Phần lớn các nhóm hàng xuất sang Mỹ đều đạt mức tăng trưởng về kim ngạch; trong đó, nhóm hàng dầu thô vượt lên dẫn đầu về mức tăng trưởng tới 382% so với cùng kỳ.

Theo Tổng cục Hải quan, trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam liên tiếp xuất siêu sang Ấn Độ, thặng dư thương mại trong 4 tháng qua đạt 797,09 triệu USD, trong đó riêng tháng 4 đạt 265,38 triệu USD.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 4 tháng đầu năm 2018, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Ấn Độ đạt 3,49 tỷ USD tăng 41,94% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ tiếp tục tăng trưởng ấn tượng đạt 2,14 tỷ USD tăng 104,2% so với cùng kỳ; nhập khẩu đạt 1,35 tỷ USD, giảm 4,4%.
Cụ thể, mặt hàng xuất khẩu máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt tốc độ tăng trưởng mạnh nhất, tăng 586,7% đạt 709,95 triệu USD; tiếp đến là xuất khẩu sản phẩm từ sắt thép tăng 309,2% đạt 56,52 triệu USD và xuất khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 283,2% đạt 108,93 triệu USD.
Biểu đồ tốc độ tăng trưởng của một số mặt hàng xuất khẩu sang Ấn Độ trong 4 tháng đầu năm 2018
Các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn khác đều tăng như: Điện thoại di động và linh kiện đạt 248,63 tỷ USD tăng 56,9%; kim loại thường và sản phẩm đạt 198,07 triệu USD tăng 33,6%; cà phê đạt 36 triệu USD tăng 68,7%; hồ tiêu tăng 36,4% đạt 31,33 triệu USD.
Ở chiều ngược lại, nhập khẩu quặng và khoáng sản có tốc độ tăng trưởng cao nhất 50,7% đạt 18,92 triệu USD; linh kiện, phụ tùng ô tô tăng 132,2% đạt 23,59 triệu USD; chất dẻo nguyên liệu tăng 118% đạt 56,78 triệu USD; kim loại thường và sắt thép các loại tăng lần lượt là 89,4% và 82,7%.
Cũng theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, Việt Nam đã có 4 tháng liên tiếp xuất siêu sang Ấn Độ, thặng dư thương mại trong 4 tháng qua đạt 797,09 triệu USD, trong đó riêng tháng 4 đạt 265,38 triệu USD.
Còn theo số liệu của Bộ Công Thương Ấn Độ, thương mại song phương giữa Ấn Độ và Việt Nam trong quý 1 năm 2018 đạt 3,30 tỷ USD tăng 14,61% so với cùng kỳ; trong đó Ấn Độ xuất khẩu sang Việt Nam đạt 1,68 tỷ USD giảm 15,75%; nhập khẩu từ Việt Nam đạt 1,62 tỷ USD tăng 95,57% so với cùng kỳ năm trước.
HẠ AN
Theo Bizlive.vn
Phần lớn các nhóm hàng xuất sang Mỹ đều đạt mức tăng trưởng về kim ngạch; trong đó, nhóm hàng dầu thô vượt lên dẫn đầu về mức tăng trưởng tới 382% so với cùng kỳ.
Nhật Bản là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam trong số 10 đối tác thương mại thuộc Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm từ chất dẻo của Việt Nam trong tháng 4/2018 giảm 9,8% so với tháng 3, tương ứng với 235,1 triệu USD, nhưng tính chung 4 tháng đầu năm 2018 tăng 17,7% so với cùng kỳ đạt 908,4 triệu USD.
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và khu vực Đông Nam Á là các thị trường chủ đạo tiêu thụ nhóm hàng dây điện, cáp điện của Việt Nam.
Nhập khẩu máy móc thiết bị đạt trên 10 tỷ USD, giảm 13,1% so với cùng kỳ, chiếm 14,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước
Trong 4 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu rau - quả đạt trên 1,4 tỉ USD, riêng xuất khẩu trái thanh long tươi đạt 427 triệu USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2017.
Gỗ và sản phẩm gỗ có xuất xứ từ Myanmar nhập khẩu vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm nay tăng đột biến 502,4% so với cùng kỳ năm trước, đạt 0,72 triệu USD.
Theo Tổng cục Hải quan, trong giai đoạn năm 2011-2014, Việt Nam luôn thặng dư cán cân thương mại trong trao đổi hàng hóa với Nhật Bản thì trong 3 năm trở lại đây (từ năm 2015 đến 2017), cán cân thương mại hàng hóa lại đảo chiều sang trạng thái thâm hụt.
cán cân thương mại việt nam - nhật bảnthương mại việt - nhật
Theo số liệu thống kê hang hóa XNK của Tổng cục Hải quan, tính từ đầu năm đến hết ngày 15/5/2018 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 162,74 tỷ USD, tăng 14,4% (tương ứng tăng 20,54 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2017.
Đến hết tháng 4/2018, xuất khẩu cả nước tiếp tục giữ được mức tăng khá cao 19,2% tương ứng tăng 11,89 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự