Chủ tịch Eurogroup Jeroen Dijsselbloem thông báo quá trình tái cấp vốn cho 4 ngân hàng chính của Hy Lạp đang hoàn tất và việc giải ngân khoản cứu trợ tiếp theo để tái cấp vốn cho các ngân hàng chính sẽ được thực hiện vào ngày 8/12.

Thị trường ôtô Trung Quốc đang chịu thảm cảnh cùng với sự giảm tốc tăng trưởng kinh tế TQ, ngoái ra hàng loạt hãng xe lớn trên thế giới cũng bị ảnh hưởng.
Một nhân viên tại dây chuyền lắp ráp ở công ty Chery Automobile Co.Ltd thuộc tỉnh An Huy, Trung Quốc - Ảnh: AP
Theo dữ liệu bán hàng mới nhất của Hiệp hội ôtô tư nhân Trung Quốc, doanh số các loại xe tư nhân ở thị trường xe nước này trong tháng 7-2015 giảm 6,6%, xuống còn 1,27 triệu xe, đạt mức thấp nhất trong 17 tháng.
Riêng lượng giao hàng bán lẻ trong tháng 7 cũng giảm 2,5%, xuống còn 1,3 triệu chiếc, đạt mức thấp nhất kể từ tháng 2-2014. Đánh dấu sự thất bại trong việc vực dậy nhu cầu người tiêu dùng.
“Những điều tốt có thể trở nên tồi tệ, nếu thị trường Trung Quốc tiếp tục xấu đi” - Max Warburton, nhà phân tích tại Sanford C.Bernstein Ltd viết trong báo cáo.
Nằm trong cối xay
Sau cú hit phát triển kể từ năm 2000 để trở thành thị trường ôtô lớn nhất thế giới, ngành công nghiệp ôtô Trung Quốc đang bước vào giai đoạn giảm tốc “thần kì”.
Các hãng xe tại Trung Quốc đang tìm kiếm chính mình trong “thế bí” sau khi thị trường chứng khoán thế giới bùng nổ quả bom, làm chệch hướng ngân quỹ từ việc mua trở thành vỡ nợ, đẩy mạnh “vết cắt” vào nhu cầu tiêu thụ của người dân nước này.
Sau đợt suy giảm từ giữa tháng 6-2015 của thị trường chứng khoán Trung Quốc, cuốn phăng ít nhất 3,2 nghìn tỷ USD vốn hoá, nhiều người mua xe ở Trung Quốc sẵn sàng huỷ đơn hàng, chấp nhận mất trắng tiền cọc.
“Thị trường chứng khoán sụt giảm, trở thành “cối xay thịt” băm nhỏ tiền mua xe. Bởi nếu bạn mất nhiều ở thị trường chứng khoán, đồng nghĩa với việc giảm ham muốn sở hữu một chiếc xe hơi.” - ông Cui Dongshu - tổng thư ký Hiệp hội ôtô tư nhân Trung Quốc cho biết.
Hãng Great Wall Motor Co - nhà sản xuất xe thể thao đa dụng lớn nhất Trung Quốc cũng báo cáo, doanh thu và nhu cầu người tiêu dùng đều giảm, lượng giao hàng trong tháng 7 giảm đến 1,7%.
Doanh số của các dòng sedan, MPVs và microvan đều sụt giảm so với tháng cùng kì năm ngoái, theo Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Trung Quốc.
Phản ứng các hãng xe trong và ngoài TQ
Nhằm đối phó với tình trạng “nguy kịch” này, trong những tháng gần đây các hãng ôtô trong nước đã đưa ra một số chương trình khuyến dụ người tiêu dùng, như: tăng chiết khấu, giảm giá thành sản phẩm, trả góp lãi suất 0%, thậm chí cắt giảm sản xuất.
Chery Automobile Co - công ty xuất khẩu ôtô lớn nhất của Trung Quốc cho rằng, việc suy yếu nhân dân tệ (NDT) tốt cho mình, doanh số bán ở nước ngoài và lượng hàng xuất khẩu dự đoán sẽ tăng 20% trong năm nay.
Các nhà sản xuất ôtô nước ngoài cảm thấy đau đầu và thiệt hại nhiều nhất. Không chỉ đối mặt với vấn đề tâm lý, nhu cầu tiêu thụ, họ phải đối mặt với việc
NDT bị phá giá mạnh, cùng với sức cạnh tranh lớn từ một số hãng xe địa phương.
Theo Autohome - cổng thông tin giá xe phổ biến, tại một số thành phố lớn của Trung Quốc, hàng trăm mẫu xe được giảm giá ít nhất 30%.
“Dòng tiền tệ của thị trường xe quốc tế sẽ bị ảnh hưởng, không nghi ngờ thêm về điều đó. Các hãng xe Mỹ phải chịu mất mát nhiều nhất, bởi đô la Mỹ đang mạnh” - Janet Lewis, nhà phân tích của Macquarie Group Ltd cho biết.
Trong tình cảnh này, hãng BMW buộc cắt giảm lượng sản xuất lên đến 16.000 xe ở thị trường Trung Quốc trong năm nay. Lượng giao hàng trong tháng 7 của Nissan cũng báo cáo giảm 14%.
Những hãng khác như Mazda Motor Corp và PSA Peugeot Citroen cũng lờ mờ đưa ra cảnh báo về cuộc chiến giá cả ở thị trường xe Trung Quốc.
Chủ tịch Eurogroup Jeroen Dijsselbloem thông báo quá trình tái cấp vốn cho 4 ngân hàng chính của Hy Lạp đang hoàn tất và việc giải ngân khoản cứu trợ tiếp theo để tái cấp vốn cho các ngân hàng chính sẽ được thực hiện vào ngày 8/12.
Chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được đẩy mạnh trong ngành tài chính nước này...
Theo Văn phòng Nội các Nhật Bản, các số liệu thống kê chính thức cho thấy quý 3/2015, GDP của nước này đã tăng trưởng 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này đã giúp cho nền kinh tế Nhật Bản chính thức thoát khỏi nguy cơ suy thoái về mặt kỹ thuật.
AFP đưa tin, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras cho biết khoản tài chính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hiện không còn cần thiết đối với gói cứu trợ quốc tế cho Hy Lạp do các yêu sách về cho vay và lập trường "không mang tính xây dựng" của chủ nợ quốc tế này.
Kho dự trữ ngoại hối khổng lồ của Trung Quốc tiếp tục hao hụt trong khi xuất khẩu vẫn giảm, gây ra tâm lý hoài nghi về khả năng ngăn chặn dòng vốn rút khỏi nước này.
Nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đang gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh xuất khẩu sang Trung Quốc và các nước Trung Đông èo uột. Những lệnh cấm vận mà Nga áp đặt lên Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ Su-24 càng khiến triển vọng kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ trở nên u ám hơn.
Những tác động từ giá dầu sụt giảm có thể cảm nhận rõ ở Aberdeen, thành phố nằm bên bờ biển Đông Bắc Scotland, nơi được mệnh danh là thủ đô dầu khí của châu Âu.
Khả năng Mỹ tăng lãi suất vào cuối tháng 12/2015 vừa được củng cố theo tuyên bố mới nhất của Chủ tịch Cục dự trữ LB Mỹ (FED) - bà Janet Yellen.
Kinh tế đi xuống, nội tệ mất giá và Chính phủ tăng kiểm soát vốn đang khiến nhiều người nước này ngần ngại đổ tiền mua nhà Mỹ.
Khi Nga đang phải chịu trừng phạt của Mỹ và châu Âu, thì việc Nga trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đẩy kinh tế Nga vào tình thế bí, vì Nga sẽ không dễ dàng tìm được thị trường thay thế để xuất khẩu dầu khí và nhập khẩu thực phẩm giá cạnh tranh như Thổ Nhĩ Kỳ.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự