Kể từ đầu năm đến hết tháng 4/2019, giá tiêu xuất khẩu biến động với chiều hướng sụt giảm, nếu như tháng đầu tiên của năm đạt bình quân đạt 2943,33 USD/tấn, thì nay giá tiêu xuống chỉ còn 2523,46 USD/tấn, giảm 14,26%.

Xuất khẩu cao su tháng 4/2019 giảm cả lượng và trị giá so với tháng trước đó. Dự báo xuất khẩu cao su thoát cảnh trầm lắng khi Trung Quốc tăng mua.
Sau khi tăng trưởng ở tháng 3/2019, sang tháng 4 xuất khẩu cao su đã sụt giảm trở lại ở cả lượng và trị giá, giảm lần lượt 27,1% và 24,9% tương ứng với 75,4 nghìn tấn, trị giá 18,41 triệu USD.
Tính chung 4 tháng đầu năm, cả nước đã xuất được 415 nghìn tấn cao su, trị giá 556,98 triệu USD, tăng 24,5% vềl ượng và 13,7% trị giá so với cùng kỳ năm 2018, theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam.
Nhìn chung, 4 tháng đầu năm nay xuất khẩu cao su của Việt Nam sang các thị trường chủ lực hầu hết đều tăng trưởng, trong đó Trung Quốc dẫn đầu, chiếm 65% tổng lượng nhóm hàng, đạt 269,2 nghìn tấn, trị giá 358 triệu USD, tăng 37,38% về lượng và tăng 26,5% về trị giá so với cùng kỳ. Đứng thứ hai là thị trường Ấn Độ, đạt 33,8 nghìn tấn, trị giá 46,5 triệu USD, tăng 45,35% về lượng và 28,27% trị giá so với cùng kỳ. Kế đến là các thị trường Hàn Quốc, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Malaysia, Indonesia…
Đặc biệt, thời gian này xuất khẩu sang thị trường Singapore tăng vượt trội, gấp 4,4 lần về lượng (tương ứng 355%) và gấp 3,9 lần (tương ứng 299,4%) về trị giá, tuy chỉ đạt 91 tấn, 133,4 nghìn USD. Ngoài ra, cao su của Việt Nam cũng được xuất khẩu mạnh sang các thị trường như Hà Lan và Séc với tốc độ tăng lần lượt 95,15% và 80,13% về lượng.
Ở chiều ngược lại, lượng cao su xuất khẩu sang thị trương Malaysia lại giảm mạnh 62,55% tương ứng với trên 6 nghìn tấn.
Thị trường xuất khẩu cao su 4 tháng năm 2019
(*Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)
Mặc dù xuất khẩu cao su, nhưng Việt Nam cũng phải nhập khẩu mặt hàng này.Khối lượng nhập khẩu cao su trong tháng 4/2019 đạt 51,3 nghìn tấn với giá trị đạt 91,3 triệu USD, giảm 9,1% về lượng và 6,9% trị giá so với tháng 3/2019. Tính chung 4 tháng năm 2019, đã nhập khẩu 209,1 nghìn tấn với giá trị 362 triệu USD, tăng 7,8% về khối lượng và tăng 4,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.
Tại thời điểm 4 tháng đầu năm 2019, thị trường cao su nguyên liệu trong nước vẫn tiếp diễn trạng thái trầm lắng. Thủ phủ cao su Bình Phước hiện ở vào giai đoạn ngừng cạo mủ. Giá mủ tại Đồng Nai không thay đổi ở mức 12.000 đồng/kg.
Mặc dù vậy, Bộ NNPTNT đưa ra dự báo: Giá cao su trong nước tháng tới có thể khởi sắc khi Trung Quốc – quốc gia nhập khẩu cao su hàng đầu thế giới tiến hành các biện pháp kích thích nền kinh tế, thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ cao su để sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Nguồn: VITIC Tổng hợp
Theo Vinanet.vn
Kể từ đầu năm đến hết tháng 4/2019, giá tiêu xuất khẩu biến động với chiều hướng sụt giảm, nếu như tháng đầu tiên của năm đạt bình quân đạt 2943,33 USD/tấn, thì nay giá tiêu xuống chỉ còn 2523,46 USD/tấn, giảm 14,26%.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho biết Trung Quốc là một trong 4 thị trường có giá trị nhập khẩu thủy sản Việt Nam trên 1 tỷ USD/năm và được đánh giá là một trong những thị trường quan trọng và có tiềm năng tiêu thụ thủy sản lớn.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 4 tháng đầu năm 2019 xuất khẩu hạt điều ra thị trường nước ngoài tăng 8,2% về lượng nhưng giảm 14,6% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, đạt 115.101 tấn, thu về 910,49 triệu USD. Giá xuất khẩu trung bình giảm 21%, đạt 7.910,4 USD/tấn.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo 4 tháng đầu năm 2019 giảm cả về lượng, giá và kim ngạch, với mức giảm tương ứng 5,3%, 14,9% và 19,3%, đạt 2,09 triệu tấn, tương đương 893,31 triệu USD, giá trung bình 427,9 USD/tấn.
Theo tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sắt thép tăng tháng thứ 2 liên tiếp, tháng 3/2019 tăng 20,9% về lượng và tăng 25,9% về kim ngạch, tháng 4/2019 tăng tiếp trên 2% về lượng và kim ngạch, đạt 569.387 tấn, tương đương 373,87 triệu USD.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu sắt thép về Việt Nam 4 tháng đầu năm 2019 đạt 4,67 triệu tấn, tương đương 3,13 tỷ USD, tăng 9% về lượng và tăng 3,4% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018.
Giá xuất khẩu dầu thô trung bình 4 tháng đầu năm giảm 4,9% so với cùng kỳ, đạt 505,1 USD/tấn.
4 tháng đầu năm 2019, lượng xăng dầu nhập khẩu giảm 29,8% so với cùng kỳ năm 2018, đạt 3,07 triệu tấn và kim ngạch cũng giảm 33,1%, đạt 1,89 tỷ USD.
So với cùng kỳ 2018, kim ngạch nhập khẩu thuốc tính từ đầu năm đến hết tháng 3/2019 đạt 700 triệu USD, tăng 16,2% so với cùng năm trước, tính riêng tháng 3/2019 kim ngạch đạt 255 triệu USD, tăng 42,3% so với tháng 2/2019.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu nhóm hàng xăng dầu của Việt Nam ra thị trường nước ngoài tăng rất mạnh trong 4 tháng đầu năm 2019, tăng 57,7% về lượng và tăng 61,3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018, đạt 1,15 triệu tấn, tương đương 709,48 triệu USD.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự