Đàm phán về quy tắc xuất xứ mặt hàng ô tô là một trong một số ít vấn đề vướng mắc còn lại trong đàm phán Hiệp định TPP.

Theo số liệu thống kê từ ITC, năm 2014, Hoa Kỳ là quốc gia đứng đầu thế giới về nhập khẩu cà phê, chiếm 19,09% tổng kim ngạch nhập khẩu cà phê của thế giới. Và Việt Nam, đang là quốc gia lớn thứ 3 về kim ngạch xuất khẩu cà phê tại nước này, sau Brazil và Colombia.
Từ năm 2010 đến nay, nhu cầu tiêu thụ cà phê tại Hoa Kỳ tăng trưởng không ổn định (khoảng 1%/năm) ngoại trừ năm 2011 là năm kim ngạch nhập khẩu cao nhất cả giai đoạn (tương ứng 7,65 tỷ USD). Năm 2014, kim ngạch nhập khẩu cà phê của Hoa Kỳ đạt 5,88 tỷ USD, tăng 10,48% so với năm 2013, với các thị trường nhập khẩu chính như Brazil, Colombia, Việt Nam, Canada, Guatemala.
Đặc biệt, năm 2014, trong 10 thị trường xuất khẩu chính, Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ 3 về kim ngạch xuất khẩu với 225,52 nghìn tấn, ứng với 498,63 triệu USD, tăng 5% so với năm 2013. Tăng trưởng 6% cả giai đoạn 2010 -2014 cho thấy nhiều cơ hội cho xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong thời gian tới.
Tính đến hết quý II năm 2015, kim ngạch này đạt 119,85 triệu USD, tuy tăng 14,56% so với quý I năm 2015, song giảm 33,12% so với quý II năm 2014, do kim ngạch xuất khẩu của nhiều mặt hàng cà phê bị giảm mạnh. Các mặt hàng cà phê xuất khẩu chính sang Hoa Kỳ gồm: cà phê chưa rang, chưa khử chất cafein (mã HS 090111), cà phê chưa rang, đã khử chất cafein (mã HS 090112), cà phê rang, chưa khử chất cafein (mã HS 090121), vỏ quả và vỏ lụa cà phê (mã HS 090190).
Mặt hàng cà phê chưa rang, chưa khử chất cafein (mã HS 090111) là mặt hàng mà Hoa Kỳ nhập nhiều nhất trong số các mặt hàng cà phê tính đến hết quý II năm 2015, và Việt Nam đang đứng thứ 4 với 7,2 % thị phần, sau Brazil, Colombia, Guatemala.
Đứng thứ 2 là mặt hàng cà phê chưa rang, chưa khử chất cafein (mã HS 090112), với kim ngạch 12,33 triệu USD, giảm 21,27% so với quý II năm 2014. Đối thủ cạnh tranh của Việt Nam đối với mặt hàng này là Đức (20% thị phần), Brazil (18,3% thị phần), Colobia (14,6%).
Mặt hàng cà phê rang, chưa khử chất cafein tuy chiếm thứ 3 về kim ngạch, nhưng là mặt hàng tăng trưởng duy nhất ở quý II năm 2015, với 1,39 triệu USD, tăng 1,60% so với cùng kỳ năm ngoái.
(Theo vinanet)
Đàm phán về quy tắc xuất xứ mặt hàng ô tô là một trong một số ít vấn đề vướng mắc còn lại trong đàm phán Hiệp định TPP.
Theo số liệu thống kê từ Tổng Cục Hải quan, giá dầu thô thế giới liên tục giảm trong thời gian vừa qua đã kéo kim ngạch xuất khẩu dầu thô 8 tháng năm 2015 giảm 2,6 tỷ USD so với 8 tháng/2014.
Sản lượng nhập khẩu xăng dầu trong tháng 8 ở mức thấp nhất kể từ tháng 12/2014. Tuy nhiên, tính chung 8 tháng đầu năm, sản lượng xăng dầu nhập khẩu vẫn tăng 5,1%. Trong đó, doanh nghiệp trong nước tăng nhập khẩu xăng dầu tại một số quốc gia như Thái Lan, Singapore.
Trong tháng 8, xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện ước đạt 3,02 tỷ USD, tăng 19,1% so với tháng 7. Đây là mặt hàng có đóng góp nhiều nhất vào tăng kim ngạch xuất khẩu trong tháng 8/2015.
Theo báo cáo mới nhất từ Tổng cục Hải quan, lượng nhập khẩu xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống trong tháng 8/2015 đạt mức cao nhất kể từ năm 2010.
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam khẳng định: năm 2015, xuất khẩu gỗ sẽ đạt trên 7 tỷ USD, tăng trưởng khoảng 10% (so với 6,3 tỷ USD của năm 2014).
Giá trên các thị trường cà phê vẫn ở các mức thấp nhất của niên vụ. Bên bán chờ giá cao hơn để bán, bên mua chờ giá thấp nữa để mua, nhưng giá trên thị trường không thay đổi sau quyết định giữ nguyên lãi suất của Fed.
Giày dép Việt Nam xuất khẩu sang 49 thị trường trên thế giới, trong đó Hoa Kỳ luôn luôn là thị trường tiêu thụ lớn nhất các loại giày dép của Việt Nam, trong 8 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt hơn 2,7 tỉ USD.
Trong 8 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Mỹ - thị trường xuất khẩu lớn nhất của dệt may Việt Nam đạt 50%.
Vừa qua Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố mức thuế cuối cùng cho tôm nhập khẩu từ Việt Nam (VN) giai đoạn POR9.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự