Hải quan TP.HCM bắt giữ hàng vi phạm tăng gần 6 lần về trị giá
500 triệu USD đền bù của Formosa sẽ sử dụng như thế nào
Vụ Formosa xả thải: Lời cảnh tỉnh đắt giá trong thu hút đầu tư
Chính thức thanh tra sản phẩm nước mắm đóng chai

Chủ đầu tư nói gì về việc Trung Quốc trúng thầu đường nước Sông Đà
Lãnh đạo Vinasupco là Nguyễn Văn Tốn (trái) và ông Trương Quốc Dương (phải) khẳng định chất lượng ống gang dẻo của Xinxing là tốt - Ảnh: Lê Quân
Hơn 2.000 người chết vì tai nạn giao thông trong quý 1
Theo Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia: Trong quý 1, số người chết do tai nạn giao thông đã giảm tới 152 người (6,48%) so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, tính từ ngày 16-12-2015 đến 15-3-2016, toàn quốc xảy ra 4.985 vụ tai nạn giao thông, làm chết 2.193 người, làm bị thương 4.522 người. So với cùng kỳ năm 2015 giảm 866 vụ (14,8%), giảm 152 người chết (6,48%), giảm 969 người bị thương (17,65%).
Trong đó: Tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên xảy ra 2.523 vụ. Va chạm giao thông xảy ra 2.462 vụ, làm bị thương nhẹ 2.887 người.
Trong 3 tháng đầu năm 2016, lực lượng Cảnh sát giao thông toàn quốc đã kiểm tra, lập biên bản 909.245 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ; phạt tiền 608,40 tỷ đồng; tạm giữ 6.625 xe ô tô và 129.429 mô tô; tước 78.638 giấy phép lái xe.
Ở lĩnh vực đường sắt, toàn quốc xử lý 502 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, kho bạc Nhà nước thu 124,23 triệu đồng.
Đối với đường thủy, đã có 39.386 trường hợp vi phạm trạt tự an toàn giao thông đường thủy nội địa, phạt tiền 22,317 tỷ đồng.
Sẽ tăng tỷ trọng thuế thu nhập doanh nghiệp trong cơ cấu thu nội địa
Thủ tướng đồng ý đầu tư cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ
Những dự án đầu tầu có thể trở thành gánh nặng cho nền kinh tế
Đây là cảnh báo của đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Bảo, tại phiên thảo luận sáng nay 24.3 về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Cổ phần hóa mới mang tính đối phó
Sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hoá là 1 trong 3 trọng tâm tái cơ cấu nền kinh tế, tuy nhiên, vấn đề này đã được thực hiện chưa đáng kể, dẫn đến nhiều nguy cơ khác nhau.
Trích dẫn báo cáo của Chính phủ, đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, giai đoạn 2011 - 2015 cả nước đã cổ phần hoá được 93% kế hoạch, đã sắp xếp được 558 doanh nghiệp nhà nước trong đó cổ phần hoá 478 doanh nghiệp.
Tuy nhiên, xét về giá trị, cả nước thoái vốn chỉ được hơn 9.924 tỉ đồng, là con số rất nhỏ, chỉ chiếm chưa đến 1% so với con số vốn điều lệ 1,2 triệu tỉ đồng. Trong đó số vốn điều lệ tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã là hơn 1,1 triệu tỉ đồng chưa bao gồm các tài sản, lợi thế khác như đất đai, tài nguyên khoáng sản, ông Nguyễn Ngọc Bảo cho biết.
Theo đại biểu này, ngay với lượng nhỏ nhoi được cổ phần hoá này thì số lượng cổ phần được bán ra xã hội rất ít. Nhiều doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá vốn nhà nước vẫn chiếm trên 90%, đặc biệt là các doanh nghiệp, tổng công ty nhà nước.
“Điều này không đảm bảo đúng mục tiêu của cổ phần hoá là xã hội hoá đầu tư, thay đổi mô hình quản trị, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp”, ông Bảo nhấn mạnh.
Ông Bảo nêu thực tế: "Các tổng công ty lớn của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietNam)... mới chỉ cổ phần hoá một vài phần trăm mang tính chất đối phó, còn bản chất mô hình quản trị doanh nghiệp, xã hội hoá không đạt được”.
Theo ông Bảo, việc cổ phần hóa nhỏ giọt, đối phó này dẫn đến nhiều nguy cơ khác nhau trong đó có việc gây thất thoát cho ngân sách nhà nước. “Nếu cổ phần hóa từ 5 - 10% thì mức giá sẽ khác mức trên 30%. Và nếu cổ phần hóa trên 51% thì mức giá càng nữa. Cổ phần hóa với tỉ trọng thấp thì mức giá cũng thấp, gây thất thoát cho ngân sách”, ông Bảo phân tích.
Nhiều dự án để lại những khoản nợ lớn cho đất nước
Theo ông Bảo, luật quản lý vốn và tài sản nhà nước mặc dù đã có, nhưng luật này và văn bản liên quan chưa đảm bảo làm làm rõ trách nhiệm của người đại diện phần vốn nhà nước trong quản lý doanh nghiệp hiệu quả.
“Rất nhiều dự án đầu tư hoặc doanh nghiệp thất bại để lại những khoản nợ rất lớn cho Nhà nước. Điển hình như dự án cảng Đình Vũ đầu tư 7.000 tỉ đồng với các thiết bị Trung Quốc kém hiệu quả, đến nay thua lỗ 1.700 tỉ đồng có nguy cơ đóng cửa. Nhà máy gang thép Thái Nguyên theo dự án đầu tư 3.800 tỉ, nay đã lên đến 8.000 tỉ nhưng vẫn là đống sắt vụn không ra được sản phẩm”, ông Bảo dẫn chứng.
Thời gian qua có hiện tượng nhiều doanh nghiệp lớn trong giai đoạn 2005 - 2010 như Vinashin, Vinalines và sau đó là những dự án đầu tư lớn hàng chục nghìn tỉ đồng, chưa kể hệ thống kết nối hạ tầng như dự án bauxite ở Tây Nguyên, nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nghi Sơn nhưng liên tục thua lỗ, có dự án chưa hoạt động đã liên tục xin điều chỉnh cơ chế, chính sách.
"Phát biểu về dự án bauxite Tây Nguyên mới đây Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nhấn mạnh đâu là dự án có nguồn đầu tư khổng lồ của Nhà nước nhưng Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam đề nghị giảm thuế đến mức không còn gì nữa. Đáng ra áp thuế 40% nhưng 20% cũng kêu lỗ đòi xuống 10% rồi 5% thì ngân sách nhà nước lấy đâu ra nguồn thu”, ông Bảo cho biết.
Theo ông Bảo, những dự án này khi ra đời đều được hy vọng là những đầu tầu thúc đẩy kinh tế - xã hội khu vực phát triển. “Nhưng đến nay nếu không giám sát chặt thì các dự án này không những không đạt mục tiêu đó mà còn trở thành gánh nặng cho nền kinh tế trong tương lai”, ông Bảo nhấn mạnh.(TN)
Hải quan TP.HCM bắt giữ hàng vi phạm tăng gần 6 lần về trị giá
500 triệu USD đền bù của Formosa sẽ sử dụng như thế nào
Vụ Formosa xả thải: Lời cảnh tỉnh đắt giá trong thu hút đầu tư
Chính thức thanh tra sản phẩm nước mắm đóng chai
Lạm phát cả năm có thể tăng cao hơn mục tiêu quốc hội đề ra
Hà Nội mạnh tay xử lý nạn "cò thuế"
Tình hình tại Quảng Trị sau khi nguyên nhân cá chết được công bố
Tổng công ty Điện lực miền Nam: Hiện đại hóa hệ thống cung cấp điện
Gần 85% người lao động không hài lòng với việc làm hiện tại
Chủ tịch VCCI: Sau ngày 1/7 tiếp tục rà soát loại bỏ điều kiện kinh doanh lỗi thời
Ngành Ngân hàng và Kế hoạch hành động
Đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa hơn 100 thủ tục hành chính
Thành phố Hải Phòng có Chủ tịch mới: Ông Nguyễn Văn Tùng
Ông Nguyễn Tiến Hải tái đắc cử Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau với 100% phiếu bầu
Chuẩn bị Tổng điều tra kinh tế Việt Nam năm 2017
Ông Nguyễn Dương Thái tiếp tục được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương
Hoàn thiện quy định kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng
Kinh tế chững lại, đề xuất 'múc' thêm 2 triệu tấn dầu
Các chuyên gia kinh tế khuyên người dân cân nhắc gửi tiết kiệm
Cảng quốc tế Cam Ranh hoạt động như thế nào?
Đề xuất đổi cách tính CPI cho phù hợp quốc tế
Doanh nghiệp bán lẻ Việt thua thiệt so với doanh nghiệp nước ngoài
Nuôi cá tra chưa có dấu hiệu phục hồi
Chính phủ cam kết loại trừ các quy định có biểu hiện lợi ích nhóm
TPHCM: Triển khai các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
Tây Ninh: Bắt giữ gần 1.300 vụ buôn lậu, gian lận thương mại
Huy động trái phiếu Chính phủ đã đạt 83% kế hoạch
Duy trì bền vững tỷ lệ nợ xấu dưới 3%
14 tháng tuổi, chỉ nặng 3,5 kg, hình ảnh ám ảnh của em bé Sapa suy dinh dưỡng do đói ăn lâu ngày đang gây sốc. Có thể em là hình ảnh cá biệt, nhưng có thể em sẽ khiến cho xã hội nhận thức rõ hơn về hiện trạng thiếu đói của một số lượng không nhỏ người dân.
Tăng cường hợp tác Hải quan Việt Nam-Hoa Kỳ
Hơn 30 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động trong 6 tháng đầu năm
Nhật Bản truy tìm người Việt nghi trộm 47 xe đạp đắt tiền
6 tháng: Ngành Hải quan thu NSNN đạt 127 nghìn tỷ đồng
“Cán bộ, công chức, viên chức chỉ được phép nhận quà tặng mang tính chất lưu niệm và có giá trị đến 2 triệu đồng trong thực hiện công vụ, nhiệm vụ” là quy định mới tại Dự thảo Luật phòng chống tham nhũng đang được đưa ra lấy ý kiến.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự