Khu vực Đông Nam Á là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại sắt thép của Việt Nam, chiếm tới 57,6% trong tổng lượng sắt thép xuất khẩu của cả nước.

Trong quan hệ thương mại với Việt Nam, Hungary là thị trường xuất khẩu xếp thứ 58 và nhập khẩu xếp thứ 53 trong tổng số hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại với Việt Nam.
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa song phương Việt Nam - Hungary trong 8 tháng năm 2018 đạt 415 triệu USD, cao gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2017.
Trong đó, tháng 8/2018 kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hungary đạt 42 triệu USD, giảm 21,32% so với tháng 7/2018 nhưng tăng 94,93% so với tháng 8/2017. Tính chung từ đầu năm đến hết tháng 8/2018 đạt 283 triệu USD, tăng gấp hơn 2,64 lần (tức tăng 164%) so với cùng kỳ 2017.
Như vậy, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hungary sau 8 tháng đầu năm nay đã vượt qua kim ngạch xuất khẩu cả năm 2017 (chỉ đạt 207 triệu USD). Còn nếu so sánh với năm 2013 thì kim ngạch xuất khẩu 8 tháng năm 2018 đã tăng đến 4,7 lần.
Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Hungary đạt 24,3 triệu USD trong tháng 8/2018, giảm 1% so với tháng 7/2018 nhưng tăng gấp 2,52 lần (tức tăng 152,39%) so với tháng 8/2017. Tính chung 8 tháng 2018, Việt Nam đã nhập từ Hungary 132,5 triệu USD, tăng 51,54% so với cùng kỳ năm 2017.
Trong hai năm trở lại đây, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hungary đã có những thay đổi đáng kể. Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này tăng mạnh nên cán cân thương mại hàng hóa đã có những thay đổi tích cực.
Cụ thể, từ năm 2016 trở về trước, Việt Nam luôn nhập siêu từ thị trường này, ví như năm 2016 nhập siêu từ Hungary là 80 triệu USD, trong khi xuất khẩu sang thị trường này chỉ đạt 93 triệu USD. Tuy nhiên bước sang năm 2017, Việt Nam đã đạt cán cân thương mại với thị trường này là 59 triệu USD và trong 8 tháng năm 2018 mức thặng dư thương mại đã lên tới 150 triệu USD.
Tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hungary chủ yếu nhờ vào nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. Nếu như 8 tháng năm 2017, trị giá xuất khẩu nhóm hàng này sang Hungary mới chỉ đạt 53,12 triệu USD thì trong 8 tháng năm 2018, con số này đã lên tới gần 192 triệu USD, tăng gấp hơn 3,61 lần (tức tăng 261,09%), tính riêng tháng 8/2018 thì kim ngạch lại sụt giảm 33,83% so với tháng 7/2018 chỉ đạt 30,1 triệu USD, nhưng tăng gấp 2,59 lần (tức tăng 159,91%) so với tháng 8/20-17. Đây cũng là nhóm hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này trong 8 tháng đầu năm nay (chiếm 68%).
Ngoài ra, hàng dệt may cũng có tốc độ tăng trưởng khá, tăng gấp 2,07 lần (tức tăng 107,09%), đạt 2,8 triệu USD.
Ngược lại, Việt Nam cũng nhập khẩu từ Hungary các mặt hàng dược phẩm, máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng với kim ngạch đạt lần lượt 25 triệu USD và 46,1 triệu USD, trong đó máy móc thiết tăng đột biến gấp 2,22 lần (tức tăng 122,72%).
Hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Hungary 8T/2018
Mặt hàng | T8/2018 (USD) | +/- so với T7/2018 (%)* | 8T/2018 (USD) | +/- so với cùng kỳ 2017 (%)* |
Tổng | 41.990.184 | -21,32 | 282.980.714 | 164,55 |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện | 30.184.486 | -33,83 | 191.803.045 | 261,09 |
Phương tiện vận tải và phụ tùng | 633.638 | 17,89 | 4.459.847 | 16,08 |
Hàng dệt, may | 241.697 | -38,68 | 2.867.417 | 107,09 |
Giày dép các loại | 314.911 | 1,54 | 1.412.029 | 27,72 |
(*Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Khu vực Đông Nam Á là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại sắt thép của Việt Nam, chiếm tới 57,6% trong tổng lượng sắt thép xuất khẩu của cả nước.
Xuất khẩu sang thị trường Achentina trong 8 tháng 2018 kim ngạch tăng trưởng so với cùng kỳ, đặc biệt mặt hàng sản phẩm gốm sứ có tốc độ tăng mạnh gấp 2,08 lần về trị giá tuy chỉ đạt 1,2 triệu USD.
Kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm trong tháng 8/2018 tiếp tục đà tăng trưởng, New Zealand thị trường chủ lực cung cấp cho Việt Nam. Tại thị trường nội địa giá sữa kể từ ngày 1/8/2018 Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) tăng giá trong phạm vi 5%.
Trong các năm qua, Ấn Độ luôn nằm trong nhóm 20/200 quốc gia có mức xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất với Việt Nam.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước trong 8 tháng đầu năm 2018 tăng 7,3% so với 8 tháng đầu năm ngoái, đạt gần 5,6 tỷ USD. Riêng tháng 8/2018 kim ngạch đạt 861,55 triệu USD, tăng 12,6% so với tháng 7/2018 và tăng 2,5% so với tháng 8/2017.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng lượng xăng dầu nhập khẩu về Việt Nam 8 tháng đầu năm 2018 đạt gần 8,63 triệu tấn, trị giá hơn 5,74 tỷ USD, tăng nhẹ 0,01% về lượng và tăng 27,3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 8/2018 cả nước nhập khẩu 1,24 triệu tấn sắt thép, tăng 5,1% so với tháng 7/2018, trị giá 904,48 triệu USD, tăng 2,9%. So với tháng 8/2017 giảm 12,4% về lượng nhưng tăng 13,7% về kim ngạch.
Mặc dù kim ngạch chỉ đạt trên 5 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm 2018, nhưng nhóm hàng than đá nhập từ thị trường Nhật Bản tăng mạnh vượt trội gấp hơn 12,6 lần so với cùng kỳ 2017.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 8 tháng đầu năm 2018 cả nước xuất khẩu 2,6 triệu tấn dầu thô, thu về gần 1,46 tỷ USD, giảm mạnh 47,5% về lượng và giảm 26,4% về kim ngạch so với 8 tháng đầu năm 2017.
Là thị trường có vị trí địa lý gần hơn so với các quốc gia khác, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, chiếm trên 30% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thức ăn gia súc & nguyên liệu, Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu chủ lực mặt hàng này của Việt Nam.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự