Rau quả tiếp tục là điểm sáng ấn tượng trong hoạt động xuất khẩu những tháng đầu năm của nước ta với con số tăng trưởng cao ở mức 2 con số, mang về số tiền gần 190 tỷ đồng/ngày.

Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu (TĂCN & NL) trong tháng 5/2019 đạt 353 triệu USD, tăng 28,47% so với tháng trước đó và tăng 3,92% so với cùng tháng năm ngoái.
Các thị trường chính cung cấp TĂCN & NL cho Việt Nam trong tháng 5/2019 vẫn là Argentina, Mỹ, Brazil và Trung Quốc... Trong đó, Argentina trở thành thị trường cung cấp lớn nhất cho Việt Nam với 154 triệu USD, tăng 69,02% so với tháng trước đó và tăng 64,24% so với cùng tháng năm ngoái, nâng kim ngạch nhập khẩu TĂCN & NL trong 5 tháng đầu năm 2019 lên hơn 571 triệu USD, chiếm 35,4% thị phần.
Kế đến là thị trường Mỹ với kim ngạch nhập khẩu trong tháng 5/2019 đạt hơn 42 triệu USD, giảm 22,73% so với tháng 4/2019 và giảm 25,34% so với tháng 5/2018. Tính chung, trong 5 tháng đầu năm 2019 Việt Nam đã nhập khẩu TĂCN & NL từ thị trường này đạt hơn 290 triệu USD, tăng 14,61% so với cùng kỳ năm 2018.
Đứng thứ ba là Brazil với kim ngạch nhập khẩu hơn 27 triệu USD, tăng 444% so với tháng 4/2019 nhưng giảm 63,58% so với tháng 5/2018, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu trong 5 tháng đầu năm 2019 lên hơn 114 triệu USD, giảm 38,46% so với cùng kỳ năm 2018.
Tính chung, trong 5 tháng đầu năm 2019 Việt Nam đã chi hơn 1,6 tỉ USD nhập khẩu TĂCN & NL, tăng 0,28% so với cùng kỳ năm 2018. Các thị trường có kim ngạch tăng trưởng mạnh trong thời gian này là: Australia với 14,9 triệu USD, tăng 152,91% so với cùng kỳ năm 2018, Canada với 21,8 triệu USD, tăng 140,68% so với cùng kỳ năm 2018, Tây Ban Nha với hơn 5 triệu USD, tăng 45,94% so với cùng kỳ năm 2018, sau cùng là Chile với hơn 4,6 triệu USD, tăng 42,86% so với cùng kỳ.
Nhập khẩu TĂCN & NL 5 tháng đầu năm 2019 theo thị trường
ĐVT: nghìn USD
Thị trường | T5/2019 | +/- So với T5/2018 (%) | 5T/2019 | +/- So với 5T/2018 (%) |
Tổng KN | 353.454 | 28,5 | 1.614.079 | 0,3 |
Argentina | 154.359 | 69,0 | 571.539 | -1,2 |
Ấn Độ | 13.673 | -22,2 | 86.914 | -0,1 |
Anh | 119 | -33,7 | 478 | -22,5 |
Áo | 411 | 50,5 | 1.475 | -51,3 |
Bỉ | 533 | -51,2 | 4.964 | -67,8 |
Brazil | 27.926 | 444 | 114.371 | -38,5 |
UAE | 3.334 | 247,0 | 10.349 | -65 |
Canada | 6.150 | -2,9 | 21.803 | 140,7 |
Chile | 802 | 5,3 | 4.688 | 42,9 |
Đài Loan (TQ) | 8.304 | 65,0 | 28.067 | -19,4 |
Đức | 687 | -23,4 | 4.317 | 4,8 |
Hà Lan | 1.408 | 50,1 | 7.910 | 2,8 |
Hàn Quốc | 5.034 | 27,6 | 20.661 | 4,5 |
Mỹ | 42.190 | -22,7 | 290.840 | 14,6 |
Indonesia | 3.448 | -35,9 | 29.828 | -29,6 |
Italia | 3.437 | -3,8 | 23.718 | 10,8 |
Malaysia | 3.600 | 80,2 | 12.454 | -8,7 |
Mexico | 79 | -68,3 | 1.049 | -50,9 |
Nhật Bản | 206 | -0,8 | 1.002 | -14,8 |
Australia | 3.214 | -2,2 | 14.989 | 152,9 |
Pháp | 2.661 | 29,9 | 14.213 | 9,2 |
Philippin | 1.800 | 50,7 | 7.675 | 4,0 |
Singapore | 1.519 | 8,8 | 7.162 | 4,2 |
Tây Ban Nha | 686 | 60,2 | 5.074 | 45,9 |
Thái Lan | 13.638 | 50,2 | 52.158 | 19,4 |
Trung Quốc | 17.024 | 22,3 | 79.741 | -11,3 |
Nguồn: Vinanet tính toán từ số liệu sơ bộ của TCHQ
Nhập khẩu nguyên liệu sản xuất TĂCN như lúa mì, ngô, đậu tương và dầu mỡ động thực vật trong 5 tháng đầu năm 2019.
Nhập khẩu các nguyên liệu sản xuất TĂCN 5 tháng đầu năm 2019
Mặt hàng | 5T/2019 | +/- So với 5T/2018 | ||
Lượng (nghìn tấn) | Trị giá (nghìn USD) | Lượng (%) | Trị giá (%) | |
Lúa mì | 1.045 | 294.517 | -58 | -49,7 |
Ngô | 4.112 | 862.586 | 0,5 | 6,3 |
Đậu tương | 769 | 304.965 | 7 | -2,5 |
Dầu mỡ động thực vật |
| 270.974 |
| -5,4 |
Nguồn: Vinanet tính toán từ số liệu sơ bộ của TCHQ
Lúa mì: Ước tính khối lượng nhập khẩu lúa mì trong tháng 5/2019 đạt 293 nghìn tấn với kim ngạch đạt 82 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu mặt hàng này trong 5 tháng đầu năm 2019 lên hơn 1,045 triệu tấn, với trị giá hơn 294 triệu USD, giảm 58% về khối lượng và giảm 49,73% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Thị trường nhập khẩu lúa mì chính trong 5 tháng đầu năm 2019 là Australia chiếm 46% thị phần; Nga chiếm 17%, Canada chiếm 11%, Brazil chiếm 8% và Mỹ chiếm không đáng kể 3%.
Hầu hết các thị trường nhập khẩu lúa mì đều giảm mạnh cả về khối lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2018 là Nga, Mỹ, Australia và Canada. Trong 5 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu lúa mì Nga giảm 86,38% về lượng và giảm mạnh 83,24% về trị giá so với cùng kỳ. Tiếp theo là Mỹ giảm 70,6% về lượng và giảm 71,46% về trị giá so với cùng kỳ. Canada giảm 32,94% về lượng và giảm 31,93% về trị giá so với cùng kỳ. Sau cùng là Australia giảm 17,73% về lượng và giảm 7,89% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Duy nhất chỉ có Brazil tăng mạnh 10,98% về lượng và 41,36% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Đậu tương: Ước khối lượng đậu tương nhập khẩu trong tháng 5/2019 đạt 179 nghìn tấn với trị giá hơn 72 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị nhập khẩu đậu tương trong 5 tháng đầu năm 2019 lên hơn 769 nghìn tấn và 304 triệu USD, tăng 6,96% về khối lượng song giảm 2,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Ngô: Ước tính khối lượng ngô nhập khẩu trong tháng 5/2019 đạt hơn 1,147 triệu tấn với trị giá đạt 235 triệu USD, nâng khối lượng và giá trị nhập khẩu ngô 5 tháng đầu năm 2019 lên hơn 4 triệu tấn, trị giá hơn 862 triệu USD, tăng 0,51% về khối lượng và tăng 6,29% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Argentina và Brazil là hai thị trường nhập khẩu ngô chính, chiếm lần lượt là 56% và 41% thị phần. Tuy nhiên, trong 5 tháng đầu năm 2019 nhập khẩu ngô từ thị trường Argentina giảm mạnh 11,86% về lượng và 6,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Theo Vinanet.vn
Rau quả tiếp tục là điểm sáng ấn tượng trong hoạt động xuất khẩu những tháng đầu năm của nước ta với con số tăng trưởng cao ở mức 2 con số, mang về số tiền gần 190 tỷ đồng/ngày.
Giá thép nhập khẩu từ Trung Quốc đang tăng mạnh, trong khi các ưu đãi thuế từ Hiệp định Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU) bắt đầu có hiệu lực, mở đường cho các sản phẩm thép của Nga có cơ hội vào Việt Nam nhiều hơn.
Sản lượng gạo năm nay trên thế giới có thể lên mức cao kỉ lục là 480 triệu tấn.
Ngành nuôi, chế biến tôm sẽ thành ngành kinh tế nông nghiệp trọng điểm, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường; nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của sản phẩm tôm Việt Nam; mang lại lợi ích cho người nuôi, doanh nghiệp và kinh tế cả nước.
Cơ quan Kiểm dịch Động Thực vật Mỹ (APHIS) trực thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ vừa đăng Công báo Liên bang cho biết quả vú sữa tươi của Việt Nam đã chính thức được chấp thuận nhập khẩu vào thị trường Mỹ và quyết định này có hiệu lực từ ngày 19/1.
Trong 2 tháng đầu năm 2017, Philippines là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 (sau Trung Quốc) của Việt Nam nên việc nước này tạm dừng nhập khẩu sẽ gây khó cho ngành lúa gạo
Nếu các doanh nghiệp Việt Nam chủ động và tích cực hơn chắc chắn sẽ giành thị phần lớn bởi cá phi lê basa rất được ưa chuộng tại Ai Cập.
Trong quý I/2017, xuất khẩu gạo không khả quan khi giảm trên 18% về lượng và 17,3 về giá so với cùng kỳ năm 2016.
Việt Nam đã xuất siêu lượng hàng hóa trị giá 29,7 tỷ USD sang thị trường Hoa Kỳ trong năm 2016, trong đó nhóm hàng chủ lực lần lượt là dệt may, điện thoại và linh kiện, giày dép.
Ngày 30 .3, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1105/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với sản phẩm thép mạ (còn gọi là tôn mạ) nhập khẩu vào Việt Nam với mức thuế cao nhất lên tới 38%.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự