Những thương hiệu hàng xa xỉ châu Âu, các hãng bay Trung Quốc và tiền tệ các nước châu Á sẽ chịu thiệt, trong khi các công ty xuất khẩu nước này lại được lợi.

GDP quý II của Nga giảm mạnh nhất kể từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 - 2009.
Theo số liệu được Cơ quan thống kê Nga công bố, trong quý II vừa qua, GDP của Nga giảm 4,6% so với cùng kỳ năm trước. Kinh tế Nga có dấu hiệu giảm tốc mạnh hơn sau khi giảm 2,2% trong quý I.
Như vậy, đây là quý suy giảm mạnh nhất của Nga kể từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 – 2009 do ảnh hưởng của giá dầu giảm và các lệnh trừng phạt của phương Tây.Với 2 quý suy giảm liên tiếp, kinh tế Nga chính thức rơi vào suy thoái kỹ thuật.
Số liệu điều chỉnh theo mùa vụ dự kiến công bố vào cuối tháng này tuy nhiên, theo ước tính của Capital Economics, GDP của Nga giảm 2,5% trong quý II, giảm gấp 3 lần so với quý I và cũng là giảm mạnh nhất kể từ 2009.
Điều này có nghĩa là Nga hiện là nền kinh tế suy giảm nhanh nhất trên thế giới, vượt cả Iraq và Venezuela.
Michal Dybula, chuyên gia phân tích tại BNP Paribas, cho rằng dữ liệu kinh tế của Nga là do nhu cầu tiêu thụ và đầu tư trong nước giảm mạnh do hệ quả của lãi suất cao (hiện ở mức 11%) và do Nga bị hạn chế tiếp cận thị trường vốn quốc tế.
Giới chuyên gia cũng cho rằng, kinh tế Nga sẽ phải mất thời gian dài để phục hồi và đà phục hồi sẽ chậm.
(Theo Trung tâm thông tin CN& TM Bộ Công Thương)
Những thương hiệu hàng xa xỉ châu Âu, các hãng bay Trung Quốc và tiền tệ các nước châu Á sẽ chịu thiệt, trong khi các công ty xuất khẩu nước này lại được lợi.
Đồng nhân dân tệ (CNY) vẫn còn giảm khoảng 4% sau ba lần phá giá của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC). Điều đó đã ít nhiều ảnh hưởng đến thói quen tiêu dùng của người Trung Quốc.
Trung Quốc đã hạ tỷ giá tham chiếu khoảng 4,6% so với mức tỷ giá phiên 10/8/2015, nhằm thúc đẩy kinh tế. Tuy nhiên, động thái này không chỉ tổn thương nhiều nền kinh tế khác mà còn quay lại ảnh hưởng đến chính những doanh nghiệp nội địa Trung Quốc.
Trung Quốc phá giá nhân dân tệ, Google thay đổi hoàn toàn mô hình kinh doanh... là những sự kiện nổi bật nhất trên thị trường tài chính quốc tế trong tuần qua.
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng động thái gắn giá trị đồng nhân dân tệ vào các lực đẩy thị trường của Trung Quốc là một bước đáng hoan nghênh trong nỗ lực tiến tới chế độ tỷ giá hoàn toàn thả nổi trong vài năm tới.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), phải đến quý 4/2016 thì tồn kho dầu của thế giới mới ngừng tăng...
Kinh tế toàn cầu được dự báo vẫn tăng trưởng nhanh sau động thái chính sách tiền tệ gần đây của Trung Quốc.
Do khủng hoảng nợ tại Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), các nhà đầu tư đã đổ dồn đi mua trái phiếu chính phủ của Đức.
Với giới giàu Trung Quốc, cú sốc phá giá đồng nhân dân tệ khiến họ tiếc đứng tiếc ngồi vì đã không chuyển tiền ra nước ngoài sớm hơn.
Hội đồng Vàng thế giới (WGC) dự kiến trong năm nay, nhu cầu vàng của Trung Quốc sẽ giữ ổn định so với năm ngoái ở mức dưới 1,000 tấn và có khả năng không bị ảnh hưởng dù tiền tệ mất giá trong tuần này.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự