Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu thủy sản các loại vào Việt Nam trong tháng 1/2019 tăng 1% so với tháng liền kề trước đó nhưng giảm 9,6% so với cùng tháng năm 2018, đạt 156,33 triệu USD.

Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng đầu tiên của năm 2019, cả nước xuất khẩu 486.712 tấn dầu thô, thu về 225,79 triệu USD, tăng 39% về lượng và tăng 49% về kim ngạch so với tháng cuối năm 2018 và cũng tăng 26% về lượng và tăng 10% về kim ngạch so với tháng 1/2018.
Giá xuất khẩu đạt trung bình 463,9 USD/tấn, tăng 7,4% so với tháng 12/2018 nhưng giảm 12,5% so với tháng 1/2018.
Thái Lan là thị trường tiêu thụ lớn nhất nhóm hàng dầu thô của Việt Nam, chiếm 41% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt 199.349 tấn, kim ngạch gần 94,35 triệu USD. Xuất khẩu sang thị trường này tăng rất mạnh 81,8% về lượng và tăng 88,3% về kim ngạch so với tháng 12/2018 và tăng 185% về lượng và tăng 146,7% về kim ngạch so với tháng 1/2018. Mặc dù lượng và kim ngạch tăng mạnh, nhưng giá xuất khẩu dầu thô sang Thái Lan chỉ tăng nhẹ 3,5% so với tháng 12/2018 và giảm 13,5% so với tháng 1/2018, đạt mức trung bình 473,3 USD/tấn.
Trung Quốc là thị trường tiêu thụ dầu thô lớn thứ 2 của Việt Nam chiếm 33% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu dầu thô của cả nước, đạt 160.390 tấn, tương đương 74,03 triệu USD; so với tháng cuối năm ngoái thì tăng rất mạnh 287% về lượng và tăng 306,4% về kim ngạch, đồng thời cũng tăng 47,8% về lượng và tăng 28,1% về kim ngạch so với tháng 1/2018. Giá xuất sang thị trường này tăng 5% so với tháng 12/2018 nhưng giảm 13,3% so với tháng 1/2018, đạt 461,6 USD/tấn.
Với thị trường Nhật Bản và Malaysia trong tháng cuối năm 2018 không tham gia vào thị trường xuất khẩu dầu thô, nhưng tháng đầu năm nay cũng đạt mức khá. Cụ thể, xuất sang Nhật Bản 46.052 tấn, tương đương 20,98 triệu USD, giá 455,5 USD/tấn; xuất sang Malaysia 41.447 tấn, tương đương 19,18 triệu USD, giá 462,8 USD/tấn, giảm 10,7% về giá, giảm 10% về lượng và giảm 19,6% về kim ngạch so với cùng tháng năm 2018.
Dầu thô xuất khẩu sang thị trường Australia tháng đầu năm nay giảm mạnh 16% về giá, giảm 64,9% về lượng và giảm 70,5% về kim ngạch so với tháng đầu năm 2018, đạt 39.473 tấn, tương đương 17,25 triệu USD, giá 437 USD/tấn.
Xuất khẩu dầu thô tháng 1/2019
Thị trường | T1/2019 | +/- so với T12/2018(%)* | +/- so với T1/2018(%)* | |||
Lượng (tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | Lượng | Trị giá | |
Tổng cộng | 486.712 | 225.788.056 | 39,02 | 49,64 | 26,02 | 10,3 |
Thái Lan | 199.349 | 94.345.684 | 81,83 | 88,25 | 185,13 | 146,7 |
Trung Quốc | 160.390 | 74.028.440 | 286,98 | 306,39 | 47,76 | 28,13 |
Nhật Bản | 46.052 | 20.978.160 |
|
|
|
|
Malaysia | 41.447 | 19.183.329 |
|
| -10 | -19,63 |
Australia | 39.473 | 17.252.417 | -51,03 | -47,5 | -64,91 | -70,54 |
(*Tính toán từ số liệu của TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu thủy sản các loại vào Việt Nam trong tháng 1/2019 tăng 1% so với tháng liền kề trước đó nhưng giảm 9,6% so với cùng tháng năm 2018, đạt 156,33 triệu USD.
Việt Nam là đối tác thương mại song phương lớn nhất của Canada kể từ năm 2015, trong đó Việt Nam ghi nhận xuất siêu.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng đầu năm 2019 xuất khẩu nhóm hàng thủy sản của Việt Nam ra thị trường nước ngoài giảm 3,5% so với tháng 12/2018 nhưng tăng 10,7% so với cùng tháng năm 2018, đạt gần 741,14 tỷ USD.
Việt Nam và Myanmar đã thiết lập quan hệ ngoại giao hơn 40 năm qua và không ngừng phát triển. Myanmar là quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển, với nguồn tài nguyên phong phú và diện tích lớn thứ hai trong ASEAN. Những năm gần đây quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Myanmar ngày càng khả quan.
Dù xuất khẩu hàng hóa chững lại trong tháng đầu tiên của năm 2019, tuy nhiên, dự báo xuất khẩu trong năm nay tiếp tục có nhiều thuận lợi. Vì thế, mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 265 tỷ USD mà Bộ Công Thương đặt ra hoàn toàn có thể đạt được.
Tuy không phải là nhóm hàng chủ lực nhập khẩu từ thị trường Canada trong năm 2018, nhưng nhập khẩu sắt thép từ thị trường này lại có tốc độ tăng vượt trội.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng đầu tiên của năm 2019 nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam sụt giảm rất mạnh so với tháng đầu năm 2018, giảm 50,1% về lượng và giảm 55,3% về kim ngạch, đạt 643.665 tấn, tương đương 353,64 triệu USD; và so với tháng cuối năm 2018 xăng dầu nhập khẩu cũng giảm 7,9% cả về lượng và kim ngạch.
Nếu như trong tháng cuối năm 2018, xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu giảm 7,6% thì nay tháng đầu năm 2019 đã lấy lại đà tăng trưởng 10,1% so với tháng 12/2018 đạt 49,8 triệu USD.
Xuất khẩu thức ăn gia súcXuất khẩu nguyên liệu thức ăn gia súc
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 12/2018 cả nước xuất khẩu 153.906 tấn cà phê, đạt 275,77 triệu USD, tăng 11,4% về lượng và tăng 7,1% về kim ngạch so với tháng 11/2018, nhưng giảm 2,8% về lượng và giảm 13,4% về kim ngạch so với tháng 12/2017; nâng tổng lượng cà phê xuất khẩu cả năm 2018 lên 1,88 triệu tấn, thu về gần 3,54 tỷ USD, tăng 30,3% về lượng và tăng 9% về kim ngạch so với năm 2017.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, xuất khẩu sản phẩm từ cao su của Việt Nam sang thị trường Ba Lan trong tháng đầu năm 2019 tăng mạnh 100% so với tháng 12/2018 và tăng tới 227,5% so với tháng 1/2018. Tuy vậy, trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Ba Lan năm 2019 mặt hàng này chiếm tỷ trọng rất nhỏ (0,22%), chỉ đạt 287.972 USD.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự