Việt Nam đã bắt đầu chào bán cà phê vụ mới, nhưng giao dịch khá trầm lắng do chênh lệnh lớn giữa giá chào bán và giá chào mua.

Năm 2018 xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 8,91 tỷ USD, tăng 16,3% so với năm 2017.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang các thị trường trong tháng cuối năm 2018 đạt 839,96 triệu USD, tăng nhẹ 0,4% so với tháng 11/2018 và tăng trên 11% so với cùng tháng năm 2017. Tính chung cả năm 2018 kim ngạch đạt 8,91 tỷ USD, tăng 16,3% so với năm 2017. Trong đó, riêng sản phẩm gỗ chiếm tới 70,7%, đạt 6,3 tỷ USD, tăng 10,4%.
Có 3 thị trường đạt kim ngạch trên tỷ USD, đó là Mỹ, nhật và Trung Quốc; trong đó Mỹ dẫn đầu về tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam, đạt 3,9 tỷ USD, chiếm 43,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, tăng 19,3% so với năm 2017. Riêng tháng 12/2018 xuất khẩu sang Mỹ đạt 396,68 triệu USD, tăng 3,8% so với tháng liền kề trước đó và cũng tăng 27,6% so với cùng tháng năm 2017.
Nhật Bản là thị trường tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ lớn thứ 2 của Việt Nam, đạt gần 1,15 tỷ USD, chiếm 12,9%, tăng 12,2%. Riêng tháng 12/2018 đạt 105,98 triệu USD, giảm 3,4% so với tháng 11/2018 nhưng tăng 13,6% so với tháng 12/2017.
Đứng vị trí thứ 3 về kim ngạch là thị trường Trung Quốc, chiếm trên 12%, đạt trên 1,07 tỷ USD, tăng nhẹ 0,2% so với năm 2017; trong đó tháng 12/2018 đạt 72,94 triệu USD, giảm 17% so với tháng 11/2018 và giảm 31,2% so với tháng cuối năm 2017.
Tiếp sau đó là thị trường Hàn Quốc chiếm 10,5%, đạt 937,12 triệu USD, tăng mạnh 40,9% so với năm 2017. Tuy nhiên, tháng 12/2018 lại giảm 7% so với tháng 11/2018, đạt 72,94 triệu USD, nhưng tăng 5,3% so với cùng tháng năm 2017.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường EU chiếm 8,7% trong trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt 779,26 triệu USD tăng 3,7% so với năm 2017. Xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á chiếm 2%, đạt 175,15 triệu USD tăng mạnh 62,2%
Xét về mức tăng trưởng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong năm 2018 so với năm 2017 thì thấy có đến 64% số thị trường tăng kim ngạch, còn lại 36% số thị trường sụt giảm kim ngạch; trong đó xuất khẩu tăng mạnh ở các thị trường như: Thụy Sĩ tăng 124,5%, đạt 1,99 triệu USD; Séc tăng 117,6%, đạt 1,97 triệu USD; Malaysia tăng 86,2%, đạt 102,17 triệu USD; Phần Lan tăng 66,3%, đạt 2,05 triệu USD.
Ngược lại, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Hồng Kông giảm mạnh nhất 55,1%, chỉ đạt 7,71 triệu USD. Bên cạnh đó, xuất khẩu cũng giảm mạnh ở Kuwait, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ với mức giảm lần lượt 37%, 31,9% và 22,8% về kim ngạch so với năm 2017.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2018
ĐVT:USD
Thị trường | T12/2018 | +/- so với T11/2018 (%)* | Năm 2018 | +/- so với năm 2017 (%)* |
Tổng kim ngạch XK | 839.957.241 | 0,38 | 8.908.991.810 | 16,32 |
Riêng sản phẩm gỗ | 630.976.507 | 4,16 | 6.302.944.559 | 10,43 |
Mỹ | 396.679.055 | 3,82 | 3.897.258.597 | 19,29 |
Nhật Bản | 105.980.176 | -3,44 | 1.147.205.748 | 12,17 |
Trung Quốc đại lục | 72.942.277 | -16,95 | 1.072.352.887 | 0,19 |
Hàn Quốc | 72.937.972 | -7,04 | 937.122.011 | 40,87 |
Anh | 28.477.497 | 10,55 | 289.244.084 | -0,45 |
Australia | 18.150.176 | -2,64 | 193.124.094 | 14,08 |
Canada | 17.416.734 | -4,63 | 166.203.025 | 4,59 |
Pháp | 15.476.374 | 9,55 | 130.073.580 | 22,26 |
Đức | 14.262.962 | 14,69 | 107.679.319 | -5,39 |
Malaysia | 7.407.213 | -3,57 | 102.170.265 | 86,18 |
Hà Lan | 9.779.797 | 18,93 | 77.768.361 | -0,97 |
Đài Loan (TQ) | 5.631.167 | 9,76 | 64.223.395 | 5,87 |
Ấn Độ | 2.637.438 | 4 | 46.488.927 | -22,8 |
Thái Lan | 4.744.308 | 25,57 | 37.921.354 | 49,38 |
Bỉ | 3.937.743 | 50,09 | 34.471.556 | 26,6 |
Tây Ban Nha | 3.086.800 | 11,9 | 29.857.558 | 6,46 |
Thụy Điển | 3.597.444 | 5,35 | 27.700.447 | -2,76 |
Saudi Arabia | 2.399.779 | 30,75 | 26.864.307 | 15,91 |
Đan Mạch | 3.358.860 | 21,85 | 26.687.363 | 17,32 |
Italia | 3.359.311 | 55,12 | 26.614.618 | -9,24 |
New Zealand | 2.687.096 | 34,97 | 26.533.464 | -1,32 |
U.A.E | 4.345.585 | 129,21 | 26.332.993 | -8,25 |
Singapore | 2.271.137 | -37,92 | 24.305.116 | 24,85 |
Ba Lan | 2.239.374 | -0,84 | 18.582.170 | 12,12 |
Mexico | 1.112.121 | -39,82 | 14.699.183 | 60,89 |
Nam Phi | 1.419.101 | 90,48 | 11.565.385 | 20,55 |
Thổ Nhĩ Kỳ | 1.045.404 | 184,9 | 10.829.205 | -31,89 |
Campuchia | 812.402 | 71,38 | 10.748.848 | 29,94 |
Hồng Kông (TQ) | 464.152 | -14,8 | 7.711.314 | -55,14 |
Kuwait | 411.475 | -4,92 | 5.995.831 | -37,02 |
Nga | 675.176 | 6,37 | 5.127.674 | 33,74 |
Na Uy | 425.945 | -5,98 | 4.423.711 | -18,47 |
Hy Lạp | 396.216 | 119,55 | 2.886.122 | -22,27 |
Bồ Đào Nha | 205.444 | 32,55 | 2.397.001 | -20,13 |
Phần Lan | 174.060 | -58,64 | 2.050.652 | 66,32 |
Thụy Sỹ | 386.064 | 139,09 | 1.991.822 | 124,47 |
Séc | 257.050 | -45,96 | 1.969.868 | 117,61 |
Áo | 173.981 | 56,68 | 1.273.446 | 38,28 |
(*Tính toán từ số liệu của TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Việt Nam đã bắt đầu chào bán cà phê vụ mới, nhưng giao dịch khá trầm lắng do chênh lệnh lớn giữa giá chào bán và giá chào mua.
Nhu cầu tôm Thái Lan trên thị trường Mỹ dự báo tiếp tục tăng mạnh, trong khi thị phần cá tra của Việt Nam tại Mỹ cũng bị cạnh tranh bởi Trung Quốc.
Giá xuất khẩu tháng 9/2015 tăng 0,21% so với tháng trước và tăng tới 11,14% so với tháng 9/2014. Tính chung 9 tháng đầu năm 2015, giá hạt điều xuất khẩu tăng 10,25% so với cùng kỳ năm 2014.
Kể từ tháng 5/2015, Anh vượt qua Đức trở thành thị trường lớn nhất về nhập khẩu tôm Việt Nam trong khối EU. Tháng 8/2015, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Anh chiếm 4,7% tổng xuất khẩu tôm của Việt Nam trong khi xuất khẩu tôm sang Đức chiếm 3,1%.
Tính chung 9 tháng năm 2015, kim ngạch tân dược nhập khẩu ước đạt 1.656 triệu USD, tăng 11,59% (tương đương 172 triệu USD) so với cùng kỳ năm 2014.
Nhiều doanh nghiệp và chuyên gia cho rằng xuất khẩu rau quả của VN có thể còn vượt xa mức 2 tỉ USD trong năm nay nếu như giảm cước, phí thủ tục và vận chuyển...
Tính chung 9 tháng đầu năm 2015, kim ngạch nhập khẩu giấy các loại ước đạt 1,06 tỷ USD, tăng 2,05% so với cùng kỳ năm trước (tương ứng với kim ngạch 21 triệu USD).
Nhiều nước mở cửa thị trường cho trái cây tươi của VN nhưng xuất khẩu vẫn khó do cước vận chuyển bằng đường hàng không chiếm tới 50% giá thành, khó cạnh tranh với trái cây của các nước.
8 tháng năm 2015, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Ảrập Xêút đạt 42,46 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 4,2% tổng xuất khẩu cá tra của Việt Nam.
Theo thống kê của Bộ Công Thương, xuất khẩu trái cây Việt Nam liên tục tăng, từ 827 triệu USD (2012) lên 1 tỷ USD (2013) và 1,477 tỷ USD (2014). Với kết quả tăng trưởng khả quan này, năm 2015, Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu trái cây lên 2 tỷ USD. Liệu đích ngắm ấy có quá xa?
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự