Chiều ngày 25-9 (giờ địa phương), tại trụ sở của Công ty Luật quốc tế Duane Morris tại thành phố New York, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham dự tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Hoa Kỳ.

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng đầu tiên của năm 2019 nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam sụt giảm rất mạnh so với tháng đầu năm 2018, giảm 50,1% về lượng và giảm 55,3% về kim ngạch, đạt 643.665 tấn, tương đương 353,64 triệu USD; và so với tháng cuối năm 2018 xăng dầu nhập khẩu cũng giảm 7,9% cả về lượng và kim ngạch.
Giá xăng dầu nhập khẩu trong tháng đầu năm nay đạt trung bình 549,4 USD/tấn, giảm 0,01% so với tháng liền kề trước đó và cũng giảm 10,4% so với cùng tháng năm 2018.
Xăng dầu nhập khẩu về Việt Nam nhiều nhất có xuất xứ từ thị trường các nước Đông Nam Á, chiếm 67,8% trong tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước và chiếm 66,3% trong tổng kim ngạch (đạt trên 436.464 tấn, giảm 4,4% so với tháng 12/2018; trị giá trên 234,38 triệu USD, giảm 0,6%).
Trong khối Đông Nam Á, thì xăng dầu được nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường Malaysia chiếm 48,3% trong tổng lượng và chiếm 46,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu từ khu vực này, đạt 210.906 tấn, tương đương 108,9 triệu USD, tăng 23,9% về lượng và tăng 37,5% về kim ngạch so với tháng liền kề trước đó. Tuy nhiên, so với cùng kỳ thì giảm mạnh 52% về lượng và giảm 58,2% về kim ngạch.
Nhập khẩu từ Singapore chiếm 34% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu từ khu vực Đông Nam Á, đạt 147.040 tấn, tương đương 79,57 triệu USD, tăng 12,7% về lượng và tăng 18,5% về kim ngạch so với tháng cuối năm 2018. Nhập từ Thái Lan chiếm 18% trong tổng lượng và chiếm 19,6% trong tổng kim ngạch, đạt 78.518 tấn, tương đương 45,91 triệu USD, giảm 49,6% về lượng và giảm 48,7% về kim ngạch.
Đứng sau thị trường Đông Nam Á là Trung Quốc chiếm 16,6% trong tổng lượng và chiếm 17,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu xăng dầu của cả nước, đạt 106.275 tấn, tương đương 61,61 triệu USD, giảm 15% về lượng và giảm 17,3% về kim ngạch so với tháng 12/2018.
Xăng dầu nhập khẩu từ thị trường Hàn Quốc tháng đầu năm nay tăng rất mạnh 148,3% về lượng và tăng 107,6% về kim ngạch so với tháng liền kề trước đó, đạt trên 92.795 tấn, tương đương 53,11 triệu USD, chiếm 14,4% trong tổng lượng và chiếm 15% trong tổng kim ngạch nhập khẩu xăng dầu của cả nước. Tuy nhiên so với cùng tháng năm 2018 thì sụt giảm mạnh 71% về lượng và giảm 75% về kim ngạch.
Nhập khẩu xăng dầu tháng 1 năm 2019
Thị trường |
Tháng 1/2019 | +/- so với T12/2018(%)* | +/- so với T1/2018(%)* | |||
Lượng(tấn) | Trị giá(USD) | Lượng | Trị giá | Lượng | Trị giá | |
Tổng cộng | 643.665 | 353.642.736 | -7,87 | -7,88 | -50,13 | -55,33 |
Malaysia | 210.906 | 108.901.563 | 23,88 | 37,49 | -52,04 | -58,22 |
Singapore | 147.040 | 79.571.571 | 12,66 | 18,45 | -22,34 | -32,07 |
Trung Quốc | 106.725 | 61.606.876 | -14,98 | -17,32 | 15,55 | 0,45 |
Hàn Quốc | 92.795 | 53.107.180 | 148,33 | 107,62 | -71,11 | -75,01 |
Thái Lan | 78.518 | 45.908.140 | -49,63 | -48,7 | -64,51 | -62,32 |
(*Tính toán từ số liệu của TCHQ)
Chiều ngày 25-9 (giờ địa phương), tại trụ sở của Công ty Luật quốc tế Duane Morris tại thành phố New York, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham dự tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Hoa Kỳ.
8 tháng đầu năm nay, xuất khẩu phân bón đều giảm ở hầu hết các thị trường, trong đó xuất khẩu sang thị trường Thái Lan là giảm mạnh nhất.
Giá gạo Việt Nam hồi phục trong khi gạo Thái Lan có thể tăng 10% trong vài tháng tới. Thị trường gạo đang hy vọng đã qua giai đoạn khó khăn và sẽ khả quan dần lên trong thời gian tới.
Bộ Công Thương cho rằng không nên quy định thành chương riêng về phòng vệ thương mại trong dự thảo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi)
Theo Cục Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản, mặc dù 2 tháng trở lại đây, giá trị XK các sản phẩm cá ngừ sang ASEAN và Mỹ đang giảm, nhưng với tốc độ tăng trưởng tốt từ đầu năm, tổng giá trị XK cá ngừ của Việt Nam sang thị trường này trong tháng 8 vẫn tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2014.
Hàng hóa xuất khẩu vào các thị trường không yêu cầu kiểm dịch thực vật sẽ không phải nộp giấy kiểm dịch thực vật cho cơ quan hải quan khi thông quan.
Chính sách thương mại và thuế của Australia khá minh bạch nhưng hàng rào phi thuế quan (các quy định về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm …) rất chặt chẽ.
Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ gồm thủy sản, rau quả, cà phê, điều, thức ăn gia súc và nguyên liệu, cao su, gỗ và sản phẩm từ gỗ, túi xách,...
Thông tin từ Hiệp hội Thép cho biết, Hội đang chuẩn bị để kiện chống bán phá giá sản phẩm tôn mạ nhập từ Trung Quốc.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tôm nuôi của Việt Nam đã được áp dụng quy trình chứng nhận và truy xuất nguồn gốc nghiêm ngặt. Các quy trình này rất phù hợp để loại tôm nuôi ra khỏi danh sách các loài bị dán sai nhãn và gian lận.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự