Cao su của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Trung Quốc – đây là thị trường có vị trí và khoảng cách địa lý thuận lợi, chiếm 64,61% thị phần.

Israel là một thị trường nhỏ với hơn 8,5 triệu dân, song với trình độ và mức thu nhập đầu người cao (lên đến 42.000 USD thu nhập bình quân đầu người một năm). Việt Nam và Israel có rất nhiều tiềm năng để thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư song phương. Israel là thị trường nhập khẩu lớn thứ 44 trên thế giới, có nền kinh tế thị trường tự do, coi hoạt động ngoại thương là động lực phát triển và là cốt lõi của nền kinh tế.
Israel là một thị trường nhỏ với hơn 8,5 triệu dân, song với trình độ và mức thu nhập đầu người cao (lên đến 42.000 USD thu nhập bình quân đầu người một năm). Việt Nam và Israel có rất nhiều tiềm năng để thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư song phương. Israel là thị trường nhập khẩu lớn thứ 44 trên thế giới, có nền kinh tế thị trường tự do, coi hoạt động ngoại thương là động lực phát triển và là cốt lõi của nền kinh tế. Lợi thế trong hợp tác kinh tế song phương là nền kinh tế hai nước không cạnh tranh mà bổ sung cho nhau, do đó trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Israel tăng trưởng đều trong những năm qua và trung bình đạt hơn 1 tỷ USD/năm, hai nước có tiềm năng rất lớn đạt mục tiêu 3 tỷ USD về thương mại song phương trong thời gian tới.
Hiện nay, nhiều mặt hàng nông sản thế mạnh của Việt Nam như cà phê, hạt điều nguyên liệu và chế biến, giày dép và may mặc hiện đã chiếm thị phần khá lớn tại Israel, cá ngừ nằm trong top 3 nhà xuất khẩu cá ngừ chế biến.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường Israel trong hai tháng đầu năm 2019 là thủy sản, hạt điều, cà phê, giày dép các loại, điện thoại các loại và linh kiện…
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Israel trong tháng 2/2019 tăng 8,15% so với tháng trước đó đạt 54,5 triệu USD nhưng lại tổng kim ngạch xuất sang thị trường này trong hai tháng đầu năm 2019 lại sụt giảm 11,73% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 104,4 triệu USD.
Trong đó, nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện chiếm tỷ trọng lớn, tới 57,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu trong hai tháng năm 2019, đạt 59,9 triệu USD. Mặt hàng này có mức tăng đột biến trong tháng 2/2019 tới 91,9% so với tháng trước đó đạt 39,3 triệu USD nhưng tính cả hai tháng đầu năm 2019 lại giảm nhẹ 12,5% so với hai tháng đầu năm 2018 chỉ đạt 59,9 triệu USD.
Hạt điều của Việt Nam cũng là một mặt hàng đáng chú ý. Trong hai tháng đầu năm 2019, lượng xuất tăng tới 40,6% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 783 tấn, trị giá cũng tăng 10,5% đạt 6,4 triệu USD.
Nhóm hàng giày dép các loại xuất sang thị trường Israel trong hai tháng đầu năm 2019 tăng 13,6% so với hai tháng năm ngoái đạt 5,1 triệu USD. Tuy nhiên, trong riêng tháng 2/2019 Israel lại giảm mạnh nhập khẩu mặt hàng này xuống 74,7% so với tháng trước đó, chỉ đạt hơn 1 triệu USD.
Hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Israel Tháng 2/2019
Mặt hàng | 2T/2019 | +/- so với cùng kỳ 2018 (%)* | ||
Lượng (tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Tổng |
| 104.375.645 |
| -11,73% |
Hàng thủy sản |
| 11.636.418 |
| 1,16% |
Hạt điều | 783 | 6.449.271 | 40,57% | 10,49% |
Cà phê | 1.167 | 3.070.091 | 32,61% | -1,02% |
Hàng dệt, may |
| 3.513.300 |
| -3,68% |
Giày dép các loại |
| 5.075.725 |
| 13,59% |
Điện thoại các loại và linh kiện |
| 59.868.210 |
| -12,53% |
(*Tính toán số liệu từ TCHQ)
Quan hệ thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Israel ngày càng được thúc đẩy và phát triển mạnh mẽ, phản ánh mối quan tâm ngày càng cao của hai bên trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.
Theo nhận định của các chuyên gia, hai nước còn rất nhiều tiềm năng hợp tác thương mại và đầu tư song phương. Israel có nền kinh tế thị trường tự do, coi hoạt động ngoại thương là động lực để phát triển kinh tế và là cốt lõi của nền kinh tế.
Theo Vinanet.vn
Cao su của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Trung Quốc – đây là thị trường có vị trí và khoảng cách địa lý thuận lợi, chiếm 64,61% thị phần.
Với vị trí và khoảng cách địa lý thuận lợi, từ lâu Trung Quốc đã trở thành thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là luôn đạt kim ngạch trên tỷ USD. Trung Quốc cũng là một trong những thị trường nhập khẩu hàng nông sản lớn trên thế giới.
Năm 2018, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Lào đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 14% so năm 2017. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu của Lào qua Việt Nam đạt hơn 723 triệu USD và nhập hơn 552 triệu USD hàng hoá từ Việt Nam.
Hai tháng đầu năm 2019, lượng xăng dầu nhập khẩu vào Việt Nam giảm 47,7% và kim ngạch giảm 53,1% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 30 đối tác nhập khẩu lớn vào Thụy Điển, Việt Nam đứng vị trí thứ 24, xếp trên cả Hàn Quốc, Ấn Độ, Hồng Kông, Thái Lan và các nước ASEAN khác. Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Thụy Điển hiện đang duy trì đà tăng trưởng khá cao và ổn định.
Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu (TĂCN & NL) trong tháng 2/2019 đạt 242 triệu USD, giảm 34,48% so với tháng trước đó nhưng tăng 0,2% so với cùng tháng năm ngoái.
Nhập khẩu thức ăn chăn nuôiNhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
Tính trung bình trong 2 tháng đầu năm nay giá nhập khẩu sắt thép đạt 675,6 USD/tấn, tăng 5,9% so với 2 tháng đầu năm 2018.
2 tháng đầu năm 2019, xuất siêu sang Myanmar đạt 49,36 triệu USD, giảm 48% so với cùng kỳ.
Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Áo ngày nay không ngừng phát triển trên nhiều lĩnh vực. Các mặt hàng Việt Nam xuất sang Áo gồm có: Sản phẩm mây, tre, cói và thảm; Gỗ và sản phẩm gỗ; Hàng dệt, may; Giày dép các loại; Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày; Điện thoại các loại và linh kiện; Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – Campuchia 2 tháng đầu năm 2019 đạt 901,7 triệu USD, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm trước; trong đó xuất khẩu sang Campuchia đạt 633,68 triệu USD, tăng 23,6%; nhập khẩu từ thị trường này đạt 268,02 triệu USD, tăng 41,3%.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự