Điện thoại các loại và linh kiện là mặt hàng chủ lực xuất khẩu sang thị trường Áo trong 6 tháng đầu năm 2018, chiếm 86,4% tổng kim ngạch.

Hiện Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam và là thị trường xuất khẩu đứng thứ hai sau Hoa Kỳ. Trung Quốc là thị trường đầu tiên trong hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ mà Việt Nam có quan hệ ngoại thương đạt được quy mô kim ngạch 3 con số.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, năm 2018, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt 106,71 tỷ USD, tăng 12,7 tỷ USD so với năm 2017, chiếm 22,2% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nhập khẩu hàng hóa của cả nước. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, quan hệ ngoại thương giữa Việt Nam và một đối tác đạt con số trên 100 tỷ USD.
Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc tăng trưởng 16,4% (tức tăng 5,86 tỷ USD) so với năm 2017, đạt 41,27 tỷ USD; nhập khẩu từ quốc gia này 65,44 tỷ USD tăng 6,85 tỷ USD, tương đương gần 11,7%.
Tuy nhiên, mức nhập siêu từ Trung Quốc vẫn ở mức rất cao hơn 24 tỷ USD, tăng khoảng 1 tỷ USD so với năm 2017.
Các nhóm hàng chủ yếu giúp Việt Nam đạt được mức tăng trưởng xuất khẩu cao sang Trung Quốc là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện. Cụ thể, năm 2018, điện thoại các loại và linh kiện là nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của nước ta sang thị trường Trung Quốc với kim ngạch đạt 9,38 tỷ USD, chiếm 22,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này, tăng 31% so với năm 2017. Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 8,36 tỷ USD là đứng thứ hai về kim ngạch đạt 8,36 tỷ USD, chiếm 20,3%, tăng 21,9%.
Ngoài 2 nhóm hàng chủ đạo trên, còn có các nhóm hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD là: Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện 2,8 tỷ USD, tăng 34%; rau quả 2,78 tỷ USD, tăng 5%; xơ, sợi dệt các loại 2,22 tỷ USD, tăng 8,5%; dệt may 1,54 tỷ USD, tăng 39,5%; giày dép 1,49 tỷ USD, tăng 30,8%; gỗ và sản phẩm gỗ 1,07 tỷ USD, tăng 0,2%; cao su 1,37 tỷ USD, giảm 5%.
Các nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng mạnh trên 100% so với năm 2017 bao gồm: Clanhke và xi măng tăng 675,4%, đạt 369,11 triệu USD; nguyên liệu nhựa tăng 161,6%, đạt 469,57 triệu USD; hóa chất tăng 154,6%, đạt 493,27 triệu USD; sản phẩm gốm, sứ tăng 113,9%, đạt 17,05 triệu USD; giấy và các sản phẩm từ giấy tăng 110,8%, đạt 240,25 triệu USD.
Tuy nhiên, năm 2018 cũng ghi nhận nhiều nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của ngành nông nghiệp gặp khó khi xuất khẩu sang Trung Quốc như: Thủy sản chỉ đạt 996 triệu USD giảm 8,5% so với năm 2017; gạo chỉ đạt 683,36 triệu USD, giảm mạnh 33,4%, lượng gạo xuất khẩu vào Trung Quốc năm 2018 chỉ bằng 58,3% so với năm 2017, trong khi kim ngạch bằng 67,8%. Xuất khẩu dầu thô cũng sụt giảm mạnh 43,4%, đạt 594,46 triệu USD; than giảm 58,8%, đạt 0,47 triệu USD.
Xuất khẩu sang Trung Quốc năm 2018
ĐVT: USD
Nhóm hàng | T12/2018 | +/- so với T11/2018(%)* | Năm 2018 | +/- so với năm 2017 (%)* |
Tổng kim ngạch XK | 3.650.622.268 | -13,11 | 41.268.385.115 | 16,37 |
Điện thoại các loại và linh kiện | 972.527.886 | -18,03 | 9.375.134.613 | 31,07 |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện | 705.029.912 | -8,35 | 8.363.669.108 | 21,91 |
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện | 267.347.232 | -24,9 | 2.801.051.564 | 34,12 |
Hàng rau quả | 204.456.710 | 15,09 | 2.783.769.233 | 5,03 |
Xơ, sợi dệt các loại | 201.057.676 | 2,2 | 2.216.215.003 | 8,51 |
Hàng dệt, may | 152.459.236 | -5,42 | 1.540.705.140 | 39,54 |
Giày dép các loại | 139.525.965 | -10,48 | 1.492.082.167 | 30,81 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác | 124.111.055 | -1,67 | 1.472.645.625 | -6,44 |
Cao su | 144.168.239 | -9,95 | 1.371.662.641 | -5,1 |
Gỗ và sản phẩm gỗ | 72.942.277 | -16,95 | 1.072.352.887 | 0,19 |
Hàng thủy sản | 88.212.869 | -2,73 | 995.950.910 | -8,45 |
Sắn và các sản phẩm từ sắn | 72.336.377 | -20,75 | 844.318.225 | -7,33 |
Gạo | 13.202.044 | -61,78 | 683.363.161 | -33,44 |
Dây điện và dây cáp điện | 32.762.777 | -35,56 | 614.399.338 | 21,5 |
Dầu thô | 18.216.288 | -69,37 | 594.460.341 | -43,4 |
Hóa chất | 36.673.079 | -49,42 | 493.272.014 | 154,59 |
Chất dẻo nguyên liệu | 36.317.100 | 10,72 | 469.574.518 | 161,55 |
Hạt điều | 60.744.454 | -6,98 | 452.085.065 | -3,68 |
Clanhke và xi măng | 47.242.063 | 6,09 | 369.114.264 | 675,35 |
Xăng dầu các loại | 32.680.210 | -23,23 | 331.592.689 | 52,58 |
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày | 16.776.203 | -21,91 | 287.674.186 | -0,07 |
Phương tiện vận tải và phụ tùng | 21.853.265 | -6,01 | 269.282.485 | 6,69 |
Giấy và các sản phẩm từ giấy | 18.178.565 | 51,93 | 240.253.548 | 110,79 |
Thức ăn gia súc và nguyên liệu | 12.700.068 | 9,79 | 214.849.091 | 7,47 |
Túi xách, ví,vali, mũ và ô dù | 15.000.913 | -11,46 | 164.095.703 | 11,2 |
Kim loại thường khác và sản phẩm | 18.774.872 | 3,4 | 151.004.675 | 54,83 |
Sản phẩm hóa chất | 13.730.637 | -6,33 | 142.186.574 | 33,86 |
Cà phê | 11.267.712 | 19,8 | 109.540.270 | 29,12 |
Sản phẩm từ chất dẻo | 8.743.724 | 0,92 | 108.512.553 | 69,27 |
Sản phẩm từ cao su | 7.999.017 | 0,97 | 89.749.136 | 17,87 |
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc | 6.449.619 | -21,26 | 77.675.426 | -3,31 |
Quặng và khoáng sản khác | 5.789.198 | -0,12 | 76.456.953 | -15,65 |
Sản phẩm từ sắt thép | 3.501.913 | -30,15 | 59.760.854 | 11,14 |
Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận | 2.745.034 | -29,2 | 40.180.214 | 20,91 |
Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh | 4.384.568 | -18,19 | 37.845.104 | -43,15 |
Chè | 2.137.866 | -33,73 | 19.667.609 | 34,24 |
Sản phẩm gốm, sứ | 1.895.833 | 3,35 | 17.048.632 | 113,88 |
Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ | 1.845.052 | 22,15 | 14.278.760 | 5,08 |
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm | 964.967 | -0,94 | 11.987.831 | 46,03 |
Vải mành, vải kỹ thuật khác | 829.617 | -1,69 | 11.787.202 | -7,53 |
Sắt thép các loại | 1.087.123 | 259,56 | 9.883.506 | -21,43 |
Than các loại |
| -100 | 473.082 | -58,83 |
(*Tính toán từ số liệu của TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Điện thoại các loại và linh kiện là mặt hàng chủ lực xuất khẩu sang thị trường Áo trong 6 tháng đầu năm 2018, chiếm 86,4% tổng kim ngạch.
Sau khi tăng mạnh cả lượng và trị giá kể từ tháng 3/2018 và mức tăng giảm dần cho đến nay tháng 6/2018 xuất khẩu hạt điều đã suy giảm trở lại.
Chính thức từ ngày 31/12/2018, tất cả tôm và bào ngư nhập khẩu vào Mỹ phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của Chương trình Giám sát nhập khẩu thuỷ hải sản nhập khẩu vào Mỹ (SIMP).
Mặc dù lượng sắn xuất khẩu sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng giá sắn xuất khẩu lại tăng mạnh 48,3% so với cùng kỳ, đạt 368,3 USD/tấn.
Nửa đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nga chiếm 1,08% tỷ trọng của cả nước, đạt 1,2 tỷ USD tăng 23,45% so với cùng kỳ 2017, trong đó nhóm hàng sắt thép tăng vượt trội.
Than là nhóm hàng nhập khẩu tăng rất mạnh trong 6 tháng đầu năm 2018. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, lượng than nhập về Việt Nam tăng trên 61% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 10,34 triệu tấn, kim ngạch cũng tăng 83,9%, trị giá gần 1,21 tỷ USD.
Chiếm 19% thị phần nhóm hàng và 18,1% tỷ trọng, Trung Quốc tiếp tục là thị trường chủ lực cung cấp giấy cho Việt Nam trong nửa đầu năm 2018.
Xuất khẩu rau quả suốt mấy năm liền luôn tăng trưởng mạnh mẽ, tháng 7/2018, kim ngạch xuất khẩu rau quả ước đạt 290 triệu USD; lũy kế 7 tháng đầu năm 2018, giá trị xuất khẩu rau quả đạt 2,29 tỷ USD, bằng 57,25% mục tiêu cả năm. Còn 5 tháng nữa để các doanh nghiệp rau quả tăng tốc đưa giá trị xuất khẩu của ngành vươn tới con số 4 tỷ USD như kỳ vọng.
Đang có những dấu hiệu tăng trưởng chậm lại thời gian gần đây nhưng không thể phủ nhận hoạt động xuất nhập khẩu của cả nước những tháng qua vẫn ghi được dấu ấn quan trọng. Đóng góp tích cực vào kết quả chung là những ngành hàng, thị trường và tỉnh, thành phố có kim ngạch lớn từ 10 tỷ USD trở lên.
Theo số liệu thống kê từ TCHQ, tháng 6/2018 cả nước đã nhập khẩu 792,7 nghìn tấn ngô, trị giá 173,2 triệu USD, giảm 24,4% về lượng và 19,6% trị giá so với tháng 5/2018 – đây là tháng giảm thứ hai liên tiếp.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự