Đến nay khách hàng nước ngoài chưa than phiền gì về chất lượng cá, tôm của miền Trung.

Thuế suất nhập khẩu vào Mỹ giảm dần về 0% theo cam kết sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh rất lớn cho doanh nghiệp Việt Nam
Tại Diễn đàn xuất khẩu 2015 với chủ đề “Giải pháp thâm nhập thị trường Mỹ và Mỹ Latin” tổ chức ở TP HCM ngày 17-11, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết theo cam kết trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), với thị trường Mỹ, gần 100% dòng thuế sẽ giảm về 0%; thị trường Canada, Mexico phần lớn các dòng thuế cũng dần được bãi bỏ…
Cơ hội ngày càng nhiều
Với TPP, Mỹ cam kết bãi bỏ 55,4% số dòng thuế trong lĩnh vực nông nghiệp, tương đương 97,7% tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp Việt Nam sang Mỹ. Canada sẽ bỏ hơn 94% dòng thuế, tương đương 97% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam qua thị trường này và Mexico cũng cam kết giảm dần về 0% khoảng 77,2% dòng thuế ngay khi TPP có hiệu lực.
Không chờ đến khi có TPP, hiện Mỹ là thị trường xuất khẩu hàng đầu và đầy hấp dẫn đối với doanh nghiệp (DN) Việt Nam. Theo Vụ Thị trường châu Mỹ (Bộ Công Thương), tổng kim ngạch trao đổi hàng hóa song phương giữa Việt Nam - Mỹ đạt 36,3 tỉ USD vào năm ngoái, trong đó Việt Nam xuất hàng sang thị trường Mỹ tương đương 30,6 tỉ USD.
Ông Lê Bền, Phó Giám đốc Công ty TNHH Trí Tín, cho biết DN ông xuất khẩu rong nho sang Mỹ từ 2 năm nay và đang chuẩn bị những bước tiếp theo để đón cơ hội từ TPP. Với thị trường Mỹ, tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm được đặt lên hàng đầu vì liên quan trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng nhưng may mắn rong nho được trồng hoàn toàn tự nhiên nên DN ông có lợi thế. Hiện Trí Tín đang nghiên cứu những sản phẩm mới, mở rộng thị trường xuất khẩu để tận dụng lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do (FTA).
Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Mỹ Nguyễn Duy Khiên phân tích rằng tất cả mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam như dệt may, da giày, cà phê, hạt điều, đồ gỗ, hàng điện tử… sang Mỹ đều không bị cạnh tranh trực tiếp với hàng nội địa. Nhu cầu “ăn” hàng của Mỹ ngày càng tăng đang mở ra cơ hội rất lớn.
Nay, những cam kết trong TPP càng đem lại lợi thế cạnh tranh hơn cho DN Việt, nhất là trong bối cảnh các nước đối thủ trực tiếp với Việt Nam cùng xuất khẩu sang Mỹ chưa có FTA với thị trường này. Đơn cử, trong tốp 10 nước xuất hàng dệt may nhiều sang Mỹ, hiện chỉ có Mexico và Honduras có FTA với Mỹ nên hàng Việt hiển nhiên có lợi thế cạnh tranh với 8 nước còn lại. Ngay cả với Mexico, Honduras, DN Việt cũng có thể cạnh tranh sòng phẳng khi thuế suất nhập khẩu vào Mỹ giảm về 0%.
Chờ nỗ lực của doanh nghiệp
Ngay với thị trường các nước Mỹ Latin (gồm 33 nước, dân số 600 triệu người), ông Trần Duy Đông, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Mỹ, cho rằng đang có nhiều DN Việt tìm được thị trường ngách đầy hấp dẫn. Người tiêu dùng Mỹ Latin không đòi hỏi sản phẩm phải có thương hiệu, chất lượng cao như ở thị trường EU, Mỹ nên rất phù hợp cho hàng Việt thâm nhập.
Hơn nữa, các nước Mỹ Latin đang có xu hướng đa dạng nguồn cung cấp hàng hóa (lâu nay, Trung Quốc là nước cung cấp chính hàng tiêu dùng cho khu vực này) nên hàng từ Việt Nam được chào đón. Hiện có nhiều DN Việt đang làm ăn hiệu quả ở các nước Mỹ Latin với mặt hàng gạo, vật liệu xây dựng, kem làm bánh, bột đậu tương…
Việt Nam xuất khẩu hàng sang Mỹ trị giá 30,6 tỉ USD nhưng chỉ chiếm 1,3% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của nước này nên “miếng bánh” còn rất lớn. Thứ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng mở cửa thị trường thông qua các FTA là một chuyện, còn thực thi các cam kết và tận dụng được lợi thế hay không đòi hỏi rất lớn từ bản thân DN và cả trách nhiệm của Chính phủ, các bộ - ngành. Thực tế, thời gian qua dù có nhiều cam kết hội nhập nhưng cơ hội chưa được khai thác hết.
Phân tích sâu hơn, Vụ trưởng Nguyễn Duy Khiên cho rằng hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ lâu nay chủ yếu là các mặt hàng truyền thống như dệt may, da giày, đồ gỗ, thủy sản, nông nghiệp… chứ chưa có đột phá. Hàng điện tử gần đây xuất khẩu qua Mỹ có tăng nhưng chủ yếu từ các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), DN điện tử trong nước mới dừng lại ở bán thành phẩm hoặc gia công cho DN FDI tại Việt Nam rồi xuất sang Mỹ.
“Ngoài việc tìm kiếm thị trường ngách phù hợp, mỗi DN có thể làm gia công cho DN nước ngoài hoặc tham gia một phần trong chuỗi cung ứng toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia. Có thể không xuất hàng trực tiếp nhưng trở thành đối tác cung ứng một phần linh phụ kiện cho DN lớn hoặc các DN FDI, cũng là hình thức xuất khẩu tại chỗ của DN Việt” - ông Khiên nói.
Phải hiểu người Mỹ!
Luật lệ phức tạp, rào cản thương mại và nhiều yêu cầu bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng ở thị trường Mỹ có thể làm “nản lòng” DN Việt nên theo các chuyên gia, quan trọng là mỗi DN cần chủ động có chiến lược tìm kiếm đối tác, xúc tiến thương mại và từng bước thâm nhập thị trường. Nhu cầu nhập khẩu từ thị trường Mỹ rất lớn nên đòi hỏi DN xuất khẩu phải có thời gian giao hàng nhanh, quy mô và giá bán phải cạnh tranh.
“Người Mỹ có tính cách nhanh nhạy, sáng tạo, đối với họ thời gian là vàng bạc nên DN có ý định làm ăn thì cần phản ứng nhanh để giữ khách hàng. Cách tìm kiếm thông tin, đối tác của người Mỹ chủ yếu qua mạng nên DN Việt phải làm sao quảng bá được năng lực sản xuất, thương hiệu của mình trên website…” - ông Khiên khuyến cáo.
Đến nay khách hàng nước ngoài chưa than phiền gì về chất lượng cá, tôm của miền Trung.
Sau phần đánh giá sơ bộ, bao gồm đánh giá dịch hại và bệnh trên quả, Australia vừa chính thức bắt đầu quá trình xem xét để quả thanh long tươi của Việt Nam vào thị trường Australia.
Giá dầu thế giới cũng được hưởng lợi trược việc đồng USD suy yếu so với euro sau quyết định mạnh tay nới lỏng thêm tiền tệ của ECB. Hiện giá dầu WTI kỳ hạn tháng 4 đã nhích lên 38,34 USD/bbl; dầu Brent giao tháng 5 cũng giao dịch ở mức 40,54 USD/bbl.
Giao dịch thương mại nội bộ của châu Phi thực sự chỉ hứa hẹn trên... giấy. Còn quá nhiều rào cản để lục địa này tạo nên sức bật kinh tế.
Năm 2015, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Myanmar đạt trên 378,5 triệu USD. Mặc dù thương mại song phương Việt Nam – Myanmar thấp hơn so với các nước khác trong khu vực Đông Nam Á, nhưng Myanmar vẫn được xác định là thị trường “vàng” cho hàng xuất khẩu Việt Nam.
TS. Nguyễn Ngọc Anh, TT Nghiên cứu Chính sách và Phát triển, sẽ đưa ra những phân tích, chia sẻ về chủ đề “Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc: Tiểu ngạch hay chính ngạch".
Đó là ý kiến của một số chuyên gia và luật sư trước việc Mỹ sẽ áp dụng quy định cuối cùng đối với các nước xuất khẩu cá da trơn vào thị trường này kể từ tháng 3/2016.
Cá tra Việt Nam đạt 5 tiêu chuẩn quốc tế, trong khi cá da trơn của Mỹ chỉ đạt 1
Thứ trưởng Bộ Công thương khẳng định sẽ xem xét điều chỉnh lại các quy định về xuất khẩu gạo trước thực tế nhiều doanh nghiệp muốn xin xuất khẩu gạo nhưng không được do vướng quy hoạch của Bộ Công thương.
Việt Nam được Cuba chọn là quốc gia đầu tiên để bắt đầu chiến dịch tổng lực mời gọi đầu tư của quốc gia này. Tuy nhiên, mọi sự chuẩn bị từ phía Cuba và cả từ doanh nghiệp VN chưa thể gọi là sẵn sàng.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự