Lượng than xuất khẩu trong năm 2016 của Việt Nam sẽ vào khoảng 2,05 triệu tấn, ở chiều ngược lại, sẽ nhập khẩu 1,3 triệu tấn.

Giá thuê đất cao, nền đất yếu, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ… là những nguyên nhân khiến doanh nghiệp ngại đầu tư vào TP Cần Thơ.
Tại hội nghị “Đánh giá môi trường thu hút đầu tư trên địa bàn” do UBND TP Cần Thơ tổ chức sáng 18-2, ông Nguyễn Văn Hồng, Giám đốc Sở Kế hoạch- Đầu tư TP Cần Thơ, cho biết trên địa bàn TP hiện có 8 khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích 2.267 ha nhưng mới cho thuê được 567,2 ha, với khoảng 220 dự án, tổng số vốn đăng ký gần 2 tỉ USD.
Trong đó chỉ có 21 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) với số vốn 198,4 triệu USD. Tỉ lệ lắp đầy của nhiều KCN chỉ đạt 12-13% diện tích.
Theo ông Hồng, giá thuê đất trong KCN cao, bình quân không dưới 80 USD/m2. Trong khi những tỉnh sát bên TP Cần Thơ như Vĩnh Long, An Giang, giá đất cho thuê chỉ khoảng 40 USD/m2 đã ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư cho TP.
Ông Nguyễn Minh Toại, Giám đốc Sở Công thương TP Cần Thơ, cũng phản ánh: “Cần Thơ có hệ thống đường thuỷ, đường bộ, đường hàng không được đầu tư xây dựng nhưng chưa đồng bộ và khai thác chưa đúng mức. Doanh nghiệp nước ngoài muốn đến địa phương đầu tư nhưng chưa có đường bay từ quốc gia họ đến Cần Thơ. Hàng hoá chở từ Cần Thơ lên TP HCM phải mất thêm chi phí 10 USD/tấn… Với những lý do trên, doanh nghiệp cũng đắn đo khi đầu tư vào Cần Thơ”.
Giải pháp để thu hút đầu tư của TP Cần Thơ hiện nay là tăng cường xúc tiến đầu tư đối với các tập đoàn kinh tế lớn, đa quốc gia; đồng thời cũng chú trọng doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực công nghiệp và công nghiệp phụ trợ. Bên cạnh đó, cải cách hành chính, thủ tục nhanh gọn, giảm chi phí và thời gian cho người dân, doanh nghiệp….cũng được các ngành chức năng chú trọng.
Lượng than xuất khẩu trong năm 2016 của Việt Nam sẽ vào khoảng 2,05 triệu tấn, ở chiều ngược lại, sẽ nhập khẩu 1,3 triệu tấn.
Doanh nghiệp Việt Nam muốn nâng cao lợi nhuận, tận hưởng ưu đãi phải tái cấu trúc sản xuất theo hướng đầu tư vào các khâu: thiết kế, giao thương trực tiếp, sản xuất nguyên phụ liệu,...
Nếu không nhờ cơ chế ưu đãi, được giữ lại một phần thuế nhập khẩu, Dung Quất đã lỗ tổng cộng 27.600 tỷ đồng kể từ khi được đưa vào vận hành thương mại năm 2010.
Để có một hệ thống công nghiệp hỗ trợ phải có những quyết sách về vốn tín dụng, theo đó phải có cơ chế cho tài chính đầu tư dài hạn vào lĩnh vực này.
Việc không tiêu thụ được sản phẩm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận hành an toàn của Nhà máy cũng như đời sống của 1.500 cán bộ nhân viên.
Nhiều doanh nghiệp thép trong nước tiếp tục lên tiếng thúc giục Bộ Công thương sớm áp dụng các biện pháp tự vệ tạm thời đối với phôi thép và một số sản phẩm thép nhập khẩu.
Theo báo Pháp Le Monde số ra ngày 16/2, hiếm khi bản đồ ngành dệt may thế giới lại có sự thay đổi nhanh và mạnh mẽ như trong năm 2015.
Các chính sách mới vừa được Thủ tướng ban hành đối với công nghiệp ôtô Việt Nam sẽ được thực hiện nhất quán trong thời gian tối thiểu một thập kỷ.
Đó là khẳng định của ông Trần Đức Minh, Chủ tịch Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam. Hiện các doanh nghiệp chủ tàu nước ngoài chiếm 90% thị trường vận tải biển hoạt động tại Việt Nam và bắt tay nhau nâng phí và các phụ phí khiến doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn.
Sau khi đi vào hoạt động, ngoài cung cấp cho thị trường nội địa và một số nước châu Á hiện tại, các sản phẩm nhựa mới của dự án 500 tỷ này sẽ được xuất khẩu sang thị trường Mỹ
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự