Hạt điều của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang các thị trường Mỹ, EU, Trung Quốc. Trong đó, Mỹ chiếm 39%.

Xuất khẩu sang thị trường Achentina trong 8 tháng 2018 kim ngạch tăng trưởng so với cùng kỳ, đặc biệt mặt hàng sản phẩm gốm sứ có tốc độ tăng mạnh gấp 2,08 lần về trị giá tuy chỉ đạt 1,2 triệu USD.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, tháng 8/2018 Việt Nam đã thu về từ thị trường Achentina 32,1 triệu USD, tăng 2,4% so với tháng 7/2018 nhưng giảm 24,28% so với tháng 8/2017, nâng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này từ đầu năm đến hết tháng 8/2018 lên 309,9 triệu USD, tăng 6,54% so với cùng kỳ năm 2017.
Việt Nam xuất khẩu sang Achentina chủ yếu các mặt hàng giày dép, dệt may, sản phẩm gốm sứ, nguyên phụ liệu dệt may, trong nhóm hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Achentina thì giày dép vẫn giữ được vị trí dẫn đầu về kim ngạch chiếm 21,9% tỷ trọng, đạt 68,07 triệu USD, tăng 39,73% so cùng kỳ 2017, tính riêng tháng 8 xuất khẩu hàng giày dép sang Achentina lại suy giảm 11,23% so với tháng 7/2018 chỉ có 5,3 triệu USD và giảm 26,13% so với tháng 8/2017.
Đứng thứ hai về kim ngạch là hàng nguyên phụ liệu dệt may da giày, trong tháng 8/2018 đã đạt 3,38 triệu USD, tăng 6,01% so với tháng 7/2018 nhưng giảm 40,73% so với tháng 8/2017, nâng kim ngạch mặt hàng này 8 tháng 2018 lên 31,5 triệu USD nhưng so với cùng kỳ giảm 12,69%.
Kế đến là hàng dệt may, Vải mành vải kỹ thuật, cao su và sản phẩm gốm sứ.
Đáng chú ý, cơ cấu nhóm hàng với kim ngạch tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ đã có sự thay đổi, nếu như 8 tháng năm 2017 nhóm hàng cao su tăng mạnh, thì nay thay bằng nhóm hàng sản phẩm gốm sứ với tốc độ tăng gấp 2,08 lần (tức tăng 108,93%) tuy kim ngạch chỉ đạt 1,02 triệu USD. Ngược lại, nhóm hàng cao su giảm mạnh cả lượng và trị giá, giảm lần lượt 19,66% và 26,85%, tương ứng với 1,3 nghìn tấn; 1,9 triệu USD. Giá xuất bình quân 1507,44 USD/tấn, giảm 19,66%. Tính riêng tháng 8/2018, xuất khẩu cao su sang thị trường Achentina lại tăng khá mạnh 95,77% về lượng và 88,08% trị giá, đạt 278 tấn, trị giá 380,4 nghìn USD; giá xuất bình quân 1368,58 USD/tấn, giảm 3,93% so với tháng 7/2018.
Chủng loại hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Achentina 8T/2018
Mặt hàng | 8T/2018 | +/- so với cùng kỳ 2017 (%)* | ||
Lượng (Tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Tổng |
| 309.900.256 |
| 6,54 |
Giày dép các loại |
| 68.077.018 |
| 39,73 |
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày |
| 31.559.930 |
| -12,69 |
Hàng dệt, may |
| 16.012.764 |
| 0,88 |
Vải mành, vải kỹ thuật khác |
| 6.094.931 |
| 24,74 |
Cao su | 1.302 | 1.962.691 | -8,95 | -26,85 |
Sản phẩm gốm, sứ |
| 1.024.658 |
| 108,93 |
(*Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Hạt điều của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang các thị trường Mỹ, EU, Trung Quốc. Trong đó, Mỹ chiếm 39%.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, thủy sản nhập khẩu về Việt Nam ngày càng tăng mạnh, trong 8 tháng đầu năm nay, kim ngạch nhập khẩu đã tăng 24,2% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1,14 tỷ USD.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, sắt thép phế liệu nhập khẩu vào Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2018 tăng mạnh 20,7% về lượng và tăng 50,2% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, đạt 3,48 triệu tấn, tương đương 1,22 tỷ USD. Giá nhập trung bình 349,7 USD/tấn, tăng 24,4%.
Trong 8 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu giày dép sang phần lớn các thị trường đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó xuất khẩu sang Bồ Đào Nha tăng trưởng mạnh nhất 97,8%.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 8 tháng đầu năm 2018 cả nước xuất khẩu 1,33 triệu tấn cà phê, thu về trên 2,54 tỷ USD, tăng 29,5% về lượng và tăng 8,6% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2017. Giá cà phê xuất khẩu giảm 16%, đạt 1.913,7 USD/tấn.
Khu vực Đông Nam Á là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại sắt thép của Việt Nam, chiếm tới 57,6% trong tổng lượng sắt thép xuất khẩu của cả nước.
Kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm trong tháng 8/2018 tiếp tục đà tăng trưởng, New Zealand thị trường chủ lực cung cấp cho Việt Nam. Tại thị trường nội địa giá sữa kể từ ngày 1/8/2018 Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) tăng giá trong phạm vi 5%.
Trong các năm qua, Ấn Độ luôn nằm trong nhóm 20/200 quốc gia có mức xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất với Việt Nam.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước trong 8 tháng đầu năm 2018 tăng 7,3% so với 8 tháng đầu năm ngoái, đạt gần 5,6 tỷ USD. Riêng tháng 8/2018 kim ngạch đạt 861,55 triệu USD, tăng 12,6% so với tháng 7/2018 và tăng 2,5% so với tháng 8/2017.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng lượng xăng dầu nhập khẩu về Việt Nam 8 tháng đầu năm 2018 đạt gần 8,63 triệu tấn, trị giá hơn 5,74 tỷ USD, tăng nhẹ 0,01% về lượng và tăng 27,3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự