5 tháng đầu năm 2019 kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước đạt 1,76 tỷ USD, tăng 5,9% so với 5 tháng đầu năm 2018.

Kể từ khi Việt Nam và Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao (7/1/1972), phát triển thành đối tác chiến lược (7/2007) và trở thành đối tác chiến lược toàn diện (9/2016), thương mại hai chiều Việt Nam - Ấn Độ từng bước khởi sắc. Hệ thống chính sách, pháp luật về thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ đã và đang xây dựng, đổi mới, hoàn thiện theo hướng hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế toàn cầu.
Kim ngạch 2 chiều giữa Việt Nam và Ấn Độ ngày càng gia tăng, thể hiện rõ nhất trong xuất khẩu - nhập khẩu. Hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ xếp thứ 15 và đồng thời, Ấn Độ cũng là thị trường nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ lớn thứ 10 của Việt Nam.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ trong 5 tháng đầu năm 2019 đạt 2,79 tỷ USD, tăng 1,54% so với cùng kỳ năm 2018.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 5 tháng đầu 2019, tăng trưởng mạnh mẽ nhất về trị giá xuất khẩu phải kể đến nhóm sản phẩm mây, tre, cói và thảm, với mức tăng vượt bậc 243,28% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 4,99 triệu USD. Mặc dù trong tháng 5/2019, trị giá nhóm hàng này chỉ tăng rất nhẹ 15,14% so với tháng trước đó đạt 1,5 triệu USD.
Kế đến là nhóm sản phẩm từ chất dẻo, tuy tháng 5/2019 trị giá xuất khẩu giảm 6,7% so với tháng 4/2019 nhưng tính tổng cả 5 tháng/2019, nhóm hàng này lại có trị giá tăng mạnh mẽ 155,33% so cùng kỳ năm 2018, đạt 33,17 triệu USD.
5 tháng đầu năm 2019, nhiều nhóm hàng của Việt Nam xuất sang Ấn Độ có trị giá tăng như chè (+142,5%) đạt 723.051 USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (+93,08%) đạt 413,21 triệu USD; điện thoại các loại và linh kiện (+96,77%) đạt 607,67 triệu USD; hàng dệt, may (+56,4%) đạt 33,79 triệu USD; bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc (+55,56%) đạt 386.134 USD…
Ở chiều ngược lại, cũng trong 5 tháng/2019, Ấn Độ cũng giảm nhập khẩu một số mặt hàng của Việt Nam khiến nhiều nhóm hàng bị sụt giảm cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm ngoái như: Hạt điều giảm 22,73% về lượng đạt 1.574 tấn và giảm 42,12% về trị giá đạt 8,4 triệu USD; Cà phê giảm 36,77% về lượng đạt 16.227 tấn và giảm 46,5% về trị giá đạt 24,03 triệu USD; Gỗ và sản phẩm gỗ giảm 37,10% đạt 14,73 triệu USD.
Hai nhóm hàng của Việt Nam có trị giá xuất khẩu sụt giảm mạnh nhất trong 5T/2019 là máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác (-62%) đạt 356,39 USD và phương tiện vận tải và phụ tùng (-63,34%) đạt 43,03 triệu USD.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam - Ấn Độ trong 4 tháng đầu năm 2019 đạt 3,59 tỷ USD, tăng khoảng 2 % so với mức 3,52 tỷ USD cùng kỳ năm trước.Trong đó Việt Nam xuất khẩu 2,10 tỷ USD, giảm 1,9 % so với mức 2,14 tỷ USD và nhập khẩu đạt 1,49 tỷ USD, tăng 7,6% so với mức 1,38 tỷ USD cùng kỳ năm 2018. Thặng dư thương mại trong 4 tháng đạt 615 triệu USD.Riêng trong tháng 4, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ đạt 1,03 tỷ USD tăng 15,52 % so với mức 889 triệu USD của cùng kỳ năm trước, trong đó Việt Nam xuất khẩu 622,99 triệu USD, tăng 2,1% so với mức 577,144 triệu USD của tháng 4 năm 2018; nhập khẩu 403,85 triệu USD, tăng 1,49% so với mức 311,76 triệu USD cùng kỳ, thặng dư thương mại trong tháng 4 đạt 219,14 triệu USD.
Hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ 5T/2019
Mặt hàng | 5T/2019 | +/- so với cùng kỳ 2018 (%)* | ||
Lượng (tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Tổng |
| 2.791.410.867 |
| 1,54 |
Hàng thủy sản |
| 11.648.423 |
| -0,13 |
Hạt điều | 1.574 | 8.401.703 | -22,73 | -42,12 |
Cà phê | 16.227 | 24.032.047 | -36,77 | -46,50 |
Chè | 484 | 723.051 | 47,11 | 142,50 |
Hạt tiêu | 12.212 | 30.231.542 | 13,80 | -16,96 |
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc |
| 386.134 |
| 55,56 |
Thức ăn gia súc và nguyên liệu |
| 29.285.810 |
| -21,73 |
Hóa chất |
| 158.571.707 |
| 38,88 |
Sản phẩm hóa chất |
| 31.993.642 |
| 22,34 |
Chất dẻo nguyên liệu | 15.149 | 17.422.068 | -1,29 | -6,55 |
Sản phẩm từ chất dẻo |
| 33.172.805 |
| 155,33 |
Cao su | 38.356 | 53.323.272 | 44,08 | 28,70 |
Sản phẩm từ cao su |
| 4.396.922 |
| 11,15 |
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm |
| 4.992.217 |
| 243,28 |
Gỗ và sản phẩm gỗ |
| 14.731.044 |
| -37,19 |
Xơ, sợi dệt các loại | 15.638 | 53.884.159 | 2,38 | -7,35 |
Hàng dệt, may |
| 33.794.456 |
| 56,40 |
Giày dép các loại |
| 48.984.467 |
| 24,98 |
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày |
| 33.433.927 |
| 15,90 |
Sản phẩm gốm, sứ |
| 1.238.708 |
| -2,13 |
Sắt thép các loại | 48.976 | 36.894.680 | 41,34 | 17,78 |
Sản phẩm từ sắt thép |
| 80.375.570 |
| 9,87 |
Kim loại thường khác và sản phẩm |
| 258.251.378 |
| 0,36 |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện |
| 413.213.330 |
| 93,08 |
Điện thoại các loại và linh kiện |
| 607.674.603 |
| 96,77 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác |
| 356.391.971 |
| -62,00 |
Phương tiện vận tải và phụ tùng |
| 43.303.557 |
| -63,34 |
Hàng hóa khác |
| 400.657.673 |
|
|
(*Tính toán số liệu từ TCHQ)
Theo Vinanet.vn
5 tháng đầu năm 2019 kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước đạt 1,76 tỷ USD, tăng 5,9% so với 5 tháng đầu năm 2018.
Sau khi sụt giảm ở tháng 4/2019, sang tháng 5/2019 xuất khẩu cao su đã tăng trở lại cả về lượng và trị giá, tăng lần lượt 2,7%; 3,1% đạt 77,4 nghìn tấn, trị giá 111,7 triệu USD.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong 5 tháng đầu năm 2019 cả nước xuất khẩu 1,06 triệu tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, giảm 19% so với cùng kỳ năm trước; thu về 409,02 triệu USD, giảm 12,6%; giá xuất khẩu trung bình đạt 385 USD/tấn, tăng 7,9%.
Kim ngạch xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ 5 tháng đầu năm 2019 đạt gần 4,02 tỷ USD, tăng 19,1% so với cùng kỳ năm 2018.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hy Lạp trong 5 tháng đầu năm 2019 đạt 111,84 triệu USD, tăng 14,12% so với cùng kỳ năm 2018.
Về kinh tế, trao đổi thương mại giữa hai nước tăng vượt bậc, gấp 3 lần trong vòng 10 năm qua (từ 1,5 tỷ USD năm 2009 lên hơn 4,6 tỷ USD năm 2018). Việt Nam đang là đối tác thương mại lớn nhất của Italy tại ASEAN và ngược lại, Italy là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam trong EU.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, tháng 5/2019 cả nước đã nhập khẩu 330,36 nghìn tấn phân bón các loại, trị giá 95,96 triệu USD, giảm 10% về lượng và giảm 12,4% về trị giá so với tháng 4/2019.
Theo tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu giày dép 5 tháng đầu năm 2019 đạt 7,11 tỷ USD tăng 13,9% so với 5 tháng đầu năm 2018; trong đó riêng tháng 5/2019 đạt 1,71 tỷ USD, tăng 18,1% so với tháng 4/2019 và tăng 11,9% so với tháng 5/2018.
Việt Nam và Liên bang Nga đã thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược vào năm 2001 và nâng lên thành quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2012. Liên bang Nga chiếm hơn 90% trong tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và EAEU. Các mặt hàng điện tử, dệt may, da giày, thủy sản, cà phê... của Việt Nam ngày càng được người tiêu dùng Nga quan tâm sử dụng.
Tình từ đầu năm đến hết tháng 5/2019, Việt Nam đã nhập khẩu từ thị trường Malaysia trên 3 tỷ USD, trong đó nhóm hàng phương tiện vận tải và phụ tùng tăng đột biến, gấp gần 30lần so với cùng kỳ năm trước.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự