Gói kích thích tài khóa của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ không thể cản trở đà tăng của yên lên mốc 100 USD/USD.

Theo nhận định từ Bank of America Merrill Lynch (BofA), Pacific Investment Management và Societe Generale (SocGen), Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) có nhiều khả năng sẽ hạ giá NDT trong thời gian tới.
Bất chấp việc chính phủ Trung Quốc hứa sẽ duy trì ổn định tỷ giá hồi cuối tuần trước, các ngân hàng này cho rằng thực ra nước này đang cảm thấy an tâm hơn về việc phá giá NDT. Từ tháng 3 tới nay, đồng NDT đã sụt giá 3,3% mà không gây ra nhiều vấn đề như hồi tháng 1.
Do đó, đồng NDT có thể sẽ từ từ hạ giá so với đồng USD trong các tháng tới, từ đó kích thích xuất khẩu của Trung Quốc. Ông Jason Daw, giám đốc mảng ngoại hối thị trường mới nổi của SocGen, nhận xét: “Việc hạ giá đồng NDT gần đây chưa gây ra ảnh hưởng gì lên đồng tiền của các nước trong khu vực hay thái độ của các nhà đầu tư toàn cầu. Nó có thể thôi thúc các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc hạ giá NDT thêm nữa”.
Đồng NDT (trắng) giảm giá từ tháng 3 tới nay mà không gây ảnh hưởng tới chỉ số MSCI ACWI (trắng) của các thị trường toàn cầu. Ảnh: Bloomberg
Nhà phân tích Luke Spajic của Pimco cho rằng tuy quá trình giảm tỷ giá sẽ không diễn ra một cách nhất quán, nhưng dự kiến đồng NDT sẽ giảm 5% từ nay cho đến tháng 5/2017: “Chúng tôi rất tin rằng điều chỉnh tỷ giá sẽ được chính phủ sử dụng cho việc nới lỏng chính sách tiền tệ”.
Hiện tại, công cụ chính của chính phủ Trung Quốc là tăng trưởng tín dụng hết cỡ xem ra đã vượt quá các giới hạn khả thi. Tổng dư nợ tín dụng của nước này đã tăng thêm 244 tỷ USD trong tháng 6 (cao hơn GDP Việt Nam), vượt qua mọi dự đoán của tất cả các nhà phân tích được Bloomberg khảo sát. Với mức tăng này, dư nợ tín dụng của Trung Quốc được ước tính là bằng 2,5 lần GDP, tương đương khoảng 27.000 tỷ USD. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu lại giảm 4,8% trong cùng tháng 6.
Đáng lo ngại hơn, rất nhiều khoản tín dụng mới cấp là được dành cho các doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả, chủ yếu là để giữ cho các doanh nghiệp này không sa thải nhân công và gây bất ổn xã hội.
David Woo của BofA cũng tin vào việc Trung Quốc sẽ phải hạ giá NDT: “Các mối lo ngại của Bắc Kinh về việc dư nợ tăng quá nhiều sẽ khiến họ ngần ngại trong việc cắt giảm lãi suất, và điều này sẽ khiến cho việc hạ giá NDT trở thành biện pháp cuối cùng để hỗ trợ tăng trưởng”. Theo Woo, đồng NDT sẽ hạ giá xuống còn 7 NDT / USD trước tháng 12 năm nay, so với mức 6,67 NDT / USD hiện tại.
Những dự báo của Spajic và Woo thực ra vẫn còn khá “hiền lành”. Kevin Smith, nhà sáng lập quỹ phòng vệ Crescat Capital, tin rằng đồng NDT sẽ hạ giá ít nhất 20% trong vòng 1 năm tới, và đang tăng cường đặt cược vào kịch bản này.
Hầu hết các chiến lược gia kinh tế thì cho rằng chính phủ Trung Quốc sẽ tránh việc phá giá quá nhiều bằng mọi cách, vì điều đó sẽ dẫn tới các dòng vốn tháo chạy hàng loạt và gây bất ổn cho hệ thống tài chính. Hôm 22/7, Thủ tưởng Lý Khắc Cường đã tuyên bố Trung Quốc sẽ giữ cho giá NDT ở mức “hợp lý” và không bao giờ thực hiện chiến tranh tiền tệ. Phó thống đốc PBOC Chen Yulu cũng tuyên bố hôm 24/7 rằng họ sẽ “làm hết mình” để giữ cho đồng NDT ổn định so với rổ ngoại tệ.
Ông Khoon Goh, giám đốc mảng nghiên cứu châu Á của ANZ, dự báo đồng NDT chỉ hạ giá 1,2% trước cuối năm nay. Ông Goh cũng cho rằng chính phủ Trung Quốc đang có dư “đạn dược” để tránh phá giá quá nhiều, trong đó bao gồm quỹ dự trữ ngoại tệ 3.200 tỷ USD và khả năng kiểm soát chặt lưu chuyển dòng vốn.
(NCĐT/Bloomberg)
Gói kích thích tài khóa của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ không thể cản trở đà tăng của yên lên mốc 100 USD/USD.
Vàng là một thị trường tương đối nhỏ so với thị trường chứng khoán, trái phiếu và tiền tệ. Nhưng cũng chính vì vậy mà chỉ cần một dòng chảy rất nhỏ cũng có thể khiến giá vàng biến động mạnh.
Sau phiên suy giảm khá mạnh cuối tuần trước sau số liệu tăng trưởng GDP quý 2 đáng thất vọng tại Mỹ, đồng USD đã phục hồi trở lại so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt trong sáng nay (1/8/2016 - giờ Việt Nam). Trong khi đồng bảng vẫn tiếp tục tăng khá mạnh. Hiện 1 USD đổi được 0,8954 EUR; 102.5400 JPY; 0.7546 GBP; 0.9696 CHF…
NHTW Nhật Bản vẫn được coi là lá cờ đầu của các NHTW Châu Á. Hôm nay, Nhật Bản cũng vẫn mang đến một bài học nữa cho các NHTW trên toàn thế giới, nhưng lần này là một bài học "đau đớn" về giới hạn của chính sách tiền tệ.
Cả nhà đầu tư và giới phân tích đều lạc quan về giá vàng tuần tới, nhất là sau báo cáo GDP của Mỹ thấp hơn so với kỳ vọng.
Đồng USD sụt giảm mạnh trong phiên cuối tuần (kết thúc vào rạng sáng nay 30/7/2016 - giờ Việt Nam) sau số liệu tăng trưởng GDP quý 2 đáng thất vọng tại Mỹ. Trong khi yên Nhật tăng mạnh sau khi BOJ chỉ nới lỏng tiền tệ ở mức tổi thiếu. Hiện 1 USD đổi được 0,8949 EUR; 102.0600 JPY; 0.7558 GBP; 0.9695 CHF…
Đồng USD vẫn tiếp tục sụt giảm so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt trong sáng nay (29/7/2016 - giờ Việt Nam) do các nhà đầu tư vẫn tỏ ra thất vọng trước quyết định của Fed. Hiện 1 USD đổi được 0,9024 EUR; 104.0600 JPY; 0.7583 GBP; 0.9795 CHF…
Sáng nay (28/7/2016 - giờ Việt Nam) Đồng USD vẫn tiếp tục duy trì đà giảm khá mạnh từ phiên hôm qua sau khi Fed quyết định giữ nguyên lãi suất và không hé lộ bất cứ ý định nào về việc sẽ tăng trong tháng 9. Hiện 1 USD đổi được 0,9034 EUR; 105.0800 JPY; 0.7566 GBP; 0.9861 CHF…
Đồng USD chỉ biến động nhẹ trong sáng nay (27/7/2016 - giờ Việt Nam) sau khi cũng hầu như ổn định trong phiên hôm qua trong bối cảnh các nhà đầu tư ngóng đợi cuộc họp của FOMC. Hiện 1 USD đổi được 0,9098 EUR; 105.1700 JPY; 0.7624 GBP; 0.9920 CHF…
Sau phiên suy giảm hôm qua, đồng USD đã phục hồi nhẹ trở lại so với các đồng tiền châu Âu trong sáng nay (26/7/2016 - giờ Việt Nam). Tuy nhiên, đồng bạc xanh tiếp tục suy yếu so với yên Nhật. Hiện 1 USD đổi được 0,9100 EUR; 104.7700 JPY; 0.7628 GBP; 0.9860 CHF…
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự