Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 7 của Việt Nam và là thị trường quan trọng nhất của Việt Nam tại khu vực Trung Đông - Bắc Phi.

Thứ trưởng Bộ Công thương khẳng định sẽ xem xét điều chỉnh lại các quy định về xuất khẩu gạo trước thực tế nhiều doanh nghiệp muốn xin xuất khẩu gạo nhưng không được do vướng quy hoạch của Bộ Công thương.
Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công thương khẳng định sẽ xem xét điều chỉnh lại các quy định về xuất khẩu gạo trước thực tế nhiều doanh nghiệp muốn xin xuất khẩu gạo nhưng không được do vướng quy hoạch của Bộ Công thương.
Theo đó, ông Đỗ Thắng Hải cho biết trước đây, do nhiều doanh nghiệp không có kho tàng, không có cơ sở chế biến, không kinh doanh chuyên sâu ngành lương thực, chỉ tham gia xuất khẩu khi thị trường thuận lợi vẫn tham gia xuất khẩu gạo nên khi họ ký được hợp đồng mới tổ chức thu mua, gây bất ổn thị trường. Từ đó, dẫn tới tình trạng tới mùa thu hoạch nếu thị trường khó khăn, nông dân lại rơi vào tình cảnh “được mùa, rớt giá”.
Vì vậy, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 109/2010, Bộ Công thương cũng ban hành thông tư khống chế số lượng doanh nghiệp được xuất khẩu gạo (đến 2015 chỉ ổn định số lượng thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo đảm bảo tối đa 150 đầu mối.
Từ sau năm 2015 điều chỉnh số lượng đầu mối phù hợp với mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo và diễn biến tình hình sản xuất và thị trường).
Bên cạnh đó, có tiêu chí kho chứa, cơ sở xay, xát thóc, gạo được quy hoạch luôn trên địa bàn 13 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Thái Bình, Hưng Yên…
Tuy nhiên, thực tế hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo thời gian qua, có một số doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng gạo đặc sản, chất lượng cao mà việc đầu tư xây dựng ngay kho chứa, cơ sở xay xát ở quy mô lớn sẽ không hiệu quả và rủi ro.
Một vài doanh nghiệp tại một số địa phương không nằm trong vùng quy hoạch (như Nghệ An, Hà Nam, Ninh Bình) cũng muốn đầu tư, xây dựng kho chứa, cơ sở xay, xát thóc.
Thực tế, theo các chuyên gia, nhiều doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo, nếu quản lý tốt thì không có hại. Tuy nhiên, ông Đỗ Thắng Hải chỉ cho biết trước những vấn đề thực tiễn phát sinh, Bộ Công Thương chỉ “xin ghi nhận những ý kiến này và sẽ rà soát, đánh giá để đề xuất những giải pháp xử lý, điều chỉnh phù hợp”.
Định hướng, ông Hải nêu sẽ tạo thuận lợi, phát huy tối đa năng lực sản xuất, xuất khẩu của doanh nghiệp và đáp ứng yêu cầu công tác điều hành hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 7 của Việt Nam và là thị trường quan trọng nhất của Việt Nam tại khu vực Trung Đông - Bắc Phi.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 4 tháng đầu năm 2016, hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc tăng trưởng 36,23% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, đạt trên 3,34 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái.
Đến nay khách hàng nước ngoài chưa than phiền gì về chất lượng cá, tôm của miền Trung.
Sau phần đánh giá sơ bộ, bao gồm đánh giá dịch hại và bệnh trên quả, Australia vừa chính thức bắt đầu quá trình xem xét để quả thanh long tươi của Việt Nam vào thị trường Australia.
Giá dầu thế giới cũng được hưởng lợi trược việc đồng USD suy yếu so với euro sau quyết định mạnh tay nới lỏng thêm tiền tệ của ECB. Hiện giá dầu WTI kỳ hạn tháng 4 đã nhích lên 38,34 USD/bbl; dầu Brent giao tháng 5 cũng giao dịch ở mức 40,54 USD/bbl.
Giao dịch thương mại nội bộ của châu Phi thực sự chỉ hứa hẹn trên... giấy. Còn quá nhiều rào cản để lục địa này tạo nên sức bật kinh tế.
Năm 2015, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Myanmar đạt trên 378,5 triệu USD. Mặc dù thương mại song phương Việt Nam – Myanmar thấp hơn so với các nước khác trong khu vực Đông Nam Á, nhưng Myanmar vẫn được xác định là thị trường “vàng” cho hàng xuất khẩu Việt Nam.
TS. Nguyễn Ngọc Anh, TT Nghiên cứu Chính sách và Phát triển, sẽ đưa ra những phân tích, chia sẻ về chủ đề “Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc: Tiểu ngạch hay chính ngạch".
Đó là ý kiến của một số chuyên gia và luật sư trước việc Mỹ sẽ áp dụng quy định cuối cùng đối với các nước xuất khẩu cá da trơn vào thị trường này kể từ tháng 3/2016.
Cá tra Việt Nam đạt 5 tiêu chuẩn quốc tế, trong khi cá da trơn của Mỹ chỉ đạt 1
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự