New Zealand là thị trường chính Việt Nam nhập khẩu sữa và sản phẩm trong năm 2018. Kim ngạch nhập từ thị trường này chiếm gần 30% tỷ trọng.

Năm 2018 kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 8,79 tỷ USD, tăng 5,8% so với năm 2017, xuất khẩu sang đa số các thị trường tăng kim ngạch.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2018 kim ngạch xuất khẩu thủy sản ra thị trường nước ngoài đạt 8,79 tỷ USD, tăng 5,8% so với năm 2017; Trong đó riêng tháng 12/2018 đạt 767,65 triệu USD, giảm 3,9% so với tháng 11/2018 nhưng tăng 3,7% so với tháng 12/2017.
Thủy sản của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Mỹ chiếm 16% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước, đạt trên 1,63 tỷ USD, tăng 15,6% so với năm 2017. Riêng tháng 12/2018 đạt 142,01triệu USD, giảm 14% so với tháng 11/2018 nhưng tăng 31,8% so với tháng 12/2017.
EU là thị trường lớn thứ 2 tiêu thụ các loại thủy sản của Việt Nam chiếm 15,8%, đạt trên 1,44 tỷ USD, tăng 1% so với năm 2017. Riêng tháng 12/2018 đạt 115,9 triệu USD, tăng 15,2% so với tháng 11/2018 nhưng giảm 11,2% so với tháng 12/2017.
Thị trường lớn thứ 3 là Nhật Bản, tuy tháng 12/2018 sụt giảm 18% so với tháng 11/2018 nhưng tăng nhẹ 0,7% so với tháng 12/2017, đạt 115,92 triệu USD; nâng tổng kim ngạch cả năm lên 1,39 tỷ USD, chiếm 15,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước, tăng 6,4% so với năm 2017.
Tiếp đến thị trường Trung Quốc chiếm 11,3%, với 995,95 triệu USD, giảm 8,5% so với năm 2017; riêng tháng 12/2018 đạt 88,21 triệu USD, giảm 2,7% so với tháng 11/2018 nhưng tăng 4,4% so với tháng 12/2017.
Ngoài ra, xuất khẩu thủy sản sang thị trường Hàn Quốc cũng đạt kim ngạch tương đối cao 864,98 triệu USD, chiếm 9,8%, tăng 11,1% so với năm 2017. Thủy sản xuất sang thị trường Đông Nam Á đạt 668,17 triệu USD, chiếm 7,6%, tăng 10,8%.
Nhìn chung, trong năm 2018 xuất khẩu thủy sản sang đa số các thị trường tăng kim ngạch so với năm 2017, trong đó tăng mạnh ở các thị trường như: Campuchia tăng 74,7%, đạt 25,52 triệu USD; U.A.E tăng 61,5%, đạt 72,82 triệu USD; Ai Cập tăng 44,5%, đạt 45,06 triệu USD; Brunei tăng 42,5%, đạt 1,68 triệu USD. Tuy nhiên, thủy sản xuất khẩu sụt giảm mạnh ở các thị trường sau: Saudi Arabia giảm 78,1%, đạt 14,16 triệu USD; Séc giảm 40,2%, đạt 5,79 triệu USD; Đan Mạch giảm 29,2%, đạt 47,23 triệu USD; Pakistan giảm 28%, đạt 27,42 triệu USD.
Xuất khẩu thủy sản năm 2018
ĐVT: USD
Thị trường | T12/2018 | +/- so với tháng 11/2018 (%)* | +/- so với tháng 12/2017 (%) * | Năm 2018 | +/- so với năm 2017 (%)* |
Tổng kim ngạch XK | 767.648.145 | -3,93 | 3,65 | 8.794.593.136 | 5,76 |
Mỹ | 142.013.821 | -14,03 | 31,79 | 1.626.817.667 | 15,62 |
EU | 115.897.074 | 15,15 | -11,2 | 1.435.562.420 | 0,95 |
Nhật Bản | 115.920.011 | -17,99 | 0,71 | 1.386.185.800 | 6,39 |
Trung Quốc | 88.212.869 | -2,73 | 4,35 | 995.950.910 | -8,45 |
Hàn Quốc | 79.372.984 | -6,08 | 5,24 | 864.886.882 | 11,09 |
Đông Nam Á | 52.705.893 | -13,15 | -5,43 | 668.170.176 | 10,82 |
Anh | 29.601.146 | 22,9 | 9,49 | 320.425.552 | 13,41 |
Hà Lan | 21.011.055 | 18,9 | -35,27 | 296.211.554 | -2,43 |
Thái Lan | 22.183.418 | -22,53 | 13,74 | 292.036.198 | 18,49 |
Canada | 22.395.276 | 19,54 | 18,9 | 240.581.740 | 7,99 |
Australia | 20.118.055 | 15,78 | -3,99 | 197.556.159 | 6,75 |
Đức | 15.732.030 | -4,98 | 6,07 | 194.385.288 | 6,14 |
Hồng Kông (TQ) | 16.144.316 | 8,37 | 6,52 | 188.207.846 | 19,16 |
Bỉ | 11.221.508 | 4,25 | -40,89 | 148.318.795 | -10,07 |
Philippines | 8.837.194 | 14,48 | -34,52 | 117.908.924 | -10,19 |
Italia | 8.076.158 | 20,59 | -25,2 | 117.549.132 | -20,7 |
Mexico | 17.278.958 | 56,94 | 27,28 | 115.381.780 | -6,52 |
Malaysia | 10.168.510 | -12,86 | 13,76 | 114.262.330 | 12,03 |
Đài Loan (TQ) | 11.858.490 | 9,59 | 18,34 | 114.211.643 | 0,94 |
Singapore | 8.978.801 | -10,8 | -25,7 | 112.901.895 | 10,48 |
Pháp | 8.912.595 | 12,31 | 32,06 | 107.340.562 | 3,93 |
Israel | 7.549.218 | -1,12 | 2,61 | 95.675.952 | 28,86 |
Brazil | 10.480.811 | 7,73 | -4,78 | 88.064.381 | -16,84 |
Nga | 9.306.825 | 51,09 | 13,24 | 87.222.428 | -10,68 |
Tây Ban Nha | 7.572.149 | 45,49 | 76,48 | 81.315.871 | 32,96 |
U.A.E | 3.425.787 | 9,4 | -0,15 | 72.815.356 | 61,54 |
Colombia | 5.847.951 | -3,12 | 8,32 | 65.016.811 | 16,74 |
Bồ Đào Nha | 3.052.065 | -28,29 | -37,25 | 59.109.458 | 22,67 |
Đan Mạch | 5.092.682 | 47,54 | -4,04 | 47.226.112 | -29,18 |
Ai Cập | 2.851.164 | -32,47 | 27,81 | 45.064.900 | 44,5 |
Thụy Sỹ | 2.547.384 | 11,78 | -18,65 | 31.934.758 | -21,61 |
Ấn Độ | 2.148.790 | 2,73 | -31,06 | 28.047.179 | 33,22 |
Pakistan | 2.153.626 | -57,19 | -84,42 | 27.419.738 | -28,02 |
Campuchia | 2.306.365 | 17,95 | 59,85 | 25.515.524 | 74,74 |
Ba Lan | 2.391.193 | 66,96 | -4,6 | 25.392.256 | 23,91 |
New Zealand | 1.803.804 | -24,18 | 0,94 | 20.199.774 | 13,43 |
Ukraine | 1.533.627 | -16,76 | 61,36 | 18.073.407 | 16,44 |
Thụy Điển | 1.361.571 | -3,17 | 18,13 | 16.783.921 | 7,95 |
Saudi Arabia |
|
| -100 | 14.159.864 | -78,11 |
Iraq | 525.813 | -44,47 | -32,12 | 9.522.171 | -5,02 |
Hy Lạp | 695.673 | 42,37 | 53 | 8.239.144 | 4,73 |
Kuwait | 551.551 | -31,61 | 16,28 | 8.139.958 | -1,69 |
Thổ Nhĩ Kỳ | 358.849 | -15,54 | -35,77 | 8.130.932 | -2 |
Romania | 305.280 | -46,28 | -36,46 | 7.476.887 | 11,27 |
Séc | 871.969 | 577,63 | 46,11 | 5.787.888 | -40,21 |
Indonesia | 92.400 | -76,67 | -58,56 | 3.868.784 | -25,81 |
Brunei | 139.205 | -42,79 | 240,46 | 1.676.521 | 42,47 |
(*Tính toán từ số liệu của TCHQ)
theo Vinanet.vn
New Zealand là thị trường chính Việt Nam nhập khẩu sữa và sản phẩm trong năm 2018. Kim ngạch nhập từ thị trường này chiếm gần 30% tỷ trọng.
Mỹ chiếm 19,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, có 10 nhóm hàng kim ngạch xuất khẩu đạt từ 1 tỷ USD trở lên.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nga tháng 12/2018 đạt 142,7 triệu USD, giảm 44,37% so với tháng 11/2018 nhưng vẫn đưa tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này cả năm 2018 tăng 12,81% so với năm 2017 đạt 2,445 tỷ USD.
Nguồn cung về mặt hàng tinh bột sắn của Việt Nam khá dồi dào, tuy nhiên mặc dù đã đến thời điểm gần Tết âm lịch nhưng nhu cầu mua hàng từ thị trường Trung Quốc chậm hơn so với các năm gần đây.
Hiện Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam và là thị trường xuất khẩu đứng thứ hai sau Hoa Kỳ. Trung Quốc là thị trường đầu tiên trong hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ mà Việt Nam có quan hệ ngoại thương đạt được quy mô kim ngạch 3 con số.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc tháng 12/2018 đạt 1.473.836.800 USD, mặc dù giảm 2,02% so với tháng 11/2018 nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này cả năm 2018 vẫn tăng 22,81% so với năm 2017 đạt 18.204.542.835 USD.
Xuất khẩu hạt tiêu năm 2018 chưa đạt được so với kỳ vọng khi giá cả và kim ngạch đều giảm so với năm 2017 – đây là năm thứ hai sụt giảm liên tiếp. Nguyên nhân chủ yếu do lượng cung vượt quá cầu.
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; và nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tiếp tục là 2 nhóm hàng nhập khẩu đạt được kim ngạch “tỷ USD” đầu tiên trong năm 2019.
Năm 2018 tiếp tục ghi nhận kết quả ấn tượng của hoạt động xuất nhập khẩu với tốc độ tăng trưởng 2 con số đưa quy mô kim ngạch của Việt Nam lên 480,017 tỷ USD- cao nhất từ trước đến nay. Đóng góp quan trọng vào kết quả này là những thị trường, ngành hàng chủ lực với kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên.
Châu Á đang trải qua một cuộc đua về xuất khẩu gạo khi các nhà sản xuất lớn như Ấn Độ và Việt Nam tăng cường nỗ lực thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu gạo ra nước ngoài để hỗ trợ nông dân, khuyến khích đẩy mạnh sản xuất. Nhưng sự cạnh tranh này có thể làm giảm giá cả toàn cầu, và có thể gây hiệu ứng ngược lại.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự