Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, sắt thép phế liệu nhập khẩu vào Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2018 tăng mạnh 20,7% về lượng và tăng 50,2% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, đạt 3,48 triệu tấn, tương đương 1,22 tỷ USD. Giá nhập trung bình 349,7 USD/tấn, tăng 24,4%.
Ấn Độ đối tác thương mại lớn của Việt Nam trên thế giới
- Cập nhật : 19/09/2018
Trong các năm qua, Ấn Độ luôn nằm trong nhóm 20/200 quốc gia có mức xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất với Việt Nam.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong năm 2017, Ấn Độ là quốc gia xếp thứ 12 trong hơn 200 đối tác thương mại của Việt Nam trên thế giới. Xét riêng trong châu Á, quốc gia này là đối tác thương mại lớn thứ 9 của Việt Nam.
8 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ đạt 4,5 tỷ USD, tăng 92,13% so với cùng kỳ năm trước, tính riêng tháng 8/2018 đạt 646,96 triệu USD, tăng 14,97% so với tháng 7/2018 và tăng 74,05% so với tháng 8/2017.
Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Ấn Độ đạt 372,88 triệu USD trong tháng 8/2018 tăng 2,37% so với tháng 7/2018 và tăng 4,18% so với tháng 8/2017, nâng kim ngạch nhập khẩu từ Ấn Độ 8 tháng 2018 lên 2,82 tỷ USD, tăng 8,94% so với cùng kỳ 2017.
Như vậy, 8 tháng đầu năm 2018 Việt Nam đã xuất siêu 1,73 tỷ USD sang Ấn Độ.
Ấn Độ nhập khẩu từ Việt Nam máy móc thiết bị, điện thoại và linh kiện, máy vi tính sản phẩm điện tử, các mặt hàng nông sản… trong đó máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng chiếm 30% tỷ trọng, đạt 1,3 tỷ USD, tăng mạnh gấp 6,41 lần (tức tăng 541,1%), tính riêng tháng 8/2018 kim ngạch đạt 162,83 triệu USD, tăng 34,83% so với tháng 7/2018 và gấp hơn 4,71 lần (tức tăng 371,71%) so với tháng 8/2017.
Đứng thứ hai về kim ngạch là điện thoại và linh kiện đạt 100,12 triệu USD trong tháng 8, tăng 10,31% so với tháng 7/2018 và tăng 44,21% so với tháng 8/2017, nâng kim ngạch 8 tháng 2018 lên 570,31 triệu USD, tăng 43,6% so với cùng kỳ…
Nhìn chung, những nhóm hàng đạt kim ngạch trên 100 triệu USD xuất sang Ấn Độ chiếm 25%; những nhóm đạt trên 20 triệu USD chiếm 75%.
Các mặt hàng xuất khẩu sang Ấn Độ thời gian này đều có tốc độ tăng trưởng chiếm 75%, trong đó đặc biệt nhóm hàng sản phẩm mây, tre, cói và thảm tăng đột biến gấp 15,79 lần (tức tăng 1479,12%), tuy kim ngạch chỉ đạt 3,4 triệu USD, tính riêng tháng 8/2018 chỉ đạt 646,27 nghìn USD, giảm 6,22% so với tháng 7/2018 nhưng tăng gấp 16,2 lần (tức tăng 1520,96%) so với tháng 8/2017. Ngoài ra, sản phẩm từ chất dẻo cũng có tốc độ tăng mạnh gấp 2,44 lần (tức tăng 144,37%) đạt 26,2 triệu USD; than và các sản phẩm từ cao su cũng tăng trên 90% mỗi mặt hàng. Bên cạnh những mặt hàng có tốc độ tăng mạnh thì xuất khẩu chè sang Ấn Độ lại giảm mạnh cả lượng và trị giá, giảm lần lượt 63,95% và 70,95% tương ứng với 553 tấn; 525 nghìn USD. Giá xuất bình quân 949,37 USD/tấn, giảm 19,41% so với cùng kỳ.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Ấn Độ các mặt hàng: Sắt thép, xơ sợi, bông, dược phẩm, thức ăn gia súc và nguyên liệu…. Đặc biệt, nhập khẩu mặt hàng ngô tăng đột biến tuy chỉ đạt 99,4 nghìn tấn, trị giá 24 triệu USD, nhưng tăng gấp 11,87 lần (tức tăng 10874,5%) về lượng và 19,79 lần (tức tăng 1879,90%) về trị giá so với cùng kỳ, giá nhập bình quân 242,09 USD/tấn, giảm 81,96%. Bên cạnh đó, kim ngạch nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu và kim loại thường cũng có tốc độ tăng đáng kể, tăng lần lượt 2,08 lần (tức tăng 108,76%); gấp 2,64 lần (tức tăng 164,95%) so với cùng kỳ 2017.
Hàng hóa xuất khẩu sang Ấn Độ 8T/2018
Mặt hàng | 8T/2018 | +/- so với cùng kỳ 2017 (%)* | ||
Lượng (Tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá (USD) | |
Tổng |
| 4.561.323.028 |
| 92,13 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác |
| 1.375.985.522 |
| 541,1 |
Điện thoại các loại và linh kiện |
| 570.319.467 |
| 66,29 |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện |
| 501.355.926 |
| 43,6 |
Kim loại thường khác và sản phẩm |
| 401.524.621 |
| 37,25 |
Hóa chất |
| 195.743.008 |
| 38,94 |
Phương tiện vận tải và phụ tùng |
| 145.362.864 |
| 146,14 |
Sản phẩm từ sắt thép |
| 138.222.987 |
| 247,5 |
Xơ, sợi dệt các loại | 23.324 | 90.783.700 | 7,5 | 14,92 |
Sắt thép các loại | 97.481 | 85.104.557 | 8,16 | 19,86 |
Cao su | 53.021 | 78.718.204 | 62,54 | 42,01 |
Cà phê | 40.576 | 68.997.989 | 37,32 | 14,64 |
Giày dép các loại |
| 64.905.237 |
| 60,5 |
Thức ăn gia súc và nguyên liệu |
| 51.891.396 |
| 35,97 |
Hạt tiêu | 15.112 | 48.869.005 | 29,41 | -17,86 |
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày |
| 48.638.871 |
| 35,49 |
Sản phẩm hóa chất |
| 43.268.723 |
| 48,54 |
Hàng dệt, may |
| 38.267.684 |
| 25,39 |
Gỗ và sản phẩm gỗ |
| 35.120.901 |
| -9,41 |
Chất dẻo nguyên liệu | 21.688 | 26.461.516 | 13,22 | 30,62 |
Sản phẩm từ chất dẻo |
| 26.272.754 |
| 144,37 |
Hạt điều | 3.322 | 24.646.623 | 2,15 | -6,78 |
Hàng thủy sản |
| 19.845.169 |
| 57,37 |
Than các loại | 83.690 | 11.915.994 | 108,74 | 90,86 |
Sản phẩm từ cao su |
| 6.687.241 |
| 98,28 |
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm |
| 3.484.942 |
| 1.479,12 |
Sản phẩm gốm, sứ |
| 1.824.344 |
| 48 |
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc |
| 527.509 |
| 54,32 |
Chè | 553 | 525.002 | -63,95 | -70,95 |
(*Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)
Theo Vinanet.vn