Theo Tổng cục Hải quan, trong năm 2018, giá trị xuất khẩu mặt hàng xi măng và clinker chạm mức 1,2 tỷ USD, tương ứng với mức tăng trưởng 76% so với năm 2017.

Dưới đây là quy định về xuất, nhập khẩu một số mặt hàng
Gia nhập CPTPP, thuế nhập khẩu ô tô, xăng dầu 10 năm nữa mới giảm
Theo tienphong.vn, dự thảo Nghị định Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định CPTPP giai đoạn 2019-2022 vừa được Bộ Tài chính hoàn thiện.
Theo đó, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế XK đối với phần lớn các mặt hàng hiện đang áp dụng loại thuế này, cơ bản theo lộ trình từ 5 đến 15 năm sau khi hiệp định có hiệu lực. Một số nhóm mặt hàng quan trọng như than đá, dầu mỏ và một số loại quặng, khoáng sản (70 mặt hàng) được tiếp tục duy trì thuế XK.
Đối với thuế NK, ngoài 65,8% số dòng thuế NK sẽ xóa bỏ ngay khi hiệp định có hiệu lực; 86,5% số dòng thuế có thuế suất 0% vào năm thứ 4; 97,8% số dòng thuế xóa vào năm thứ 11; còn lại sẽ xoá bỏ chậm nhất vào năm thứ 16 hoặc theo hạn ngạch thuế quan.
Với một số mặt hàng như ô tô con có dung tích xi lanh từ 3000cc trở lên sẽ xoá bỏ thuế quan vào năm thứ 10 và sắt thép, xăng dầu vào năm thứ 11. Mặt hàng dệt may, giày dép, gạo, phân bón xóa bỏ thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực.
Tương tự như vậy, mặt hàng nhựa và sản phẩm nhựa; hóa chất và sản phẩm hóa chất; giấy, đồ gỗ; máy móc, thiết bị: phần lớn xóa bỏ thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực, một số loại xóa bỏ vào năm thứ 4. Thuốc lá điếu xóa bỏ thuế vào năm thứ 16.
Cho phép XK quặng sắt limonit có nguồn gốc từ mỏ Quý Xa
Theo vietnamnet.vn, Bộ Công Thương vừa có văn bản chấp thuận để 3 doanh nghiệp được xuất khẩu tổng cộng 340.000 tấn quặng sắt limonit có nguồn gốc từ mỏ Quý Xa.
Cụ thể, Bộ Công Thương chấp thuận cho các doanh nghiệp gồm: Công ty CP Khai khoáng Minh Đức, Công ty TNHH Xây dựng Lan Anh và Công ty TNHH Thương mại Hoàng Lan xuất khẩu quặng sắt mỏ Quý Xa (quy khô), hàm lượng bình quân 54þ theo các hợp đồng mua quặng sắt với Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung (VTM) năm 2018 nhưng không tiêu thụ trong nước.
Số lượng xuất khẩu lần lượt gồm: Công ty CP Khai khoáng Minh Đức: 200.000 tấn; Công ty TNHH Xây dựng Lan Anh: 70.000 tấn và Công ty TNHH Thương mại Hoàng Lan: 70.000 tấn.
Bộ Công Thương nêu rõ: Các doanh nghiệp phải ưu tiên bán trong nước khi các doanh nghiệp trong nước có nhu cầu.
Để việc xuất khẩu đạt mục tiêu đề ra, Bộ Công Thương đề nghị UBND tỉnh Lào Cai chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát chặt việc xuất khẩu quặng sắt của doanh nghiệp, đảm bảo xuất khẩu đúng chủng loại, khối lượng và nguồn gốc quặng sắt nêu trên.
Miễn áp dụng thuế tự vệ sản phẩm thép để sản xuất vật liệu hàn
Baohaiquan.vn đưa tin, Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm thép để sản xuất vật liệu hàn (vụ việc SG04) với tổng khối lượng được miễn trừ trong năm 2019 là 42.763 tấn.
Cụ thể, 5 doanh nghiệp được miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phôi thép và thép dài để sản xuất vật liệu hàn trong năm 2019 gồm: Công ty CP sản xuất Hữu Nghị với khối lượng 760 tấn; Công ty CP Kim Tín Hưng Yên với khối lượng 15.503 tấn; Công ty TNHH sản xuất que hàn Đại Tây Dương với khối lượng 7.142 tấn; Công ty CP Que hàn điện Việt Đức với khối lượng 2.693 tấn và Công ty CP Tập đoàn Kim Tín với khối lượng 16.665 tấn.
Theo quy định tại Điều 16, Thông tư 06/2018/TT-BCT ngày 20/4/2018 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại, định kỳ 6 tháng trong thời hạn miễn trừ, các tổ chức, cá nhân được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại phải nộp báo cáo tình hình nhập khẩu hàng hóa được miễn trừ và việc tuân thủ điều kiện, nghĩa vụ được miễn trừ tới Cơ quan điều tra.
Nguồn: VITIC tổng hợp
Theo Vinanet.vn
Theo Tổng cục Hải quan, trong năm 2018, giá trị xuất khẩu mặt hàng xi măng và clinker chạm mức 1,2 tỷ USD, tương ứng với mức tăng trưởng 76% so với năm 2017.
Máy vi tính, sản phẩm điện tử đứng đầu về kim ngạch trong các nhóm hàng nhập khẩu của Việt Nam, chiếm 17,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa các loại của cả nước.
Năm 2018 kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng 6,4% so với năm 2017, đạt 2,32 tỷ USD.
Đông Nam Á – là thị trường chủ lực cung cấp giấy cho Việt Nam trong năm 2018, chiếm 31,13% tổng lượng giấy nhập khẩu.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, hóa chất các loại nhập khẩu vào Việt Nam năm 2018 đã tăng 26,3% so với năm 2017, đạt trên 5,16 tỷ USD. Riêng tháng cuối năm 2018, kim ngạch giảm 9,2% so với tháng 11/2018 nhưng tăng 7,9% so với tháng cuối năm 2017, đạt 438,57 triệu USD.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, năm 2018 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ thu về trên 6,5 tỷ USD, tăng 74,20% so với năm 2017, mặc dù tháng cuối năm 2018 kim ngạch xuất sang thị trường này giảm 5,85% so với tháng 11/2018 chỉ đạt 406 triệu USD và tăng 4,29% so với tháng 12/2017.
New Zealand là thị trường chính Việt Nam nhập khẩu sữa và sản phẩm trong năm 2018. Kim ngạch nhập từ thị trường này chiếm gần 30% tỷ trọng.
Mỹ chiếm 19,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, có 10 nhóm hàng kim ngạch xuất khẩu đạt từ 1 tỷ USD trở lên.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nga tháng 12/2018 đạt 142,7 triệu USD, giảm 44,37% so với tháng 11/2018 nhưng vẫn đưa tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này cả năm 2018 tăng 12,81% so với năm 2017 đạt 2,445 tỷ USD.
Nguồn cung về mặt hàng tinh bột sắn của Việt Nam khá dồi dào, tuy nhiên mặc dù đã đến thời điểm gần Tết âm lịch nhưng nhu cầu mua hàng từ thị trường Trung Quốc chậm hơn so với các năm gần đây.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự