Việc không tiêu thụ được sản phẩm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận hành an toàn của Nhà máy cũng như đời sống của 1.500 cán bộ nhân viên.

Sau khi đi vào hoạt động, ngoài cung cấp cho thị trường nội địa và một số nước châu Á hiện tại, các sản phẩm nhựa mới của dự án 500 tỷ này sẽ được xuất khẩu sang thị trường Mỹ
Dự án được triển khai vào tháng 2/2015, sau gần 12 tháng thi công, ngày 30/1/2016, hệ thống kho thành phẩm mở rộng đã được chính thức đưa vào hoạt động. Đây là giai đoạn một của dự án quy mô của chủ đầu tư là công ty TNHH Nhựa Long Thành và đơn vị nhà thầu là công ty CP D&D Engineering Construction (DDEC).
Phát biểu tại lễ bàn giao, ông Phạm Văn Mười - Tổng Giám đốc (TGĐ) đơn vị chủ đầu tư cho hay: “Hệ thống kho thành phẩm mở rộng khởi đầu cho chuỗi dự án phát triển nhà máy trong tương lai của Nhựa Long Thành. Khi đưa vào hoạt động, dự án hứa hẹn sẽ đẩy mạnh quy mô cũng như năng suất, tăng cường tính chuyên nghiệp trong khâu vận hành sản xuất, kinh doanh. Tôi kỳ vọng dự án này sẽ thúc đẩy công ty phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai”.
Giây phút cắt băng khánh thành trong lễ bàn giao và khánh thành giai đoạn 1 dự án phát triển nhà máy Nhựa Long Thành (Ảnh: LTP)
Tọa lạc tại địa chỉ 135A Hồ Học Lãm, quận Bình Tân, với kinh phí gần 100 tỷ đồng, hệ thống kho thành phẩm mở rộng có quy mô 3 tầng, tổng diện tích lưu trữ lên đến 21.000 m2, được trang bị các công nghệ hiện đại nhập khẩu từ Nhật Bản.
Hệ thống kho thành phẩm mới này được thiết kế nhằm tạo ra một quy trình khoa học khi đưa vào vận hành trong việc lưu trữ sản phẩm. Đây là giai đoạn 1 của dự án phát triển nhà máy cho tương lai 10 năm của công ty với tổng chi phí dự án lên tới 500 tỷ đồng cho phần xây dựng.
Dự án bao gồm hệ thống cơ sở hạ tầng nhà máy, 2 kho bãi và một tòa cao ốc văn phòng, dự kiến sẽ hoàn thành trong 3 năm. Kho thứ 2 sẽ được thi công trong giai đoạn 2 với diện tích lưu trữ tương tự nhưng được đầu tư hệ thống kệ nâng hàng bán tự động hiện đại, chuyên nghiệp, giúp tiết kiệm thời gian và nhân công trong quá trình vận hành.
Hứa hẹn khi đưa vào hoạt động, dự án sẽ góp phần mở rộng năng lực sản xuất, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động cũng như đóng góp chung vào sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Việc không tiêu thụ được sản phẩm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận hành an toàn của Nhà máy cũng như đời sống của 1.500 cán bộ nhân viên.
Nhiều doanh nghiệp thép trong nước tiếp tục lên tiếng thúc giục Bộ Công thương sớm áp dụng các biện pháp tự vệ tạm thời đối với phôi thép và một số sản phẩm thép nhập khẩu.
Giá thuê đất cao, nền đất yếu, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ… là những nguyên nhân khiến doanh nghiệp ngại đầu tư vào TP Cần Thơ.
Theo báo Pháp Le Monde số ra ngày 16/2, hiếm khi bản đồ ngành dệt may thế giới lại có sự thay đổi nhanh và mạnh mẽ như trong năm 2015.
Các chính sách mới vừa được Thủ tướng ban hành đối với công nghiệp ôtô Việt Nam sẽ được thực hiện nhất quán trong thời gian tối thiểu một thập kỷ.
Đó là khẳng định của ông Trần Đức Minh, Chủ tịch Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam. Hiện các doanh nghiệp chủ tàu nước ngoài chiếm 90% thị trường vận tải biển hoạt động tại Việt Nam và bắt tay nhau nâng phí và các phụ phí khiến doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn.
Năm 2016 được dự đoán sẽ là năm tiếp tục khó khăn với ngành thép, khi nguy cơ hàng nhập khẩu giá rẻ, đặc biệt từ Trung Quốc sẽ tiếp tục tràn vào Việt Nam.
Chủ tịch Hiệp hội thép châu Âu (Eurofer), Axel Eggert cảnh báo Trung Quốc được công nhận là nền kinh tế thị trường trong năm nay sẽ đe dọa đến việc làm của gần như toàn bộ 330.000 lao động trong ngành thép của Liên minh châu Âu (EU), cho dù EU có áp đặt bất kỳ biện pháp bảo vệ nào.
Bộ Công Thương đang dự thảo Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2016 – 2025 nhằm hỗ trợ các tổ chức, cá nhân nâng cao năng lực trong hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ.
So với mức tiêu thụ 71,5-72,5 triệu tấn của năm 2015, nguồn cung xi măng hiện đang dư khoảng 10 triệu tấn.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự