấn với trị giá đạt 93 triệu USD, nâng khối lượng và giá trị nhập khẩu ngô 3 tháng đầu năm 2019 lên hơn 2 triệu tấn, trị giá hơn 433 triệu USD, tăng 5,93% về khối lượng và 16,94% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Brazil và Argentina là hai thị trường nhập khẩu ngô chính, chiếm lần lượt là 72% và 25% thị phần. Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu năm 2019 nhập khẩu ngô từ thị trường Argentina giảm mạnh 63,2% về lượng và 59,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Theo Vinanet.vn
Trong bảy tháng qua, Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩn Mỹ (FDA) đã có 32 lệnh cảnh báo đối với doanh nghiệp Việt Nam có hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ.
Giới chuyên môn lo ngại trước việc Trung Quốc tăng cường nhập khẩu cá tra của Việt Nam, nông dân sẽ đổ xô mở ao nuôi, đến lúc rủi ro thì trở tay không kịp
Việt Nam hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Hàn Quốc, sau Trung Quốc và Mỹ.
Chuyện nhiều nước thâm hụt thương mại với Trung Quốc là tiêu đề nóng trên báo chí, song thực tế, cán cân thương mại cũng nghiêng đủ cả hai chiều cho Đại lục.
Theo Tổng cục Hải quan, trong 7 tháng/2017, kim ngạch xuất nhập khẩu của 10 thị trường lớn nhất của Việt Nam đạt kim ngạch 212,45 tỷ USD, chiếm 91,1% kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.
Theo Tổng cục Hải quan, sau 20 năm Việt Nam gia nhập ASEAN, khối này là thị trường tiêu thụ hàng hóa xuất xứ Việt Nam lớn thứ 4, sau Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc với 6 nhóm hàng hóa chính.
10 nhóm giải pháp chủ yếu đã được nêu ra nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 1137/QĐ-TTg vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành.
Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề ra mục tiêu phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 8%/năm thời kỳ 2016-2020.
Mới đây, Bộ Công Thương ban hành Quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với sản phẩm phân bón DAP và MAP nhập khẩu vào Việt Nam.
Tổng cục Hải quan cho biết, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong tháng 7/2017 ước đạt 35,3 tỷ USD, giảm hơn 1,6% so với tháng trước. Lũy kế tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa 7 tháng đầu năm 2017 của nước ta đạt gần 233,52 tỷ USD, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm 2016.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự