Dù xuất khẩu hàng hóa chững lại trong tháng đầu tiên của năm 2019, tuy nhiên, dự báo xuất khẩu trong năm nay tiếp tục có nhiều thuận lợi. Vì thế, mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 265 tỷ USD mà Bộ Công Thương đặt ra hoàn toàn có thể đạt được.

Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, xuất khẩu sản phẩm từ cao su của Việt Nam sang thị trường Ba Lan trong tháng đầu năm 2019 tăng mạnh 100% so với tháng 12/2018 và tăng tới 227,5% so với tháng 1/2018. Tuy vậy, trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Ba Lan năm 2019 mặt hàng này chiếm tỷ trọng rất nhỏ (0,22%), chỉ đạt 287.972 USD.
Ngoài ra còn nhiều nhóm hàng xuất khẩu sang thị trường Ba Lan trong tháng 1/2019 có trị giá tăng mạnh như chè (+92,22%) so với tháng 12/2018 nhưng lại giảm khá (-62,23%) so với cùng tháng năm 2018; Giầy dép các loại cũng tăng gần 102% so với tháng 1/2018 nhưng giảm 33,34% so với tháng cuối cùng của năm 2018 đạt 2,67 triệu USD.
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng chiếm tỷ trọng cao nhất (37,55%) trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Ba Lan đạt 48,66 triệu USD, tăng 67,47% so với tháng 1/2018. Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác có tỷ trọng đứng thứ hai (25,86%) trong tổng kim ngạch, đạt 33,5 triệu USD, tăng 31,37% so với tháng 12/2018 và tăng 24,57% so với tháng 1/2018.
Cuối năm ngoái, mặt hàng gạo không xuất sang Ba Lan, tuy nhiên đến đầu năm nay đã xuất sang thị trường này được 117 tấn đạt trị giá 70.615 USD.
Dù đã có cải thiện song thương mại Việt Nam - Ba Lan còn chưa tương xứng với tiềm năng. Có rất nhiều chủng loại hàng hóa của Việt Nam được thị trường Ba Lan ưa chuộng như trái cây, nông sản, gạo, dầu ăn... nhưng hầu như chưa được xuất khẩu vào thị trường này. Những giải pháp hàng đầu để thúc đẩy hợp tác giữa DN hai bên là phải tăng cường kết nối thông tin để nắm bắt thị trường, nắm bắt đối tác kết nối trong tương lai.
Bên cạnh đó, Ba Lan cũng xác định Việt Nam là thị trường ưu tiên hợp tác trong thời gian tới trong các lĩnh vực tiềm năng, đặc biệt là các sản phẩm thực phẩm chế biến. Việt Nam hiện là một trong 14 thị trường quan trọng trên thế giới đối với các DN trong ngành nông nghiệp, thực phẩm Ba Lan.
Hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Ba Lan Tháng 1/2019
Mặt hàng | T1/2019 | +/- so với cùng tháng 2018 (%)* | ||
Lượng (tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Tổng |
| 129.581.395 |
| 29,83% |
Hàng thủy sản |
| 2.841.247 |
| 31,74% |
Cà phê | 1.189 | 2.412.849 | 4,94% | -17,13% |
Chè | 109 | 137.811 | -53,42% | -62,23% |
Hạt tiêu | 128 | 456.07 | 85,51% | 33,39% |
Gạo | 117 | 70.615 |
|
|
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc |
| 1.535.401 |
| 38,66% |
Sản phẩm từ chất dẻo |
| 4.655.932 |
| 12,23% |
Sản phẩm từ cao su |
| 287.972 |
| 227,50% |
Túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù |
| 836.407 |
| -25,65% |
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm |
| 563.813 |
| -12,63% |
Gỗ và sản phẩm gỗ |
| 3.273.614 |
| 40,86% |
Hàng dệt, may |
| 5.563.991 |
| -4,60% |
Giày dép các loại |
| 2.675.547 |
| 101,92% |
Sản phẩm từ sắt thép |
| 4.778.239 |
| 6,28% |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện |
| 48.656.037 |
| 67,47% |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác |
| 33.504.125 |
| 24,57% |
(*Tính toán số liệu từ TCHQ)
Dù xuất khẩu hàng hóa chững lại trong tháng đầu tiên của năm 2019, tuy nhiên, dự báo xuất khẩu trong năm nay tiếp tục có nhiều thuận lợi. Vì thế, mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 265 tỷ USD mà Bộ Công Thương đặt ra hoàn toàn có thể đạt được.
Tuy không phải là nhóm hàng chủ lực nhập khẩu từ thị trường Canada trong năm 2018, nhưng nhập khẩu sắt thép từ thị trường này lại có tốc độ tăng vượt trội.
Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng đầu tiên của năm 2019, cả nước xuất khẩu 486.712 tấn dầu thô, thu về 225,79 triệu USD, tăng 39% về lượng và tăng 49% về kim ngạch so với tháng cuối năm 2018 và cũng tăng 26% về lượng và tăng 10% về kim ngạch so với tháng 1/2018.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng đầu tiên của năm 2019 nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam sụt giảm rất mạnh so với tháng đầu năm 2018, giảm 50,1% về lượng và giảm 55,3% về kim ngạch, đạt 643.665 tấn, tương đương 353,64 triệu USD; và so với tháng cuối năm 2018 xăng dầu nhập khẩu cũng giảm 7,9% cả về lượng và kim ngạch.
Nếu như trong tháng cuối năm 2018, xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu giảm 7,6% thì nay tháng đầu năm 2019 đã lấy lại đà tăng trưởng 10,1% so với tháng 12/2018 đạt 49,8 triệu USD.
Xuất khẩu thức ăn gia súcXuất khẩu nguyên liệu thức ăn gia súc
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 12/2018 cả nước xuất khẩu 153.906 tấn cà phê, đạt 275,77 triệu USD, tăng 11,4% về lượng và tăng 7,1% về kim ngạch so với tháng 11/2018, nhưng giảm 2,8% về lượng và giảm 13,4% về kim ngạch so với tháng 12/2017; nâng tổng lượng cà phê xuất khẩu cả năm 2018 lên 1,88 triệu tấn, thu về gần 3,54 tỷ USD, tăng 30,3% về lượng và tăng 9% về kim ngạch so với năm 2017.
Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu (TĂCN & NL) trong tháng 1/2019 đạt 370 triệu USD, giảm 0,43% so với tháng trước đó nhưng tăng 10,26% so với cùng tháng năm ngoái.
nhập khẩu thức ăn chăn nuôinhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
Năm 2018 xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 8,91 tỷ USD, tăng 16,3% so với năm 2017.
Đây là thị trường xuất khẩu chủ lực mặt hàng đá quý, kim loại quý và sản phẩm của Việt Nam trong năm 2018, chiếm 62,7% tổng kim ngạch, tăng 34,74% so với năm 2017.
Giá nhập khẩu sắt thép tháng 1/2019 đạt trung bình 695,1 USD/tấn, giảm 2,5% so với tháng 12/2018 và giảm 0,07% so với tháng 1/2018.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự