Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, nhập khẩu hàng hóa từ Nhật Bản 4 tháng đầu năm 2019 đạt trên 5,8 tỷ USD, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2018.

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 10/2018 tăng 19,2% về lượng và tăng 19,9% về trị giá so với tháng 9/2018, đạt 182,28 nghìn tấn, trị giá 236,29 triệu USD; tăng 57,4% về lượng và tăng 32,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.
Tính chung 10 tháng năm 2018, xuất khẩu cao su đạt 1,21 triệu tấn, trị giá 1,65 tỷ USD, tăng 13,6% về lượng, nhưng giảm 7,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017 – lọt vào top những nhóm hàng đạt tỷ đô trong bảng xếp hạng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Giá xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 10/2018 đạt bình quân 1.296 USD/tấn, tăng 0,5% so với tháng 9/2018 nhưng giảm 15,6% so với cùng kỳ năm 2017.
Với vị trí và khoảng cách địa lý gần với Việt Nam, Trung Quốc luôn dẫn đầu và là thị trường xuất khẩu chủ lực, chiếm 71,7% tổng lượng cao su xuất khẩu, đạt 130,71 nghìn tấn, trị giá 168,41 triệu USD, tăng 28,9% về lượng và tăng 19,8% về trị giá so với tháng 9/2018, tăng 80,5% về lượng và tăng 55,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.
Lũy kế 10 tháng năm 2018, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 792,69 nghìn tấn, trị giá 1,06 tỷ USD, tăng 16,3% về lượng, nhưng giảm 6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Giá xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Trung Quốc trong 10 tháng năm 2018 đạt bình quân 1.348 USD/tấn, giảm 19,2% so với cùng kỳ năm 2017.
Thị trường chủ lực đứng thứ hai sau Trung Quốc là Ấn Độ với lượng xuất 80,23 nghìn tấn (chiếm 6,6% thị phần), đạt 115,43 triệu USD, tăng 88,63% về lượng và 62,07% trị giá so với cùng kỳ, mặc dù giá xuất bình quân giảm 14,08% chỉ có 1.438,85 USD/tấn. Tính riêng tháng 10/2018, đã xuất sang Ấn Độ 12 nghìn tấn, trị giá 16,24 triệu USD, giảm 22,01% về lượng và 21,68% trị giá so với tháng 9/2018, nếu so với tháng 10/2017 thì xuất cao su sang thị trường này cũng suy giảm cả lượng và trị giá, giảm lần lượt 21,68% và 15,06%.
Kế tiếp theo là các thị trường EU và Đông Nam Á, tuy nhiên tốc độ xuất khẩu sang các thị trường này đều suy giảm. Cụ thể, đối với thị trường EU, đây là thị trường chiếm 6,26% chỉ đứng sau Trung Quốc và Ấn Độ, mặc dù đạt 75,95 nghìn tấn, trị giá 106,58 triệu USD nhưng giảm 6,63% về lượng và 24,57% trị giá; Đông Nam Á chiếm 5,39% đạt 65,4 nghìn tấn, trị giá 87,14 triệu USD, giảm 15,78% về lượng và 28,72% trị giá so với cùng kỳ.
Ngoài những thị trường kể trên, cao su của Việt Nam còn được xuất khẩu sang các nước khác như: Malasyia, Đức, Mỹ, Ucraine….
Nhìn chung, 10 tháng đầu năm 2018, lượng cao su xuất khẩu sang các thị trường đều tăng trưởng chiếm 64,28% và ngược lại thị trường suy giảm chiếm 35,7% trong đó xuất sang thị trường Séc giảm nhiều nhất 79,15% chỉ có 383 tấn và sang thị trường Singpaore giảm 53,75% tương ứng với 111 tấn.
Đáng chú ý, thời gian này các thị trường Ấn Độ và Thụy Điển tăng mạnh nhập khẩu cao su từ Việt Nam, trong đó Ấn Độ tăng nhiều nhất 88,63%, Thụy Điển tăng 66,42%.
Thị trường xuất khẩu cao su 10 tháng năm 2018
Thị trường | 10T/2018 | +/- so với cùng kỳ 2017 (%)* | ||
Lượng (Tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Trung Quốc | 792.699 | 1.068.194.228 | 16,35 | -5,96 |
Ấn Độ | 80.230 | 115.439.195 | 88,63 | 62,07 |
Malaysia | 51.276 | 66.424.783 | -21,83 | -34,93 |
Đức | 31.509 | 47.520.571 | 3,09 | -14,58 |
Hàn Quốc | 28.944 | 42.796.046 | -22,09 | -38,51 |
Hoa Kỳ | 27.992 | 37.994.559 | -3,08 | -15,81 |
Đài Loan | 25.687 | 38.624.334 | 16,43 | -4,4 |
Thổ Nhĩ Kỳ | 21.784 | 30.312.659 | 7,88 | -11,62 |
Indonesia | 14.049 | 20.557.548 | 18,47 | 3,83 |
Italy | 11.630 | 15.853.978 | -11,38 | -28,65 |
Tây Ban Nha | 10.456 | 14.470.031 | 1,39 | -19,1 |
Nhật Bản | 9.881 | 15.795.454 | 3,84 | -17,32 |
Brazil | 9.469 | 11.659.537 | 4,34 | -16,43 |
Hà Lan | 9.274 | 11.234.595 | -21,95 | -43,4 |
Nga | 7.251 | 10.039.600 | 35,74 | 7,74 |
Canada | 5.048 | 7.398.641 | 34,22 | 9,1 |
Bỉ | 4.794 | 5.240.304 | -34,29 | -49,18 |
Pakistan | 4.048 | 5.700.840 | 28,75 | 10,78 |
Pháp | 2.829 | 4.266.252 | -1,43 | -23,99 |
Mexico | 2.506 | 3.305.770 | 79,9 | 32,4 |
Anh | 1.912 | 2.680.081 | 49,73 | 10,55 |
Thụy Điển | 1.814 | 2.576.162 | 66,42 | 41,14 |
Hong Kong (TQ) | 1.809 | 2.609.348 | 20,44 | -8,43 |
Achentina | 1.626 | 2.398.046 | -6,07 | -24,88 |
Phần Lan | 1.351 | 2.148.654 | 24,06 | -5,13 |
Séc | 383 | 598.046 | -79,15 | -81,81 |
Ukraine | 365 | 593.910 | 21,26 | 8,14 |
Singapore | 111 | 161.939 | -53,75 | -57,36 |
(*Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, nhập khẩu hàng hóa từ Nhật Bản 4 tháng đầu năm 2019 đạt trên 5,8 tỷ USD, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2018.
-Với vị trí và khoảng cách địa lý không xa, Trung Quốc là thị trường chính cung cấp thuốc trừ sâu và nguyên liệu cho Việt Nam trong 4 tháng đầu năm, chiếm 55,66% tỷ trọng, tăng so với cùng kỳ năm trước.
Sau khi sụt giảm ở hai tháng đầu năm, sang tháng 3/2019 nhập khẩu giấy tăng cả về lượng và trị giá, tuy nhiên đến tháng 4/2019 tốc độ nhập khẩu mặt hàng này đã giảm trở lại 6,4% về lượng và 8,3% về trị giá, tương ứng với 149,3 nghìn tấn, trị giá 138 triệu USD.
Sau khi sụt giảm kể từ đầu năm đến tháng 3/2019, nay sang tháng 4/2019 nhập khẩu phân bón của cả nước đã tăng trở lại cả về lượng và trị giá, tăng lần lượt 35,6% và 43,9%, đạt tương ứng 389,3 nghìn tấn, trị giá 109,6 triệu USD.
Mặc dù tỷ trọng từ hai thị trường Bỉ và Nhật Bản chỉ chiếm 0,4% và 3,6%, nhưng so với cùng kỳ kim ngạch nhập khẩu từ những thị trường lại tăng vượt trội, đạt lần lượt 97,49% và 59,26%.
Tuy là thị trường chỉ chiếm 0,2% tỷ trọng trong 4 tháng đầu năm 2019, nhưng tốc độ nhập khẩu sản phẩm giấy từ thị trường Singpaore tăng vượt trội 39,32% so với cùng kỳ 2018.
Điện thoại nhập khẩu về Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc.
Tháng 4/2019 kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu tăng 10,4% so với tháng trước đó – đây là tháng tăng thứ hai liên tiếp, nâng kim ngạch nhóm hàng này trên 202 triệu USD, đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước 0,25%.
Vải có xuất xứ từ Trung Quốc được nhập khẩu về Việt Nam nhiều nhất, chiếm tới 57,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu vải của cả nước.
4 tháng đầu năm, nhập khẩu quặng và khoáng sản tăng mạnh 59,8% về lượng và tăng 62,4% so với cùng kỳ năm 2018.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự