Tổng cục Hải quan hướng dẫn các Cục Hải quan tỉnh, thành phố về việc gia hạn thời gian quá cảnh hàng hóa. Việc gia hạn thời gian quá cảnh thực hiện theo quy định tại Điều 47 Luật Ngoại thương năm 2018.

Một đặc tính mà bất cứ DN xuất khẩu nào của Việt Nam cũng có thể dễ dàng nhận thấy khi làm ăn với bạn hàng Nhật là yêu cầu, đòi hỏi cao, nhưng khi đã được kiểm chứng và có được niềm tin, thì họ sẽ rất gắn kết, chung thủy…
Ông Phạm Hải Long, Tổng giám đốc CTCP Thực phẩm Agrex Sài Gòn (Agrex) cho biết, Nhật Bản là thị trường chính của công ty, chiếm gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, trung bình hàng năm Agrex xuất sang Nhật khoảng 10 triệu USD mặt hàng thực phẩm chế biến có hàm lượng giá trị gia tăng cao, còn lại hơn 5 triệu USD là sản phẩm cá.
Điều đáng nói, suốt thời gian xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Nhật Bản, điều mà công ty có được không chỉ là kim ngạch, doanh thu và lợi nhuận ngày một gia tăng, mà quan trọng hơn là những bài học kinh nghiệm đã tích tụ được. Và điều này trở thành thứ vốn liếng vô cùng quý báu giúp Agrex có được “tấm vé thông hành”, sự kiểm chứng từ một thị trường “khó tính”, yêu cầu cao như Nhật Bản để bước vào các thị trường rộng lớn khác như châu Âu, Mỹ...
“Một đặc tính mà bất cứ DN xuất khẩu nào của Việt Nam cũng có thể dễ dàng nhận thấy khi làm ăn với bạn hàng Nhật là yêu cầu, đòi hỏi cao, nhưng khi đã được kiểm chứng và có được niềm tin, thì họ sẽ rất gắn kết, chung thủy…” – ông Long nói.
Vị Tổng giám đốc này cũng đưa ra minh chứng cụ thể, trong số các đối tác làm ăn với Agrex, có công ty Nhật đã đồng hành gần 20 năm. Từ ngày mới bắt đầu, đối tác Nhật đã sang gặp gỡ và cùng với DN xây dựng những quy chuẩn, đào tạo tay nghề, cách làm việc cho công nhân Việt Nam.
Vì vậy, từ mối quan hệ hợp tác làm ăn, dần dần giữa hai bên đã trở thành gắn bó, đồng hành thủy chung, cùng nhau phát triển. Cùng chung nhận xét này, nhiều DN đồ gỗ xuất khẩu tại TP. HCM cho biết, DN Nhật rất cẩn trọng trong việc ký kết hợp tác. Khi mới bắt đầu tìm hiểu và đặt vấn đề mua hàng, bao giờ người Nhật cũng bắt đầu từ những hợp đồng nhỏ, giá trị vừa phải.
Sau một thời gian, khi đã có niềm tin, họ mới dần dần nâng số lượng và giá trị hợp đồng lên. Song, để trở thành bạn hàng chính thức với DN Nhật, thường là cả một quá trình dài thử thách và trong suốt thời gian đó, các đối tác Nhật thường xuyên kiểm tra, giám sát về quy trình, chất lượng sản phẩm để đảm bảo về chất lượng và sự ổn định của sản phẩm.
Tương tự, một Giám đốc điều hành DN xuất khẩu hàng thủy sản chế biến chia sẻ, muốn trở thành đối tác với DN Nhật trước tiên hãy trở thành những người đáng tin cậy, cẩn thận và tỉ mỉ. Bởi, người Nhật thường quan niệm rằng nếu không làm tốt được những việc nhỏ nhất, thì khó có thể làm được những việc lớn.
Vì vậy, ngay từ những thao tác tưởng chừng là “tiểu tiết” trong sản xuất như đeo găng tay, mặc quần áo bảo hộ đúng cách, hay thậm chí chỉ là việc rửa tay theo đúng quy định trước khi vào xưởng, cầm dụng cụ thao tác, cũng không được bỏ qua, thậm chí còn phải rất chuẩn xác.
