Thế giới tiếp tục thừa dầu khiến các quốc gia có kinh tế phụ thuộc lớn vào xuất khẩu dầu như Nga, Venezuela tái m

Trung Quốc đã hạ tỷ giá tham chiếu khoảng 4,6% so với mức tỷ giá phiên 10/8/2015, nhằm thúc đẩy kinh tế. Tuy nhiên, động thái này không chỉ tổn thương nhiều nền kinh tế khác mà còn quay lại ảnh hưởng đến chính những doanh nghiệp nội địa Trung Quốc.
Về mặt lý thuyết, quy chế quản lý tỷ giá mới của PBOC cho phép Nhân dân tệ tăng-giảm giá 10% một tuần. Điều này không quá sốc đối với những đồng tiền mạnh khác, nhưng riêng Nhân dân tệ lại gây ra hậu quả vô cùng to lớn.
Việc hạ giá đồng Nhân dân tệ khiến chi phí đi vay tại Trung Quốc bằngngoại tệ trở nên đắt đỏ, những công ty đã vay bằng đồng USD sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thanh toán. Theo ước tính của hãng Nomura, tổng tín dụng bằng ngoại tệ của Trung Quốc có thể đạt 1.135 tỷ USD.
Trong khi đó, Wells Fargo Funds nhận định vấn đề vay nợ bằng ngoại tệ đang là một vấn đề lớn tại Trung Quốc, đặc biệt những doanh nghiệp nhỏ sẽ chịu ảnh hưởng nặng nhất. Trớ trêu là các ngân hàng thương mại đang tăng cường cho vay đối với nhiều công ty nhỏ nên toàn ngành có thể cảm nhận được áp lực từ động thái trên của ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC).
Theo Wells Fargo, tổng tín dụng của các doanh nghiệp tại những lĩnh vực khác nhau của Trung Quốc là khó xác định chính xác, nhưng những ngành công nghệ thông tin, bất động sản và tài chính là những phân khúc chịu thiệt hại nặng nhất.
Hiện có rất nhiều công ty sản xuất Trung Quốc mua nguyên vật liệu từ thị trường quốc tế, tính bằng đồng USD, và cũng vay nợ bằng ngoại tệ. Vì vậy giá Nhân dân tệ giảm không chỉ khiến những doanh nghiệp này khó thanh toán nợ mà còn chịu thiệt vì chi phí sản xuất tăng, một tác động kép.
Tập đoàn hàng không China Southern Airlines của Trung Quốc cho biết có khoản nợ hơn 16,5 tỷ USD bằng ngoại tệ tính đến cuối năm 2014. Như vậy, cứ 1% giảm giá của đồng Nhân dân tệ sẽ khiến sẽ khiến chi phí tín dụng của hãng này tăng gần 770 triệu Nhân dân tệ.
Trong tuần này, cổ phiếu của các công ty bất động sản Trung Quốc cũng giảm mạnh. Ngân hàng Commerzbank cho biết các công ty bất động sản Trung Quốc có thể bị ảnh hưởng nặng nếu họ vay bằng ngoại tệ (do lãi suất thấp) để đầu tư trong nước (có lãi suất cao hơn).
Thế giới tiếp tục thừa dầu khiến các quốc gia có kinh tế phụ thuộc lớn vào xuất khẩu dầu như Nga, Venezuela tái m
Vào một buổi chiều mùa đông tại làng Mi, tỉnh Quảng Đông, một cậu bé 4 tuổi trong bộ đồ siêu nhân với gò má phúng phính đang xem tivi. Cạnh đó, ông nội của cậu ngủ gà gật sau bữa trưa muộn.
Thị trường ôtô Trung Quốc đang chịu thảm cảnh cùng với sự giảm tốc tăng trưởng kinh tế TQ, ngoái ra hàng loạt hãng xe lớn trên thế giới cũng bị ảnh hưởng.
Chính quyền New Delhi vừa khởi kiện Tập đoàn Nestle chi nhánh tại Ấn Độ vì quảng cáo sai sự thật và bán hàng kém chất lượng, trong vụ mì gói Maggi kéo dài nhiều tháng qua.
Những thương hiệu hàng xa xỉ châu Âu, các hãng bay Trung Quốc và tiền tệ các nước châu Á sẽ chịu thiệt, trong khi các công ty xuất khẩu nước này lại được lợi.
Đồng nhân dân tệ (CNY) vẫn còn giảm khoảng 4% sau ba lần phá giá của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC). Điều đó đã ít nhiều ảnh hưởng đến thói quen tiêu dùng của người Trung Quốc.
Trung Quốc phá giá nhân dân tệ, Google thay đổi hoàn toàn mô hình kinh doanh... là những sự kiện nổi bật nhất trên thị trường tài chính quốc tế trong tuần qua.
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng động thái gắn giá trị đồng nhân dân tệ vào các lực đẩy thị trường của Trung Quốc là một bước đáng hoan nghênh trong nỗ lực tiến tới chế độ tỷ giá hoàn toàn thả nổi trong vài năm tới.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), phải đến quý 4/2016 thì tồn kho dầu của thế giới mới ngừng tăng...
GDP quý II của Nga giảm mạnh nhất kể từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 - 2009.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự