tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh trưa 12-06-2016

  • Cập nhật : 12/06/2016

Chính phủ không cho phép lập Quỹ bình ổn giá điện

Trong thông báo chỉ đạo của Chính phủ phát đi hôm qua 9-6, Chính phủ nêu rõ: “Không thành lập Quỹ bình ổn giá điện”. Đây là một đề xuất được Bộ Công Thương kiên trì nêu ra trong nhiều nghị định và dự thảo nghị định về giá bán lẻ điện.
cac nha may dien van se ban dien cho evn de evn ban tiep cho nguoi tieu dung nhung khong duoc trich tien tu gia ban le dien de thanh lap quy hinh on gia dien nhu de xuat cua bo cong thuong. anh:tl

Các nhà máy điện vẫn sẽ bán điện cho EVN để EVN bán tiếp cho người tiêu dùng nhưng không được trích tiền từ giá bán lẻ điện để thành lập Quỹ hình ổn giá điện như đề xuât của Bộ Công Thương. Ảnh:TL

Trong thông báo phát đi hôm 9-6, Chính phủ nêu rõ các biện pháp cần làm để góp phần bình ổn thị trường, thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát trong những tháng cuối năm 2016. Trong đó, Chính phủ chỉ đạo Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tăng cường thực hiện các giải pháp tiết giảm chi phí sản xuất, kinh doanh, giữ ổn định giá bán lẻ điện năng trong năm 2016.

Đặc biệt, Chính phủ nêu rõ không thành lập Quỹ bình ổn giá điện theo đề xuất của Bộ Công Thương. Bên cạnh đó, cần chủ động xây dựng phương án điều chỉnh giá điện theo cơ chế thị trường với lộ trình phù hợp.

Việc thành lập Quỹ bình ổn giá điện đã có trong Nghị định 69/2013/TTg quy định về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân. Quỹ này được quy định là có cơ chế hình thành và hoạt động tương tự như Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Theo đó, trong mỗi kWh giờ điện bán ra sẽ trích lại một mức tiền nhất định để khi các yếu tố đầu vào hình thành giá biến động làm cho giá bán điện bình quân thấp hơn so với giá thành và chi phí sản xuất kinh doanh điện chưa được tính hết vào giá bán lẻ điện thì sẽ trích quỹ để bù vào.

Tuy Nghị định 69 đã quy định như thế nhưng ba năm nay, Quỹ bình ổn giá điện không được đề cập đến và chưa hình thành được vì rút kinh nghiệm từ việc thành lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu, cơ chế hoạt động của quỹ và vấn đề công khai, minh bạch liên quan đến việc sử dụng quỹ luôn là vấn đề mà dư luận quan tâm hàng đầu và dường như các cơ quan quản lý còn “vênh” nhau về việc sử dụng quỹ, cho dù Quỹ bình ổn giá xăng dầu thường xuyên công bố số dư tồn quỹ.

Tại dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 69 được Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương) soạn thảo và trình ra hồi cuối năm 2015, Quỹ bình ổn giá điện lại tiếp tục được đưa vào nội dung soạn thảo. Tuy nhiên, với thông báo của Chính phủ, việc thành lập quỹ kiểu này coi như không thể thực hiện được. Hay nói khác đi, người tiêu dùng điện sẽ không bị EVN “tạm ứng” tiền điện và sử dụng để bù đắp chi phí đầu vào sản xuất kinh doanh vốn chưa minh bạch như hiện nay.


Nhiều thủ đoạn mới trong vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới

Theo Cục Hải quan Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới tại địa bàn đơn vị quản lý tiếp tục có diễn biến phức tạp. Đáng lưu ý là nhiều vụ việc nổi cộm bị lực lượng Hải quan phát hiện có những thủ đoạn mới của các đối tượng vi phạm.

cong chuc chi cuc hai quan cua khau san bay quoc te noi bai su dung he thong camera giam sat hoat dong tai san bay. anh: n.linh

Công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài sử dụng hệ thống camera giám sát hoạt động tại sân bay. Ảnh: N.Linh

Từ đầu năm tới nay, Cục Hải quan Hà Nội đã phát hiện và lập biên bản 538 vụ vi phạm, đã xử lý 527 vụ với số tiền xử phạt là hơn 5,7 tỷ đồng. Trong đó có 530 vụ vi phạm hành chính, 4 vụ vận chuyển trái phép các chất ma túy và 4 vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Trên tuyến hàng không số vụ vi phạm có chiều hướng gia tăng (tăng 22 vụ so với cùng kỳ năm ngoái), các địa bàn quản lý trong nội địa như ICD, khu công nghiệp, khu chế xuất số vị vi phạm giảm (giảm 65 vụ).

Mặc dù tổng số vị vi phạm pháp luật hải quan so với cùng kỳ năm ngoài không tăng, thậm chí số vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới có giảm nhưng một số vụ việc lực lượng Hải quan phát hiện có tính chất và mức độ ngày càng tinh vi của các đối tượng vi phạm, vận chuyển trái phép ma túy, sản phẩm động vật hoang dã. 

Đối với hành vi vận chuyển trái phép sản phẩm hoang dã qua đường hàng không, lực lượng chức năng đã phát hiện vụ việc vận chuyển ngà voi, sừng tê giác từ Pháp về- đây là khu vực thường ít bị nghi ngờ và đứng tên nhận hàng là công ty chuyển phát nhanh; hay vụ vận chuyển trái phép lô hàng ngà voi gửi về theo đường hàng hóa tới địa chỉ người nhận rất vắn tắt, không rõ ràng; hoặc vận chuyển từ khu vực không có sản phẩm động vật hoang dã như Trung Đông… 

Đối với tội phạm vận chuyển trái phép ma túy qua đường hàng không, Cục Hải quan Hà Nội đưa ra cảnh báo thủ đoạn cất giấu ma túy mới. Các đối tượng vi phạm lợi dung sự mất cảnh giác của cơ quan quản lý đối với túi hàng miễn thuế còn nguyên niêm phong, thực hiện việc vận chuyển hàng cấm có tổ chức, phức tạp khiến cơ quan quản lý khó kiểm soát.

Ông Trần Lương Bắc, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài cho rằng: đang có những diễn biến bất thường trong việc vận chuyển ma túy bằng đường hàng không qua Nội Bài, nhất là trên tuyến bưu điện và chuyển phát nhanh. Một điểm của chuyển phát nhanh quốc tế mà các đối tượng đang lợi dụng để vận chuyển ma túy là được để trong bì thư và khác với vận chuyển hàng hóa, bì thư không phải ghi tên hàng, không phải kiểm tra, không phải ghi trị giá trên vận đơn, chỉ ghi cước vận chuyển. Chuyển phát nhanh quốc tế còn thuận tiện nữa là nhanh chóng, dễ theo dõi đường đi. Bởi qua internet sẽ nắm được quá trình vận chuyển của vận đơn, xem “hàng” đi đến đâu, tắc ở đâu. Phát hiện bất thường, lập tức đối tượng sẽ nghi ngờ, đề phòng cơ quan chức năng. 

Bên cạnh những vụ việc nổi cộm với nhiều thủ đoạn mới, trong thời gian qua Cục Hải quan Hà Nội cũng phát hiện và xử lý nhiều vụ việc vi phạm của một số công ty có hành vi NK các mặt hàng tiêu dùng, bánh kẹo, quả khô, thực phẩm, sữa, các sản phẩm sữa…. khai sai, không khai, khai không đúng tên hàng, chủng loại, số lượng và không đủ giấy phép NK theo quy định của pháp luật.

Trước diễn biến tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới diễn biến phức tạp, Cục Hải quan Hà Nội đã quán triệt các đơn vị luôn đề cao tinh thần cảnh giác; tiếp tục thực hiện các kế hoạch về phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại năm 2016; kế hoạch kiểm soát thực hiện hệ thống thông quan điện tử VNACCS/VCIS nhằm phát hiện, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vận chuyển trái phép các chất ma túy và tiền chất.

Tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo các đơn vị tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với các mặt hàng trọng điểm (thuốc lá, thịt trâu đông lạnh từ Ấn Độ, xe máy điện, xe đạp điện và các phụ tùng phụ kiện, mặt hàng sữa thành phẩm, mặt hàng phôi thép, các mặt hàng bách hóa, tiêu dùng từ Trung Quốc…).

Đồng thời, tăng cường thu thập thông tin, nắm vững diễn biến tình hình tại các địa bàn trọng điểm, lập kế hoạch tuần tra kiểm soát; xác định trọng điểm, đưa đối tượng vào diện quản lý, sử dụng hiệu quả mạng lưới cơ sở bí mật. Tập trung vào các đối tượng chủ mưu, cầm đầu. Kiên quyết không xảy ra các vụ việc phức tạp, nổi cộm trong địa bàn hoạt động hải quan.

Tích cực phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới nhằm đánh giá, nhận định tình hình; phát hiện các thủ đoạn của DN nhằm trốn tránh việc kiểm tra, xử lý của các cơ quan chức năng.(HQ)


Tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam cao nhất ASEAN

Theo báo cáo Triển vọng kinh tế: Đông Nam Á mới nhất của Hội Kế toán công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) quý II năm 2016, người lao động Việt Nam đã cải thiện căn bản năng suất trong 15 năm qua.

nguoi lao dong viet nam da cai thien can ban nang suat trong 15 nam qua. anh: h.diu

Người lao động Việt Nam đã cải thiện căn bản năng suất trong 15 năm qua. Ảnh: H.Dịu

Người lao động ở Đông Nam Á nhìn chung đã có một thành tích khá ấn tượng, với năng suất tăng 3% mỗi năm kể từ năm 2000 đến năm 2015. Con số này đã vượt qua tốc độ tăng trưởng 2% hàng năm của Mỹ Latinh và 1,44% của châu Phi. 

Không chỉ thế, sự chuyển đổi ngành (người lao động dịch chuyển từ nông nghiệp sang sản xuất và dịch vụ), đô thị hóa cùng với sự gia tăng của người lao động trong “độ tuổi vàng” (25-54) đã trở thành những nhân tố chủ chốt của sự tăng trưởng năng suất trong khu vực (trừ Singapore).

Phát biểu tại Buổi trình bày và công bố báo cáo tại Hà Nội vào ngày 10-6, bà Priyanka Kishore, Cố vấn kinh tế của ICAEW cho biết, năng suất lao động của Việt Nam đã tăng trưởng một cách ấn tượng 4% trong 15 năm qua và sẽ đẩy nhanh tới 5% trong 5 năm tiếp theo, bỏ xa các nước láng giềng. 

Điều này có được là nhờ sự chuyển đổi ngành, đô thị hóa và số lượng ngày càng tăng cao của nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động chính. 

Cũng theo bà Priyanka Kishore, sự tăng trưởng năng suất thuần tính riêng cho từng ngành của Việt Nam lại xếp dưới 6 nước ASEAN. Điều này tạo cơ hội để đầu tư vào các biện pháp cải thiện năng suất giúp nâng cao hiệu suất của mỗi người lao động.

Để tăng tăng suất lao động của Việt Nam hơn nữa, ông Mark Billington, Giám đốc khu vực Đông Nam Á của ICAEW cho rằng, khi nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục đa dạng hóa, sẽ cần có một lực lượng lao động có tay nghề cao, và một phần trong số đó đã tiến gần hơn đến một tiêu chuẩn toàn cầu về kiến thức, kỹ thuật, kỹ năng kinh doanh và đổi mới.

Đồng quan điểm, PGS.TS. Trần Đình Thiên, Viên trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhấn mạnh đến việc phải tiếp tục chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang những lĩnh vực có năng suất lao động cao hơn để duy trì tăng trưởng năng suất lao động, đồng thời nâng cao trình độ tay nghề của cá nhận người lao động.

Đối với sự tăng trưởng kinh tế trong thời gian tiếp theo, báo cáo của ICAEW cho rằng, với nhu cầu trong nước tăng và sự bùng nổ đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) thì kinh tế Việt Nam sẽ tăng trường 6,5% bất chấp môi trường đầy thách thức của khu vực và toàn cầu.

Do đó, Việt Nam cần tiếp tục đa dạng hóa các ngành công nghiệp xuất khẩu từ dầu, cà phê cho tới dệt may, điện tử và các ngành sản xuất khác cũng đã góp phần bảo vệ nền kinh tế khỏi giá cả hàng hoá xuống thấp.


Mua thiết bị tiền tỷ “đắp chiếu”: Bộ Y tế nói gì?

 Theo ông Nguyễn Minh Tuấn- Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và công trình y tế- Bộ Y tế, sở dĩ có tình trạng mua thiết bị y tế tiền tỷ, sau đó lại "đắp chiếu" để đấy là do việc quản lý của lãnh đạo địa phương chưa tốt.

lang phi thiet bi y te hien la thuc te nhuc nhoi trong cac co so y te. anh

Lãng phí thiết bi y tế hiện là thực tế nhức nhối trong các cơ sở y tế. Ảnh

Báo cáo do UBND tỉnh Đắk Lắk cho thấy: năm 2010, Sở Y tế Đắc Lắk tự dùng tiền của gói thầu số 10 (không nằm trong nội dung mua sắm trang thiết bị) để mua 111 bộ máy tính trị giá hơn 2,8 tỷ đồng. Đến nay toàn bộ số máy tính này vẫn nằm “đắp chiếu” trong kho của… nhà cung cấp là Công ty CP Chương Dương (TP.Hồ Chí Minh). Tiếp đó, từ năm 2012- 2014, ngành Y tế Đắk Lắk chi hơn 150 tỉ đồng mua sắm trang thiết bị cho các đơn vị trực thuộc, quá trình thực hiện cũng có nhiều sai phạm, gây thất thoát hàng chục tỉ đồng ngân sách. 

Báo cáo cũng chỉ rõ, có thiết bị trong hợp đồng là do Mỹ sản xuất, nhưng thực tế là hàng không nhãn mác; trong hợp đồng là hàng Nhật Bản, nhưng thực tế là nhãn mác Trung Quốc… như tại các Bệnh viện Đa khoa huyện Ea H’leo, huyện Lắk.

Còn tại Bệnh viện Đa khoa huyện Cư M’gar và Trung tâm Y tế huyện Ea Súp, mỗi đơn vị được mua nhiều thiết bị trị giá từ hàng trăm triệu đồng từ năm 2012, đến nay vẫn đắp chiếu.

Đặc biệt, hệ thống mổ nội soi trị giá 1,5 tỷ đồng tại Bệnh viện Đa khoa huyện Krông Pắk trị giá 1,5 tỷ đồng, được mua sắm từ năm 2013, đến thời điểm thanh tra vẫn chưa một lần sử dụng.

Trả lời phóng viên Báo Hải quan về vấn đề này, ông Nguyễn Minh Tuấn- vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và công trình y tế- Bộ Y tế cho biết, với cương vị là cơ quan quản lý Nhà nước về y tế, Bộ Y tế đã có nhiều văn bản hướng dẫn, nhắc nhở, đồng thời chấn chỉnh sai phạm. Tuy nhiên việc thanh kiểm tra giám sát và phát hiện sai phạm là của chính quyền địa phương, cụ thể là UBND các tỉnh.

Với sai phạm tại Sở Y tế Đắc Lắk, Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình Y tế cho rằng do cơ sở đã chưa xác định được nhu cầu đầu tư, mua sắm trang thiết bị một cách rõ ràng, chính xác và minh bạch.

“Bên cạnh đó là tình trạng quy định việc quản lý sản phẩm trang thiết bị y tế phân cấp cho các đơn vị chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng “cha chung không ai khóc”, làm giảm hiệu quả sử dụng", ông Nguyễn Minh Tuấn nói.

Trước đó nói về tình trạng lãng phí sử dụng thiết bị y tế, ông Nguyễn Viết Tiến- Thứ trưởng Bộ Y tế cũng thừa nhận, hiện có tình trạng lãng phí trong việc sử dụng trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế.

Ông Nguyễn Viết Tiến cho rằng, thời gian tới, để sử dụng hiệu quả trang thiết bị y tế, việc đầu tư trang thiết bị y tế phải đúng mục đích, có hiệu quả, việc mua sắm thiết bị y tế phải xuất phát từ yêu cầu thực tế, tránh tình trạng dù không có nhu cầu vẫn đầu tư máy móc mới song về lại “đắp chiếu”.

Còn ông Hà Đắc Biên-  Phó Chủ tịch Hiệp hội thiết bị y tế Việt Nam cho rằng để khai thác, sử dụng tại các cơ sở y tế vấn đề cần nhất là nâng cao năng lực quản lý trang thiết bị y tế tuyến cơ sở nhằm góp phần chấn chỉnh tiêu cực, vi phạm trong nhập khẩu, sản xuất, buôn bán, cung ứng, sử dụng trang thiết bị y tế  kém chất lượng, cũ nát.

Cũng theo vị Phó Chủ tịch Hiệp hội này, Bộ Y tế nên hạn chế việc liên doanh liên kết đặt máy tại các bệnh viện công. Thay vào đó sẽ thí điểm việc đấu thầu cung ứng dịch vụ. Khi có nhu cầu về thiết bị nào, các bệnh viện công sẽ đưa ra yêu cầu về chất lượng máy và giá thành dịch vụ. Đơn vị nào đáp ứng chất lượng chuyên môn với giá thành phù hợp nhất sẽ được ký hợp đồng cung cấp dịch vụ.

“Với hình thức nêu trên, bên cạnh việc hạn chế những tiêu cực của quá trình liên doanh liên kết, người dân cũng sẽ được tiếp cận các thiết bị y tế hiện đại với mức giá dịch vụ vừa phải nhất ngay tại các bệnh viện công”, ông Biên nói.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục