Công nghiệp là nhóm hàng được Nam Phi nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường Việt Nam, chiếm tới 75% tỷ trọng. Với vị trí thuận lợi, thị trường Nam Phi đang là cửa ngõ quan trọng hàng hóa Việt Nam tiếp cận với các nước châu Phi khác.

Khu vực Đông Nam Á là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại sắt thép của Việt Nam, chiếm tới 57,6% trong tổng lượng sắt thép xuất khẩu của cả nước.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, lượng sắt thép xuất khẩu trong tháng 8/2018 mặc dù chỉ tăng nhẹ 1,1% về lượng và tăng 0,3% về kim ngạch so với tháng 7/2018, đạt 604.610 tấn, trị giá 431,03 triệu USD, nhưng so với tháng 8/2017 thì tăng rất mạnh 37,4% về lượng và tăng 56,7% về kim ngạch.
Tính chung trong 8 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu sắt thép tăng mạnh 41% về lượng và tăng 57,9% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 4,05 triệu tấn, tương đương 2,99 tỷ USD.
Giá sắt thép xuất khẩu trung bình trong tháng 8/2018 mặc dù giảm nhẹ 0,8% so với tháng 7/2018 nhưng tăng trên 14% so với tháng 8/2017, đạt mức 712,9 USD/tấn. Tính trung bình cả 8 tháng đầu năm, giá nhập khẩu đạt 739,9 USD/tấn, tăng 12% so với cùng kỳ.
Khu vực Đông Nam Á là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại sắt thép của Việt Nam, chiếm tới 57,6% trong tổng lượng sắt thép xuất khẩu của cả nước và chiếm 53,2% trong tỏng kim ngạch, đạt 2,33 triệu tấn, tương đương 1,59 tỷ USD, tăng mạnh 40,4% về lượng và tăng 59,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Campuchia chiếm 36,9% trong tổng khối lượng sắt thép xuất khẩu sang khối Đông Nam Á và chiếm 34,9% trong tổng kim ngạch, đạt 858.981 tấn, trị giá 555,43 triệu USD, tăng mạnh 53,6% về lượng và tăng 82,7% về kim ngạch. Xuất khẩu sang Malaysia chiếm 19% trong tổng lượng và tổng kim ngạch, đạt 437.730 tấn, tương đương 301,84 triệu USD, tăng mạnh 89,6% về lượng và tăng 112,4% về kim ngạch. Xuất khẩu sang Indonesia đạt 418.161 tấn, tương đương 332,35 triệu USD, tăng 19,6% về lượng và tăng 30% về kim ngạch, chiếm 17,9% trong tổng lượng và chiếm 20,9% trong tổng kim ngạch. Xuất khẩu sang Philippines giảm nhẹ 4,2% về lượng nhưng tăng 20,9% về kim ngạch, đạt 265.432 tấn, tương đương 150,74 triệu USD. Xuất khẩu sang Thái Lan tăng mạnh 75,3% về lượng và tăng 64,3% về kim ngạch, đạt 220.437 tấn, tương đương 151,73 triệu USD.
Đứng sau khu vực Đông Nam Á là thị trường Mỹ, chiếm 15,5% trong tổng lượng sắt thép xuất khẩu của cả nước và chiếm 17,9% trong tổng kim ngạch, đạt 628.058 tấn, tương đương 537,15 triệu USD, tăng mạnh 78,9% về lượng và tăng 92,3% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Xuất khẩu sang thị trường EU tăng mạnh 65% về lượng và tăng 79,8% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 364.408 tấn, tương đương 297,97 triệu USD, chiếm 10% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu sắt thép của cả nước.
Trong số các thị trường tiêu thụ sắt thép của Việt Nam 8 tháng đầu năm nay, thì có 61% số thị trường tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, còn lại 39% sụt giảm. Trong đó, xuất khẩu sắt thép sang Nhật Bản tăng mạnh nhất 421,8% về lượng và tăng 237,8% về kim ngạch, đạt 47.572 tấn, tương đương 38,78 triệu USD. Bên cạnh đó, xuất khẩu còn tăng mạnh trên 100% - 200% ở các thị trường Bangladesh, Italia, Bỉ, Nga, Ukraine.
Ngược lại, xuất khẩu sắt thép sụt giảm mạnh từ 30% - 95% ở các thị trường Thụy Sỹ, Saudi Arabia, Pakistan, Australia, Tây Ban Nha.
Xuất khẩu sắt thép 8 tháng đầu năm 2018
Thị trường | 8T/2018 | +/- so với cùng kỳ (%)* | ||
Lượng (tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Tổng cộng | 4.045.358 | 2.993.171.379 | 40,98 | 57,87 |
Campuchia | 858.981 | 555.432.860 | 53,6 | 82,71 |
Mỹ | 628.058 | 537.149.393 | 78,91 | 92,31 |
Indonesia | 418.161 | 332.351.694 | 19,58 | 30,08 |
Malaysia | 437.730 | 301.835.296 | 89,58 | 112,37 |
Bỉ | 216.993 | 167.591.733 | 135,39 | 135,02 |
Thái Lan | 220.437 | 151.729.330 | 75,31 | 64,26 |
Philippines | 265.432 | 150.738.536 | -4,23 | 20,91 |
Hàn Quốc | 176.898 | 116.153.569 | 3,16 | 17,81 |
Đài Loan (TQ) | 153.857 | 85.942.864 | 77,68 | 52,85 |
Ấn Độ | 97.481 | 85.104.557 | 8,16 | 19,86 |
Lào | 83.623 | 62.277.338 | 13,31 | 24,38 |
Italia | 54.086 | 54.771.622 | 190,78 | 159,57 |
Anh | 56.703 | 45.655.046 | 30,06 | 45,22 |
Nhật Bản | 47.572 | 38.776.863 | 421,79 | 237,82 |
Tây Ban Nha | 35.415 | 27.145.798 | -44,99 | -29,62 |
Australia | 33.203 | 26.276.078 | -48,48 | -35,01 |
Myanmar | 29.886 | 21.176.598 | 59,33 | 77,47 |
U.A.E | 15.580 | 17.708.761 | 69,7 | 162,35 |
Singapore | 16.552 | 15.431.677 | -33,38 | -8,94 |
Pakistan | 21.631 | 12.902.446 | -46,06 | -33,18 |
Trung Quốc | 5.156 | 7.316.944 | -17,07 | -14,25 |
Nga | 6.450 | 6.695.032 | 112,03 | 111,73 |
Bangladesh | 6.625 | 4.291.501 | 207,14 | 160,62 |
Đức | 1.211 | 2.802.365 | -44,04 | -15,55 |
Ai Cập | 3.266 | 2.324.065 |
|
|
Saudi Arabia | 2.964 | 2.145.814 | -55,27 | -50,2 |
Brazil | 2.032 | 1.925.488 | -37,48 | -36,71 |
Thổ Nhĩ Kỳ | 1.117 | 1.759.466 | 94,26 | 161,79 |
Hồng Kông (TQ) | 182 | 548.672 | -42,59 | 36,03 |
Ukraine | 118 | 172.368 | 168,18 | 297,64 |
Thụy Sỹ | 60 | 85.243 | -98,57 | -95,23 |
(*Vinanet tính toán từ số liệu của TCHQ)
theo Vinanet.vn
Công nghiệp là nhóm hàng được Nam Phi nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường Việt Nam, chiếm tới 75% tỷ trọng. Với vị trí thuận lợi, thị trường Nam Phi đang là cửa ngõ quan trọng hàng hóa Việt Nam tiếp cận với các nước châu Phi khác.
Hạt điều của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang các thị trường Mỹ, EU, Trung Quốc. Trong đó, Mỹ chiếm 39%.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, thủy sản nhập khẩu về Việt Nam ngày càng tăng mạnh, trong 8 tháng đầu năm nay, kim ngạch nhập khẩu đã tăng 24,2% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1,14 tỷ USD.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, sắt thép phế liệu nhập khẩu vào Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2018 tăng mạnh 20,7% về lượng và tăng 50,2% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, đạt 3,48 triệu tấn, tương đương 1,22 tỷ USD. Giá nhập trung bình 349,7 USD/tấn, tăng 24,4%.
Trong 8 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu giày dép sang phần lớn các thị trường đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó xuất khẩu sang Bồ Đào Nha tăng trưởng mạnh nhất 97,8%.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 8 tháng đầu năm 2018 cả nước xuất khẩu 1,33 triệu tấn cà phê, thu về trên 2,54 tỷ USD, tăng 29,5% về lượng và tăng 8,6% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2017. Giá cà phê xuất khẩu giảm 16%, đạt 1.913,7 USD/tấn.
Xuất khẩu sang thị trường Achentina trong 8 tháng 2018 kim ngạch tăng trưởng so với cùng kỳ, đặc biệt mặt hàng sản phẩm gốm sứ có tốc độ tăng mạnh gấp 2,08 lần về trị giá tuy chỉ đạt 1,2 triệu USD.
Kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm trong tháng 8/2018 tiếp tục đà tăng trưởng, New Zealand thị trường chủ lực cung cấp cho Việt Nam. Tại thị trường nội địa giá sữa kể từ ngày 1/8/2018 Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) tăng giá trong phạm vi 5%.
Trong các năm qua, Ấn Độ luôn nằm trong nhóm 20/200 quốc gia có mức xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất với Việt Nam.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước trong 8 tháng đầu năm 2018 tăng 7,3% so với 8 tháng đầu năm ngoái, đạt gần 5,6 tỷ USD. Riêng tháng 8/2018 kim ngạch đạt 861,55 triệu USD, tăng 12,6% so với tháng 7/2018 và tăng 2,5% so với tháng 8/2017.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự