Điện sản xuất 9 tháng đạt 50,1 tỷ kWh. Trong đó, thủy điện chiếm 36,48%, nhiệt điện than chiếm 32,66%, tua-bin khí chiếm 29,48%, nhiệt điện dầu chiếm 0,29%. Nhập khẩu chiếm 1,1% sản lượng điện sản xuất và mua của EVN.

Ngành sản xuất giấy hiện nay phục vụ trong nước là chủ yếu, mới xuất khẩu được số lượng nhỏ. Do đó ngành giấy không tận dụng được nhiều cơ hội xuất khẩu với thuế suất 0% khi hội nhập.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, trong tháng 9 năm 2015, sản xuất kinh doanh của ngành giấy mặc dù gặp nhiều khó khăn đặc biệt là việc nhập khẩu giấy thu hồi làm nguyên liệu sản xuất, cạnh tranh trên thị trường, giá cả ngưng trệ nhưng ngành giấy đã nỗ lực để đảm bảo phát triển ổn định.
Cụ thể, sản lượng giấy của Tổng công ty Giấy Việt Nam 9 tháng ước đạt 87,7 nghìn tấn, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2014. Doanh thu của Tổng công ty Giấy 9 tháng ước đạt 2.051,3 tỷ đồng, bằng 71,5% kế hoạch của năm và giảm 1,6% so với cùng kỳ.
Thị trường giấy làm bao bì, giấy tissue tương đối ổn định. Riêng thị trường giấy in, viết hiện nay đang có sự cạnh tranh gay gắt bởi lượng lớn giấy nhập khẩu từ các nước.
Giấy nhập khẩu vào Việt Nam xét theo chủng loại là loại giấy Việt Nam chưa sản xuất được gồm giấy tráng phấn, giấy tự sao chép, giấy chuyên dùng. Và nhập những loại giấy có chất lượng cao hơn giấy sản xuất trong nước như giấy copy, giấy làm bao bì chất lượng cao, giấy bao gói xi măng.
Hầu hết Việt Nam nhập khẩu giấy nhập từ các nước ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Bộ Công thương cho biết, hiện nay, giấy sản xuất trong nước chủ yếu phục vụ nhu cầu nội địa và xuất khẩu với số lượng rất nhỏ. Hơn nữa, sản lượng xuất khẩu 9 tháng năm 2015 giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, trong 9 tháng, Tổng công ty Giấy xuất khẩu ước đạt 21,9 triệu USD, giảm 8,7% so với cùng kỳ năm ngoái
Bên cạnh đó, ngành giấy Việt Nam sẽ gặp thách thức lớn khi giấy nhập khẩu từ nước ngoài dễ dàng xâm nhập thị trường Việt Nam.
Hải Yến
Theo Vinanet
Điện sản xuất 9 tháng đạt 50,1 tỷ kWh. Trong đó, thủy điện chiếm 36,48%, nhiệt điện than chiếm 32,66%, tua-bin khí chiếm 29,48%, nhiệt điện dầu chiếm 0,29%. Nhập khẩu chiếm 1,1% sản lượng điện sản xuất và mua của EVN.
Khi Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP, ngành mía đường sẽ gặp nhiều khó khăn do chi phí sản xuất cao hơn đáng kể so với các nước trong khu vực và thế giới.
Chăn nuôi bò sữa tăng trưởng rất nhanh trong những năm qua, với sản lượng năm 2014 tăng hơn 20% so với năm 2013, nhưng sản lượng đó mới chỉ đáp ứng 40% nhu cầu tiêu dùng trong nước.
"Với ngành điện, xăng dầu hay vận tải, nếu vào TPP, đây sẽ là những ngành chịu áp lực cải cách mạnh nhất, quyết định nhất" - Chuyên gia kinh tế TS Võ Trí Thành nhấn mạnh.
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) chính thức hoàn tất đàm phán, sản xuất da giầy, gỗ, dệt may là một trong những ngành được hưởng lợi. Tuy nhiên, đứng trước thách thức về quy tắc xuất xứ, các doanh nghiệp Việt Nam đang tìm đường cải thiện và đẩy mạnh xuất khẩu.
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được thông qua, khu vực mậu dịch tự do lớn nhất thế giới đã mở ra. Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam bước vào cuộc chơi với nhiều cơ hội nhưng cũng lắm thách thức.
Trong trường hợp TPP thông qua, các nhóm ngành được hưởng lợi: Dệt may, Da giầy, Thuỷ sản, Gỗ, Phân phối ô tô, Khu công nghiệp, Cảng biển... Các nhóm ngành có thể sẽ gặp khó khăn là Mía đường, Dược, Nông sản.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đang rất lo lắng cho hầu bao của mình khi thời điểm Liên hợp lọc hoá dầu Nghi Sơn đi vào hoạt động đã cận kề.
Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết dự báo nhu cầu thép theo quy hoạch của Việt Nam năm 2025 từ 29 triệu tấn đến 40 triệu tấn.
Dự báo nhu cầu thépnăm 2025 Việt Nam cần khoảng 40 triệu tấn thép
Để đón đầu TPP cũng như các Hiệp định Thương mại tự do khác, nhằm tận dụng ưu đãi về thuế, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã đầu tư vốn lớn vào Việt Nam với các khâu sản xuất sợi, dệt, nhuộm...
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự