tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tình hình xuất khẩu và những thay đổi ở thị trường Trung Quốc

  • Cập nhật : 21/03/2019

Với vị trí và khoảng cách địa lý thuận lợi, từ lâu Trung Quốc đã trở thành thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là luôn đạt kim ngạch trên tỷ USD. Trung Quốc cũng là một trong những thị trường nhập khẩu hàng nông sản lớn trên thế giới.

tinh hinh xuat khau va nhung thay doi o thi truong trung quoc

Tình hình xuất khẩu và những thay đổi ở thị trường Trung Quốc

Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc trong tháng 2/2019 giảm 32,46% so với tháng 1/2019 tương ứng với 1,8 triệu USD và giảm 5,68% so với tháng 2/2018. Tính chung 2 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất sang Trung Quốc với 4,7 tỷ USD, giảm 16,86% so với cùng kỳ.

Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu các mặt hàng máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; hàng rau quả, xơ sợi dệt… Tuy nhiên trong hai tháng đầu năm nay, nhóm hàng có kim ngạch cao là máy vi tính sản phẩm điện tử và rau quả đều sụt giảm kim ngạch. Cụ thể, máy vi tính sản phẩm điện tử chiếm tỷ trọng lớn 22% đạt trên 1 tỷ USD, nhưng so với cùng kỳ giảm 8,86%, riêng tháng 2/2019 chỉ đạt 475,39 triệu USD, giảm 8,88% so với tháng 1/2019 nhưng tăng 6,74% so với tháng 2/2018; mặt hàng rau quả giảm 14,74% tương ứng với 428 triệu USD, riêng tháng 2/2019 cũng chỉ đạt 171,23 triệu USD, giảm 33,52% so với tháng 1/2019 và giảm 17,26% so với tháng 2/2018.

Đối với mặt hàng xơ, sợi dệt tuy chỉ đạt 347 nghìn USD, với 131,6 nghìn tấn, nhưng so với cùng kỳ đều tăng cả lượng và trị giá, tăng lần lượt 28,43% và 20,63% mặc dù giá xuất bình quân giảm 6,08% xuống chỉ còn 2635,16 USD/tấn.

Kế đến là các mặt hàng máy ảnh máy quay phim, giày dép, điện thoại, máy móc thiết bị…

Mặc dù tổng kim ngạch 2 tháng 2019 xuất sang Trung Quốc sụt giảm, nhưng tốc độ xuất khẩu của các mặt hàng có tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ chiếm phần lớn 53,6%, trong đó phải kể đến các mặt hàng sản phẩm gốm sứ, clanker và xi măng, hóa chất trong đó Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu sản phẩm gốm sứ từ Việt Nam, tuy chỉ đạt 2,03 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ tăng gấp 2,5 lần (tức tăng 147,35%); clanker và xi măng tăng gấp 2,1 lần (tức tăng 110,33%) về trị giá và tăng 72,73% về lượng đạt 1,62 triệu tấn, trị giá 62,9 triệu USD, giá xuất bình quân 38,76 USD/tấn, tăng 21,77%; hóa chất tăng 99,02% đạt 109,9 triệu USD.

Ở chiều ngược lại, Trung Quốc giảm mạnh nhập khẩu mặt hàng gạo từ Việt Nam, hai tháng đầu năm 2019 giảm 95,14% về lượng và 95,48% trị giá, giá xuất bình quân giảm 7,09% so với cùng kỳ, tương ứng với 9,5 nghìn tấn, trị giá 4,5 triệu USD, giá bình quân 472,17 USD/tấn.

Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc 2 tháng năm 2019

Mặt hàng

2 tháng 2019

+/- so với cùng kỳ 2018 (%)*

Lượng (Tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Tổng

 

4.717.370.658

 

-16,86

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

 

1.036.198.471

 

-8,86

Hàng rau quả

 

428.044.578

 

-14,74

Xơ, sợi dệt các loại

131.691

347.026.915

28,43

20,63

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

 

326.945.980

 

-18,52

Giày dép các loại

 

309.274.417

 

36,53

Điện thoại các loại và linh kiện

 

308.815.408

 

-74,66

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

 

204.327.962

 

-4,3

Hàng dệt, may

 

204.252.694

 

15,46

Cao su

153.192

196.028.902

53,09

34,5

Gỗ và sản phẩm gỗ

 

151.559.288

 

-10,92

Dầu thô

320.505

150.648.449

86,21

55,1

Sắn và các sản phẩm từ sắn

364.984

134.307.861

-32,3

-16,6

Hàng thủy sản

 

121.242.981

 

8,78

Hóa chất

 

109.950.652

 

99,02

Xăng dầu các loại

127.427

78.740.125

27,88

25,79

Chất dẻo nguyên liệu

76.845

78.225.888

-8,44

30,59

Clanhke và xi măng

1.624.329

62.951.853

72,73

110,33

Hạt điều

6.890

56.255.914

-15,05

-29,31

Dây điện và dây cáp điện

 

50.446.135

 

-49,6

Phương tiện vận tải và phụ tùng

 

34.948.411

 

-12,56

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

 

29.601.959

 

-4,45

Kim loại thường khác và sản phẩm

 

24.300.449

 

23,59

Túi xách, ví,vali, mũ và ô dù

 

22.154.477

 

23,7

Giấy và các sản phẩm từ giấy

 

21.645.548

 

75,62

Sản phẩm từ chất dẻo

 

18.310.700

 

12,75

Sản phẩm hóa chất

 

18.211.428

 

7,92

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

 

16.341.371

 

-7,04

Cà phê

6.924

16.184.737

33,85

21,1

Sản phẩm từ cao su

 

10.217.993

 

-12,7

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

 

10.028.788

 

-12,15

Quặng và khoáng sản khác

213.725

9.512.360

-44,66

13,65

Sản phẩm từ sắt thép

 

9.341.796

 

22,68

Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận

 

6.591.590

 

58,79

Sắt thép các loại

8.240

4.799.176

228,03

42,91

Gạo

9.534

4.501.623

-95,14

-95,48

Chè

793

3.372.860

-29,64

93,3

Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ

 

2.057.181

 

23,14

Sản phẩm gốm, sứ

 

2.033.853

 

147,35

Vải mành, vải kỹ thuật khác

 

1.590.572

 

-18,13

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm

 

1.333.030

 

2,78

Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh

 

1.300.959

 

-69,06

(*Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)

Thông tin liên quan

Để bắt kịp những thay đổi ở thị trường Trung Quốc

Trung Quốc là thị trường rất lớn về nhập khẩu nông sản trên thế giới. Thị trường này đang có những thay đổi quan trọng cả về các quy định đối với nông sản nhập khẩu lẫn xu hướng tiêu dùng. Các DN XK nông sản Việt Nam phải làm gì để bắt kịp với những thay đổi đó?

Ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT), cho biết, Trung Quốc đang là một trong những thị trường NK nông, lâm, thủy sản hàng đầu thế giới, với giá trị NK trung bình 160 tỷ USD/năm (rau quả 9 - 10 tỷ USD; thủy sản 8 - 10 tỷ USD; thịt và sữa 9 - 10 tỷ USD; gạo 2 - 2,5 tỷ USD…). Với nông sản Việt Nam, Trung Quốc đang là thị trường số 1 về XK rau quả, cao su, sắn và sản phẩm từ sắn, gạo.

Riêng về rau quả, Trung Quốc hiện đang chiếm 15% tổng lượng rau quả NK của thế giới. Trong đó, mỗi năm, nước này NK khoảng 4,4 triệu tấn quả từ Mỹ, Hàn Quốc, Brazil, Thái Lan, Philippines, Việt Nam…

Nếu như cán cân XNK hàng hóa nói chung giữa Việt Nam và Trung Quốc đang nghiêng nhiều về phía Trung Quốc (năm 2018, Việt Nam XK sang Trung Quốc 41,26 tỷ USD hàng hóa, NK 65,43 tỷ USD), thì ở nhóm hàng nông sản, Việt Nam lại đang xuất siêu (Việt Nam XK sang Trung Quốc 8,64 tỷ USD các sản phẩm nông, lâm, thủy sản và NK 2,47 tỷ USD). Trong các mặt hàng nông, lâm, thủy sản XK sang Trung Quốc năm 2018, đứng đầu là rau quả với 2,784 tỷ USD. Tiếp đó là cao su 1,372 tỷ USD; gỗ và sản phẩm gỗ 1,072 tỷ USD; thủy sản 996 triệu USD; sắn và sản phẩm từ sắn 844 triệu USD; gạo 683 triệu USD; hạt điều 452 triệu USD; TĂGS và nguyên liệu 215 triệu USD; cà phê 110 triệu USD…

Điều đáng chú ý là Bộ NN-PTNT đang nỗ lực làm việc với phía Trung Quốc để nước này cấp phép NK cho thêm nhiều mặt hàng nông, lâm, thủy sản Việt Nam. Trong thời gian ngắn sắp tới, sẽ có thêm 2 sản phẩm nông sản Việt Nam được cấp phép XK sang Trung Quốc là sữa và măng cụt, thông qua 2 nghị định thư sẽ được ký giữa Bộ NN-PTNT Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

Đáp ứng những thay đổi

Trung Quốc đang chuyển mạnh từ một thị trường tương đối dễ tính sang một thị trường đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng, ATTP. Do đó, trong mấy năm gần đây, đã có nhiều thay đổi của nước này trong các quy định đối với trái cây và nông sản NK. Xu hướng tiêu dùng của Trung Quốc cũng đang thay đổi mạnh mẽ khi người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe, sự xuất hiện của lớp người tiêu dùng thuộc thế hệ sau những năm 1990…

Để đáp ứng kịp thời những thay đổi trong quy định của Trung Quốc đối với trái cây NK từ Việt Nam, ông Shi Xin Biao, một chuyên gia về thị trường Trung Quốc, cho rằng Việt Nam cần phát triển công nghệ bảo quản tươi cho trái cây cũng như xây dựng các cơ sở hạ tầng về lưu trữ, bảo quản; cần nhập thêm công nghệ tiên tiến hơn để sản xuất các loại trái cây cũng như hệ thống và tiêu chuẩn quản lý chất lượng hiện đại hơn cho các mặt hàng nông sản; làm tốt hơn việc quản lý nguồn gốc xuất xứ, quản lý về bao bì để nhanh chóng được thông qua quy trình kiểm định kiểm dịch của Hải quan Trung Quốc; nên tiến hành quản lý chuỗi kho lạnh và có những quy định về chính sách truy xuất nguồn gốc.

Theo bà Nguyễn Thị Minh Thúy, Cục XTTM (Bộ Công Thương), để bắt kịp với những thay đổi về xu hướng tiêu dùng mới ở Trung Quốc, các DN cần chú ý tiếp cận tới những khu vực thị trường hay kênh phân phối khác... Chẳng hạn, với cà phê, song song với việc XK theo hình thức thương mại biên giới để tập trung khai thác thị trường Quảng Tây, Vân Nam, các DN cũng cần đẩy mạnh đàm phán để đưa hàng vào các hệ thống siêu thị lớn tại Trung Quốc nhằm tranh thủ văn hóa tiêu dùng cà phê của giới trẻ tại các TP lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Trùng Khánh… Ngoài ra, cũng cần tăng cường quảng bá, tiêu thụ trên các trang mạng thương mại điện tử lớn của Trung Quốc như Alibaba, Taobao….

Với sắn và sản phẩm từ sắn, cần tập trung triển khai công tác thị trường nhằm thâm nhập, khai thác thị trường khu vực miền Đông, trong đó có tỉnh Giang Tô với cửa khẩu Trấn Giang là nơi thông quan mặt hàng sắn lát khô nhiều nhất Trung Quốc. Ngành cao su cần chú ý tới khu vực miền Đông (Chiết Giang, Hàng Châu, Nam Kinh), khu vực phía Bắc và Đông Bắc (Sơn Đông, Đại Liên, Thiên Tân), khu vực Tây Nam (Thành Đô)… Đây là các khu vực tập trung nhiều nhà máy sản xuất công nghiệp và săm lốp ô tô tại Trung Quốc. Với thủy sản, tại khu vực Tây Nam (Trùng Khánh, Tứ Xuyên), đang có nhu cầu lớn với cá hố...

Trái cây Việt Nam được người Trung Quốc ưa chuộng

Theo ông Shi Xin Biao, Trung Quốc là một thị trường lớn trên thế giới về tiêu thụ rau quả, đặc biệt là nhu cầu ngày càng cao đối với các loại rau quả cao cấp được sản xuất theo phương pháp hữu cơ. Trong danh mục các quốc gia mà Trung Quốc cho phép XK chính ngạch rau quả vào nước này, thì cả 11 nước trong khối ASEAN đều có tên. Trong đó, Thái Lan có nhiều loại rau quả được cấp phép nhất (22 loại). Việt Nam đến nay mới chỉ có 8 loại trái cây được phép XK sang Trung Quốc gồm thanh long, dưa hấu, chuối, vải, nhãn, xoài, mít và chôm chôm. Trái cây Việt Nam có nhiều chủng loại, giá cả hợp lý, ngon và rất được khách hàng Trung Quốc ưa chuộng. Do đó, còn nhiều tiềm năng đẩy mạnh XK sang Trung Quốc.

Trong 10 năm tới, dự báo tốc độ tăng trưởng nhu cầu rau quả của Trung Quốc sẽ chững lại, nhưng yêu cầu về chất lượng lại được nâng lên. Giá cả sẽ có mức dao động lớn hơn, các loại quả sẽ phải đáp ứng yêu cầu về phẩm chất ngày càng cao hơn. Thương mại điện tử các mặt hàng tươi sống cũng như ngành logistic hiện đại phát triển nhanh chóng sẽ hỗ trợ cho quá trình tiếp cận với sản xuất, tiêu thụ các loại rau quả nổi tiếng, có chất lượng cao và có giá trị gia tăng cao hơn. Xét về cơ cấu, các loại quả tươi sẽ chiếm vị trí chủ đạo trong lĩnh vực hoa quả NK, nhưng nhu cầu NK nước ép hoa quả, hoa quả đóng hộp dự kiến cũng sẽ tăng lên.

Xây dựng chuỗi thương mại tại Trung Quốc

Việt Nam cần quan tâm xây dựng chuỗi thương mại tại Trung Quốc bằng các giải pháp như phát huy vai trò hướng dẫn của các cơ quan nhà nước, tận dụng cơ hội kinh doanh và uy tín tốt của các tổ chức khác; tận dụng nguồn tài nguyên mạng rất phong phú và hiệu quả của Trung Quốc để xây dựng 1 sàn giao dịch thương mại điện tử thống nhất; xây dựng tổ chức quản lý chất lượng tiên tiến, xây dựng cơ sở hạ tầng chuỗi kho lạnh và kho bảo quản hoàn thiện khác, theo ông Shi Xin Biao.

Để xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài với các đối tác Trung Quốc, các DN cần cung cấp các sản phẩm ổn định, chất lượng cao; xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc tương ứng; phương thức giao dịch thanh toán linh hoạt, thống nhất an toàn, đảm bảo an toàn cho nguồn vốn của thương nhân Trung Quốc tại Việt Nam; sang Trung Quốc tìm hiểu cụ thể nhu cầu của khách hàng. Nam Ninh (Quảng Tây), Gia Hưng (Triết giang), Thượng Hải, Quảng Châu, Bắc Kinh, Sơn Đông… đều có rất nhiều chợ bán buôn.

Nguồn: VITIC tổng hợp
Theo Vinanet.vn

Trở về

Bài cùng chuyên mục