Ông Yoshida Sakae, Giám đốc điều hành Văn phòng TP.HCM của Tổ chức Thúc đẩy ngoại thương Nhật Bản (Jetro) cho biết, khi hợp tác làm ăn với ai, các DN Nhật Bản thường quan tâm đến một số vấn đề chủ chốt. Trước tiên là chất lượng sản phẩm. Các đối tác Nhật Bản có những quy định rất rõ ràng nhằm không ngừng nâng cao chất lượng.
Đơn cử như quy định về tỷ lệ phế phẩm trong sản xuất xe hơi chỉ cho phép ở mức 1/100.000. Yếu tố thứ hai là giá thành, tương xứng với chất lượng. Đặc biệt, DN Nhật có yêu cầu rất cao về việc tuân thủ thời gian giao hàng. Bởi đây không chỉ là vấn đề có liên quan đến kinh tế, chi phí, mà nó còn là hình ảnh, uy tín và thương hiệu...
Vì vậy, khi muốn bắt tay, hợp tác làm ăn với DN Nhật thì trước tiên các DN Việt nên nắm chắc những điều cơ bản này để có thể có một thị trường ổn định, bền vững, lâu dài.
Tính từ ngày 1/1/1988 đến ngày 15/3/2016, Nhật Bản có 865 dự án còn hiệu lực trên địa bàn TP.HCM đã được cấp giấy phép, giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư đạt 2,87 tỷ USD.
Bốn ngành nghề và lĩnh vực thu hút vốn đầu tư từ Nhật Bản lớn nhất tại TP.HCM gồm công nghiệp chế biến, chế tạo; bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy; hoạt động khoa học và công nghệ; và kinh doanh BĐS. Hiện nay Nhật Bản đứng vị trí thứ 6 về tổng vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn.
Tuyết Thanh
(Thời báo Ngân hàng)
Tổng cục Hải quan hướng dẫn các Cục Hải quan tỉnh, thành phố về việc gia hạn thời gian quá cảnh hàng hóa. Việc gia hạn thời gian quá cảnh thực hiện theo quy định tại Điều 47 Luật Ngoại thương năm 2018.
Công ty TNHH NYK Line (Việt Nam) là công ty liên doanh, hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa bằng đường biển. Công ty đã thực hiện các dịch vụ đại lý tàu biển theo yêu cầu của hãng vận tải biển nước ngoài tại Việt Nam.
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, từ ngày 15/8/2018, việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi sẽ được thực hiện theo phương thức phân luồng theo quy định tại Thông tư 15/2018/TT-BCT do Bộ Công Thương mới ban hành.
Trước phản ánh của một số DN về quy định trái chiều giữa Nghị định 134/2016/NĐ-CP và Thông tư 39/2018/TT-BTC về chính sách thuế đối với hàng tiêu hủy, phế liệu, phế phẩm của hàng SXXK… phóng viên Báo Hải quan đã trao đổi với đại diện Phòng Chính sách thuế, Cục Thuế XNK. Theo đó, vị đại diện này cho biết, trước mắt các DN thực hiện theo quy định tại Luật Thuế XK, thuế NK và Nghị định 134/2016/NĐ-CP.
Trước kiến nghị của Công ty TNHH Chính xác Hồng Trí về đề nghị khai bổ sung giảm trị giá hải quan đối với hàng NK đã thông quan, Tổng cục Hải quan đã phân tích rất kỹ về các khoản điều chỉnh trừ trong trị giá hải quan.
Theo hướng dẫn của Bộ Công Thương, thương nhân có thể tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, không hạn chế là hàng nông nghiệp hay hàng công nghiệp.
Vụ Khoa học và Công nghệ thông báo 02 danh sách các đơn vị đã được Bộ Công Thương chỉ định, tính đến ngày 31/5/2018.
Triển khai Nghị định số 59/2018/NĐ-CP, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 quy định về xác định xuất xứ hàng hóa (C/O) xuất khẩu, nhập khẩu. Trong đó, quy định 4 trường hợp doanh nghiệp phải nộp chứng từ chứng nhận C/O với cơ quan hải quan.
Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính quy định về xác định xuất xứ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã hướng dẫn cụ thể các trường hợp cơ quan hải quan từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu.
Kể từ ngày 05/6/2018, việc thực hiện hồ sơ hải quan và khai báo hải quan sẽ tuân thủ theo quy định mới Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 và Thông tư số 39/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính. Các quy định và hướng dẫn mới sẽ giải quyết nhiều vướng mắc, bất cập liên quan đến thủ tục cho hoạt động xuất nhập khẩu...
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự